Bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì

Rối loạn chức năng tuyến giáp ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số trong độ tuổi từ 18-65. Thiếu iod là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh phổ biến. Do đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp phòng ngừa, mà còn hạn chế nguy cơ bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu người bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì nhé.

Bạn đang đọc: Bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì

1. Bệnh lý tuyến giáp điển hình

Bệnh tuyến giáp (hay rối loạn chức năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone. Nồng độ hormone tuyến giáp quá ít dẫn tới không đáp ứng được nhịp độ chuyển hoá bình thường của cơ thể, gây bệnh suy giáp. Trong khi đó, dư thừa hormone dẫn tới tăng tốc độ chuyển hoá bất thường, gây bệnh cường giáp.

Một số bệnh tuyến giáp có thể không liên quan đến quá trình sản sinh hormone nhưng vẫn thường gặp như bướu giáp lành tính, ung thư tuyến giáp.

Bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì

Minh họa vị trí tuyến giáp.

Tuỳ thuộc vào loại bệnh tuyến giáp và mức độ nghiêm trọng mà người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên có thể liên quan đến một số dấu hiệu chung như:

– Thay đổi hình thể ở cổ: phía cổ trước đầy, to hơn bình thường hoặc nổi u.

– Khó nói, nuốt khó, nuốt nghẹn, khàn tiếng

– Nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ (thường xuyên cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh)

– Đau cứng khớp, yếu cơ, dễ bị chuột rút

– Tóc khô xơ, dễ gãy và da khô, bong tróc

– Rối loạn kinh nguyệt ở nữ (thưa kinh, ít kinh hoặc vô kinh)

– Giảm ham muốn tình dục

– Thay đổi thói quen đại tiện (táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài)

– Dễ mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm

– Thay đổi cân nặng (tăng cân hoặc sút cân nhanh chóng dù không thay đổi chế độ ăn hay luyện tập)

2. Bệnh tuyến giáp nên ăn gì tốt?

Dưới đây là một số gợi ý về loại thực phẩm mà bạn có thể lựa chọn để thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

2.1. Bệnh tuyến giáp nên ăn gì – thực phẩm giàu iod

Iod đóng vai trò quan trọng giúp kích thích sản sinh, cân bằng nội tiết tố tuyến giáp. Đảm bảo hàm lượng iod trong cơ thể đồng nghĩa với giảm hình thành các u tuyến giáp.

Các thực phẩm giàu iod như rong biển, hải sản, trứng… có thể tốt cho người mắc bướu giáp nhân. Tuy nhiên không được khuyến khích đối với bệnh nhân cường giáp hoặc đang điều trị bằng iod phóng xạ. Bổ sung quá nhiều iod đối với các bệnh nhân đang trong tình trạng dư thừa hormone có thể gây viêm giáp, khiến bệnh diễn biến nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ tuổi

Bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì

Người bệnh tuyến giáp nên ăn gì – Rong biển chứa hàm lượng iod cao giúp giảm nguy cơ phát triển u tuyến giáp.

Để bổ sung một lượng iod hợp lý với nhu cầu của cơ thể, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

2.2. Bệnh tuyến giáp nên ăn gì – rau xanh

Các loại rau có màu xanh đậm như: mồng tơi, rau muống, rau diếp cá… chứa nhiều magie, khoáng chất là loại thực phẩm tuyệt vời giúp quá trình trao đổi chất của tuyến giáp diễn ra hiệu quả. Từ đó, làm giảm ảnh hưởng của các triệu chứng tuyến giáp như mệt mỏi, điều hoà nhịp tim…

2.3. Các loại hạt

Là nguồn thực phẩm giàu protein thực vật, magie, vitamin B, E, khoáng chất… có tác dụng hỗ trợ hoạt động tuyến giáp diễn ra hiệu quả.

Một số loại hạt người bệnh tuyến giáp có thể sử dụng như: hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, hạt óc chó, hạt macca, hạt lanh… Riêng hạt lanh nên được nghiền nát trước khi sử dụng để tối ưu khả năng hấp thụ.

2.4. Sữa chua ít béo

Là thực phẩm tốt cho tuyến giáp bởi chứa vitamin D và hàm lượng iod đáng kể. Trong khi iod giúp tổng hợp hormone tuyến giáp, vitamin D tham gia vào điều hoà hệ thống miễn dịch. Từ đó giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, bao gồm viêm tuyến giáp.

