Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống cổ theo y học cổ truyền, có tác dụng giúp người bệnh giảm đau và hồi phục. Dưới đây là một số thông tin tham khảo về phương pháp này.
Bạn đang đọc: Châm cứu thoái hóa đốt sống cổ: các thông tin tham khảo
1. Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ là gì?
Châm cứu là phương pháp có từ lâu, trong đó người thực hiện châm cứu đưa những cây kim bằng kim loại mỏng, mềm, xuyên qua da, sau đó được kích thích bằng các động tác nhẹ nhàng và chính xác của bàn tay người thực hiện hoặc bằng kích thích điện. Y Học Cổ Truyền phương Đông cho rằng nó kích thích bằng cách cân bằng năng lượng cơ thể, trong khi những người Tây phương thì cho rằng nó có tác dụng an thần.
Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ thực hiện bằng cách dùng những chiếc kim mỏng đặt ở các huyệt đạo trên cơ thể.
Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ được thực hiện bằng cách dùng những chiếc kim mỏng hơn tóc được đặt ở các huyệt đạo vùng cổ. Hầu hết, mọi người cho thấy rằng họ chỉ bị đau nhẹ khi kim được đưa vào. Kim được đặt ở một điểm tạo ra cảm giác áp lực và đau đớn. Kim có thể được đốt cháy trong khi châm cứu hoặc có thể sử dụng dòng điện nhỏ để kích thích. Một số người cho biết châm cứu làm cho họ cảm thấy khoẻ khoắn hơn.
Việc sử dụng kim không đúng cách có thể gây đau đớn trong quá trình chữa trị. Kim chích phải được vô trùng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn máu. Đó là lý do tại sao điều cần thiết là phải tìm hiểu cách chữa trị bởi một bác sĩ châm cứu có kinh nghiệm. Ngoài ra, các dụng cụ y khoa khác phải đảm bảo quy trình thực hành sản xuất nghiêm ngặt.
2. Thoái hoá cột sống cổ là gì?
Thoái hoá cột sống cổ là một bệnh lý cơ xương khớp phổ biến. Đây là bệnh lý mạn tính, thể hiện ở tình trạng cấu trúc cột sống cổ suy yếu khi đĩa đệm bị mất sụn, rách bao đĩa đệm, mòn sụn, rách gân, chèn ép dây thần kinh…
Tình trạng thoái hoá ở cột sống cổ là sự thoái hoá tự nhiên liên quan đến tuổi của sụn, gân, dây chằng và đĩa đệm ở cột sống cổ, dần dần dẫn đến đau nhức cổ, khó khăn khi vận động vùng cổ, cứng khớp và các triệu chứng khác. Theo các nghiên cứu thực tế, cột sống có thể thoái hoá từ độ tuổi 30 và đến tuổi 60, có gần 9/10 người mắc thoái hoá cột sống cổ các mức độ. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đoạn nào, nhất là đoạn C5-C6-C7.
3. Dấu hiệu khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Đa số các trường hợp thoái hoá cột sống cổ đều không có biểu hiện gì đặc biệt trong một thời gian dài ban đầu. Khi các triệu chứng xuất hiện thì biểu hiện dễ nhận biết nhất đó là bệnh nhân có các cảm giác đau, buốt, khó chịu khi cử động cột sống cổ. Hầu hết các bệnh nhân mắc thoái hoá cột sống cổ đều có cảm giác đau buốt khó chịu, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều thể gây đau đớn.
Người bệnh không thấy có gì bất thường tuy nhiên sau đó, có biểu hiện như:
3.1. Sái cổ
Thực hiện các động tác ở cổ thấy vướng và đau hoặc có thể thi thoảng bị sái cổ.
3.2. Đau nhức
Đau kéo dài từ gáy lan tới tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, gây ra “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ. Đau cũng lan khắp đầu, không chỉ nhức đầu ở vùng thái dương, vùng trán, đau từ gáy xuống bả vai, lan ra cánh tay ở một bên hoặc cả hai bên.
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị hội chứng ống cổ tay giúp đạt hiệu quả cao
Thoái hoá đốt sống cổ gây đau nhức, dẫn tới vẹo cột sống cổ.
3.3. Mất cảm giác
Một số trường hợp có thể mất cảm giác sâu của tay, cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
3.4. Cứng cổ
Có trường hợp bệnh nhân khi gặp thời tiết lạnh (mưa phùn) cùng với một tư thế ngủ không thuận lợi ban đêm có thể bị cứng cổ sáng hôm sau. Khi bị đau không tự đi được kèm theo cảm giác sợ hãi những cơn ho, hắt hơi. Có người đau buốt vùng gáy ở cả mảng đầu sau, có khi lan sang mảng đầu trước đối diện. Một số khác đau đột ngột, không xoay đầu sang trái hay qua phải được mà phải xoay cả người.
3.5. Dấu hiệu Lhermitte
Là biểu hiện của căn bệnh viêm cột sống cổ đa xơ cứng hay còn gọi là hội chứng ghế thợ cắt tóc. Đó là sự khó chịu đột ngột như thể có luồng điện truyền từ cổ xuống cột sống, bao gồm cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Biểu hiện càng mạnh hơn khi bạn nghiêng cổ về phía, nó có thể kết thúc nhanh hoặc chậm.
4. Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ có tác dụng thế nào?
4.1. Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ giúp giảm đau tức thời
Khi thực hiện châm cứu thoái hoá đốt sống cổ đúng phương pháp, cơn đau ở cột sống cổ có thể nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau là nhất thời. Sau một thời gian ngắn thực hiện châm cứu thoái hoá đốt sống cổ, cơn đau tiếp tục tái diễn, và mức độ đau nặng dần do bệnh chưa được điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi có dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên được thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp, đúng hướng và kịp thời để có thể đạt hiệu quả cao, tránh bệnh diễn tiến nặng.
4.2. Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ đi kèm liệu pháp thần kinh
Theo thời gian, độ cong tự nhiên của cột sống cổ sẽ dần mất đi. Do đó, người bệnh thường cần được can thiệp điều trị nhằm phục hồi lại đường cong cột sống một cách tự nhiên, nhờ vậy các triệu chứng đau nhức cũng thuyên giảm. Để đạt được điều này, bên cạnh châm cứu thoái hoá đốt sống cổ, liệu pháp thần kinh cột sống có thể được áp dụng. Đây là một phương pháp dựa trên mối tương quan giữa cơ thể chúng ta và chức năng của hệ thống xương, cơ bắp và thần kinh. Với những thao tác nhẹ nhàng, bác sĩ nắn khớp xương đưa các đốt sống về vị trí ban đầu, giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh thoát khỏi cơn đau.
5. Các biện pháp khác ngoài châm cứu thoái hoá đốt sống cổ
Điều trị thoái hoá cột sống cổ phụ thuộc vào mức độ nặng của từng triệu chứng của bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm đau nhức, giúp duy trì chức năng vận động bình thường nhất và tránh tổn hại lâu dài tới tuỷ sống và dây thần kinh.
5.1. Điều trị nội khoa
Bên cạnh châm cứu người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Một số loại thuốc tây y giúp giảm đau, hỗ trợ và điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp: Chi phí phẫu thuật nội soi khớp gối là bao nhiêu?
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ để áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả.
5.2. Vật lý trị liệu
Thông qua các bài tập, người bệnh sẽ kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ, vai. Đặc biệt với phương pháp kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp giảm cơn đau đáng kể.
Hiện Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh cơ xương khớp được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, giúp chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.