U tuyến thượng thận ác tính là một tình trạng hiếm gặp, nhưng bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể cải thiện dự đoán cho bệnh nhân mắc bệnh.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về u tuyến thượng thận ác tính
1. U tuyến thượng thận ác tính là bệnh gì?
Tuyến thượng thận, nằm ở đỉnh mỗi quả thận, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone điều hòa nhiều chức năng cơ thể. Gồm phần vỏ và phần tủy, tuyến thượng thận đóng góp vào kiểm soát huyết áp, đường huyết, tham gia vào hệ miễn dịch.
U tuyến thượng thận ác tính (ung thư tuyến thượng thận) là căn bệnh nguy hiểm, phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi có triệu chứng không giải thích được. Sự phát triển nhanh chóng của ung thư tuyến thượng thận có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như thận, gan, các cơ quan trong bụng. Khối u lớn có thể chèn ép vào cơ quan lân cận, gây ra đau và cảm giác no.
U tuyến thượng thận ác tính
2. Nguyên nhân u tuyến thượng thận ác tính
2.1. Đột biến ADN và sinh ung thư
– Gen ung thư (Oncogenes): Các đột biến có thể kích hoạt gen ung thư, tăng sản xuất protein đặc trưng của ung thư, thúc đẩy sự phát triển không kiểm soát của tế bào.
– Gen ức chế khối u (Tumor suppressor genes): Đột biến có thể làm mất chức năng của gen ức chế khối u, không kiểm soát được sự phát triển của tế bào.
2.2. Yếu tố di truyền và nguy cơ mắc bệnh
– Thừa hưởng đột biến ADN: Một số người có thể thừa hưởng đột biến ADN từ bố mẹ, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
– Tác động của môi trường: Tiếp xúc với tác nhân như phóng xạ, hóa chất gây ung thư có thể gây đột biến ADN.
2.3. Đột Biến ADN và ung thư tuyến thượng thận
– Hội chứng di truyền: Các hội chứng di truyền như hội chứng Li-Fraumeni có thể tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến thượng thận.
– Phân tích di truyền: Trong trường hợp ung thư tuyến thận hiếm gặp, phân tích di truyền có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân di truyền.
2.4. Hội chứng Li-Fraumeni và ung thư tuyến thận ở trẻ em
– Gen TP53: Hội chứng Li-Fraumeni thường do đột biến gen TP53, làm mất chức năng của gen ức chế khối u và tăng nguy cơ mắc ung thư.
– Phân tích di truyền giúp xác định liệu người bệnh và gia đình có nguy cơ cao không, đặt ra chiến lược kiểm tra, theo dõi sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Bệnh huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
U tuyến thượng thận ác tính do hội chứng Li-Fraumeni
3. Triệu chứng u tuyến thượng thận ác tính
3.1. U tuyến thượng thận ác tính gây đau ở bụng và lưng
Đau ở bụng và lưng là một trong những triệu chứng thường gặp khi có sự phát triển của khối u tuyến thượng thận ác tính. Đau có thể xuất phát từ áp lực của khối u lớn lên cơ quan xung quanh, đặc biệt là thận, gan, hoặc các mạch máu lớn. Ban đầu, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc không thoải mái, nhưng khi khối u phát triển, đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài.
3.2. U tuyến thượng thận ác tính gây cảm giác nặng nề hoặc no
Cảm giác nặng nề hoặc no có thể phát sinh do áp lực của khối u tuyến thượng thận đối với các cơ quan xung quanh, đặc biệt là thận và các cơ quan tiêu hóa. Khối u lớn có thể gây áp lực, chèn ép vào dạ dày hoặc các cơ quan lân cận, tạo cảm giác no khi ăn.
3.3. Cục u ở bụng
Khi khối u tuyến thượng thận phát triển đến kích thước đủ lớn, người bệnh có thể nhận thấy một cục u hoặc khối u ở vùng ổ bụng. Nếu khối u lớn, nằm gần bề mặt da, người bệnh có thể di chuyển cực u bằng cách đặt tay lên vùng bụng và cảm nhận được một khối u cứng, có thể di động dưới ngón tay.
3.4. Thay đổi nồng độ hormone
Ung thư tuyến thận có thể gây ra thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể do ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tuyến thượng thận. Một số triệu chứng có thể kể đến ở nam và nữ giới:
– Ở nam giới: Lông mặt hoặc lông trên cơ thể tăng, phì đại dương vật.
– Ở nữ giới: Kinh nguyệt bắt đầu sớm, ngực phát triển sớm, giọng nói trầm hơn.
3.5. Thay đổi trong trạng thái tâm lý và thể chất
Ung thư tuyến thận có thể gây ra tâm trạng trầm cảm hoặc lo lắng. Đối diện với một bệnh lý nghiêm trọng như ung thư có thể tạo ra áp lực tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm thần. Ung thư tuyến thận có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và yếu đuối. Cảm giác này có thể xuất hiện do chính bệnh lý hoặc do tác động của liệu pháp.
3.6. Thay đổi trong huyết áp và đường huyết
Hormone aldosterone thường được tuyến thượng thận sản xuất để kiểm soát cân nước và cân muối trong cơ thể. Nếu khối u tuyến thượng thận sản xuất quá mức aldosterone, điều này có thể dẫn đến giữ nước và muối, làm tăng huyết áp. Ngược lại, nếu khối u ảnh hưởng đến khả năng sản xuất aldosterone, có thể dẫn đến giảm huyết áp.
Hormone cortisol cũng được sản xuất tại tuyến thượng thận. Tăng sản xuất cortiso có thể dẫn đến tăng đường huyết. Ngược lại nếu khối u gây suy giảm sản xuất cortisol, có thể xảy ra giảm đường huyết.
3.7. Thay đổi trong cân nặng
Một số người mắc ung thư tuyến thận có thể trải qua tăng cân do nhiều nguyên nhân, bao gồm giữ nước và muối do tăng sản xuất hormone aldosterone, một hormone liên quan đến cân nước và cân muối trong cơ thể. Sự thay đổi trong hormone cortisol có thể ảnh hưởng đến quá trình metabolic và kiểm soát cân nặng, dẫn đến tăng cân.
Các triệu chứng trên đây có thể là dấu hiệu của sự phát triển không bình thường của khối u tuyến thượng thận. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, cần thăm bác sĩ để được kiểm tra và phát hiện, điều trị sớm bệnh ung thư tuyến thận.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo suy thận mạn ở tuổi học đường
Người mắc u tuyến thượng thận ác tính có thể trải qua triệu chứng tăng cân
4. Cách điều trị ung thư tuyến thượng thận
4.1. Phẫu thuật – Loại bỏ toàn bộ khối ung thư
– Phương pháp này loại bỏ toàn bộ khối ung thư và phần tuyến thượng thận bị ảnh hưởng.
– Bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ hoặc một phần của các cơ quan lân cận nếu ung thư đã lan đến đó, chẳng hạn như gan hoặc thận.
4.2. Hóa trị – Sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư
– Phương pháp giúp giảm tiến triển của ung thư, đặc biệt đối với những trường hợp không thể phẫu thuật hoặc đã di căn.
– Sử dụng thuốc hóa trị để tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư. Đặc biệt hữu ích khi ung thư đã lan ra nhiều bộ phận của cơ thể.
Lưu ý mọi phương pháp điều trị nên được thảo luận và quyết định dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị u tuyến thượng thận ác tính cần đi kèm với kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ để đảm bảo hiệu quả và ngăn chặn tái phát.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.