2.5. Thịt gà

Là thực phẩm cung cấp protein, kẽm, iod tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Người bệnh có thể lựa chọn bổ sung thịt gà vào bữa ăn hàng ngày.

3. Bệnh tuyến giáp không nên ăn gì để làm trầm trọng bệnh?

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho tuyến giáp, người bệnh cũng cần chú ý đến việc kiểm soát các loại thực phẩm có thể làm tăng nặng triệu chứng bệnh như:

3.1. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Do thành phần đậu nành chứa goitrogens, việc tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể cản trở quá trình tổng hợp iod tại tuyến giáp, khiến người bệnh mắc bướu cổ.

Chất phytoestrogen có trong đậu nành còn có khả năng hoạt động như nội tiết tố estrogen can thiệp vào hoạt động bình thường của cơ thể. Ngoài ra, isoflavone cũng được cho thấy có hại cho sức khỏe tuyến giáp.

Đối với người đang điều trị bằng thuốc tuyến giáp, sử dụng các thực phẩm từ đậu nành thường xuyên còn khiến giảm hấp thu thuốc tuyến giáp tại ruột.

Bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu u tuyến yên và cách điều trị

Đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có thể tác động không tốt đối với bệnh tuyến giáp.

3.2. Thực phẩm chế biến sẵn, giàu chất béo (cholesterol)

Đây là dạng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (thuộc nhóm chất béo xấu), đồng thời chứa calo rỗng và các phụ gia có hại cho sức khỏe. Tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm này có thể khiến quá trình sản sinh thyroxin bị cản trở. Trong một số trường hợp có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp. Do đó, người bệnh nên hạn chế tối đa đồ ăn đóng hộp, chiên rán, nhiều chất béo (bơ, mayonnaise, thịt mỡ…)

3.3. Các loại rau củ nhiều chất xơ

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tuyến giáp. Tuy nhiên một số loại rau có hàm lượng chất sơ cao như: bông cải xanh, cải kale, bắp cải, cải ngọt, cải thìa… có thể ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp iod để sản xuất hormone tuyến giáp. Để hạn chế tác động của các loại rau này đối với tuyến giáp, cách làm đơn giản nhất là nấu chín trước khi ăn và chỉ nên bổ sung không quá 142 gram/ ngày.

Dư thừa chất xơ cũng tác động đến hệ tiêu hóa, làm giảm hiệu quả hấp thụ của thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn giảm chất xơ hoặc tăng liều lượng thuốc tuyến giáp.

3.5. Thực phẩm chứa nhiều đường

Các loại bánh, kẹo ngọt, đồ uống có đường, đồ ăn vặt đóng gói… chứa lượng lớn đường tinh luyện gây ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng viêm tuyến này. Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao do tiêu thụ lượng lớn đồ ngọt có thể khiến người bệnh thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như tuyến tụy, gan và dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

3.6. Các loại ngũ cốc

Thành phần chính trong các loại bánh mì, ngũ cốc, mì ống… là gluten. Đây là chất không có lợi đối với bệnh nhân tuyến giáp bởi có thể gây cản trở sự hấp thụ của thuốc thay thế hormone. Trong trường hợp người bệnh vẫn muốn sử dụng thực phẩm chứa gluten, nên ưu tiên các loại bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện đường ruột.

3.7. Nội tạng động vật

Chứa hàm lượng cao axit lipoic, có thể gây ảnh hưởng đến một số loại thuốc tuyến giáp. Mặt khác ăn quá nhiều nội tạng động vật cũng khiến hormon tuyến giáp dễ bị rối loạn.

3.8. Đồ uống có tính kích thích

Tiêu thụ đồ uống có cồn như rượu, bia trong thời gian dài có thể gây hư hại các tế bào tuyến giáp, giảm khả năng sản xuất hormone, dẫn đến chứng suy giáp. Trong khi đồ uống chứa caffein như cà phê, cacao, soda, trà… có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tuyến giáp. Đặc biệt với người bệnh mắc cường giáp, cần hạn chế uống các loại nước này khi cơ thể có các dấu hiệu tim đập nhanh, khó thở… Thay vào đó, bệnh nhân có thể sử dụng nước ép trái cây tươi…

Ngoài việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì, người bệnh cũng cần thường xuyên theo dõi sức khỏe tuyến giáp định kỳ, đặc biệt trong thời gian điều trị. Dựa trên kết quả các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp, bác sĩ sẽ có những sự điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh và tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý trong từng giai đoạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *