Nguyên tắc và lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan thành dịch và gây nguy hiểm. Bệnh có thể được điều trị tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Vậy trường hợp nào có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà và cách điều trị ra sao, cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Nguyên tắc và lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

1. Bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị tại nhà khi nào?

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới và ở Việt Nam. Nhưng không phải tất cả người những người mắc bệnh này đều phải nhập viện. Tùy theo các triệu chứng và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ xác định được bệnh cảnh lâm sàng và chỉ định bệnh nhân nhập viện hoặc điều trị tại nhà.

Thông thường, người bệnh sẽ được theo dõi và điều trị ngoại trú tại nhà nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Việc điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà giúp người bệnh thoải mái hơn, tốt cho tâm lý khi điều trị, tiết kiệm chi phí và tránh lây nhiễm chéo.

Ngược lại, những đối tượng đã hoặc có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết thể nặng cần được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện, bao gồm: trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, người già, người có miễn dịch kém, bị béo phì. Bên cạnh đó là những nhóm người có nguy cơ chảy máu nặng như người dùng thuốc chống đông máu, người mắc bệnh lý về máu, có vấn đề về đông máu, viêm loét dạ dày, tá tràng,…

Nguyên tắc và lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định chữa sốt xuất huyết tại nhà.

2. Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết tại nhà và những lưu ý quan trọng

Hiện nay, vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Việc điều trị tại nhà cho bệnh nhân sốt xuất huyết thể nhẹ chủ yếu là điều trị triệu chứng. Các phương pháp chính gồm nghỉ ngơi, chườm mát, hạ sốt bằng thuốc, bù dịch.

2.1 Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ

Như đã nói ở trên, các trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ thường sẽ được điều trị tại nhà với các biện pháp sau:

Theo dõi sát thân nhiệt để hạ sốt đúng cách

Trong 3 ngày đầu, người bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao. Lúc này, người nhà phải giúp tỏa nhiệt cho bệnh nhân bằng cách chườm mát ở nách, bẹn, lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm.

Nếu bệnh nhân sốt trên 38,5 độ C, cần dùng Paracetamol để hạ sốt một cách phù hợp. Liều dùng thuốc Paracetamol trong điều trị sốt xuất huyết thường là 15mg/kg thể trọng và 2 liều cách nhau từ 4-6 giờ. Có thể tham khảo liều dùng từ bác sĩ sao cho phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe thực tế của người bệnh.

Nếu đã sử dụng các biện pháp hạ nhiệt nhưng nhiệt độ của bệnh nhân vẫn luôn duy trì ở mức cao, khoảng 39 – 40 độ C và không có dấu hiệu hạ thì cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế ngay để điều trị và phòng tránh biến chứng.

Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, nếu thấy bệnh nhân mệt lả, người vã mồ hôi, tay chân lạnh, nôn mửa liên tục, khó thở, đau bụng, chảy máu cam,… cũng cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử trí.

Nghỉ ngơi, thư giãn tối đa

Tình trạng sốt cao liên tục có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy, việc nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng để bệnh nhân sớm khỏi bệnh và mau phục hồi sức khỏe.

Cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt để cơ thể tái tạo năng lượng và tự phục hồi tổn thương.

Vệ sinh mắt, mũi kỹ bằng nước muối sinh lý

Việc này giúp làm sạch mắt, mũi, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ lưu thông khí, hạn chế phù nề, sưng viêm mũi…. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh và giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Bổ sung nước và điện giải

Các trường hợp bị sốt xuất huyết thể nhẹ, bệnh nhân nên bù dịch bằng đường uống. Các loại nước được khuyên dùng là nước lọc, nước trái cây hoặc oresol. Trong trường hợp người bệnh nôn nhiều, không thể uống được, cần truyền dịch tại các cơ sở y tế uy tín.

Việc truyền dịch càng quan trọng nếu bệnh nặng hơn, tình trạng thoát huyết tương xảy ra ồ ạt, bệnh nhân sốt cao, mất nước nhiều. Nhiều trường hợp không được bù dịch kịp thời có thể khiến tim đập nhanh, hạ huyết áp, trụy tim mạch rất nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Tác hại của sốt xuất huyết và những hiểu lầm thường gặp

Nguyên tắc và lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước và chất điện giải để bù dịch cho cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng

Ở giai đoạn đầu của sốt xuất huyết (giai đoạn sốt cao), cần cho bệnh nhân ăn đồ lỏng.

Khi người bệnh đã cắt/giảm sốt hoặc dần hồi phục, có thể cho ăn thức ăn nhẹ và ăn uống bình thường trong thời gian hồi phục.

2.2 Cách trị sốt xuất huyết tại nhà cho bệnh nhân nặng

Với bệnh nhân sốt xuất huyết thể nặng, cần theo dõi sát sao các biểu hiện để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Để cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu, bệnh nhân cần một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein và các chất béo cần thiết cho sức khỏe tủy xương, để sản xuất tiểu cầu.

Chế độ ăn cho người bệnh sốt xuất huyết bao gồm các thực phẩm giàu calo, đạm, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa, ít béo,… Uống nhiều nước, nước ép trái cây, nước lọc, súp rau củ, nước dừa,… cũng rất quan trọng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Nếu đã áp dụng đầy đủ các cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà, nhưng bệnh vẫn tiến triển nặng, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.

Đặc biệt nếu gặp tình trạng mệt mỏi li bì, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, nôn ói liên tục, tím tái, đau bụng dữ dội, lơ mơ, co giật, khó thở,… cần đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

3. Những lưu ý khi quan trọng khi chữa sốt xuất huyết tại nhà

3.1 Lưu ý khi dùng thuốc

Các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đôi không dùng Aspirin, Ibuprofen để hạ sốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì có thể gây chảy máu trầm trọng. Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp bị bội nhiễm hoặc khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Không được tự ý truyền dịch tại nhà vì nếu truyền thừa dịch có thể dẫn đến mất cân bằng muối – nước, ứ đọng dịch trong các mô, làm tăng nguy cơ tràn dịch màng phổi. Mặt khác lượng kali dồi dào trong dung dịch truyền ringer lactat có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch.

3.2 Lưu ý khi tắm

Nên tắm nhanh bằng nước ấm hoặc lau người trong phòng kín gió. Không tắm hoặc ngâm người trong nước quá lâu và tuyệt đối không tắm với nước lạnh. Sấy khô ngay sau khi gội đầu để tránh bị nhiễm lạnh.

3.3 Chế độ dinh dưỡng

Trong thời gian hồi phục sau sốt xuất huyết, bệnh nhân nên tránh một số loại thực phẩm vì có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ thể như thức ăn có nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ. Thịt trắng chỉ nên ăn số lượng vừa đủ, tránh gây quá tải cho thận.

Tránh các thức ăn có vị cay như tiêu, ớt vì các thực phẩm này có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Nguyên tắc và lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu: Những điều cần biết

Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn mềm lỏng, cháo loãng…

3.4 Các biện pháp tránh lây bệnh

Thực hiện các biện pháp giúp ngăn muỗi tiếp xúc với da, vệ sinh môi trường sạch sẽ, diệt loăng quăng, phun thuốc diệt muỗi, nằm màn, mặc quần áo tay dài để tránh muỗi.

Trên đây là những lưu ý cho bệnh nhân sốt xuất huyết khi điều trị tại nhà. Khi có dấu hiệu của bệnh, cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng, từ đó được chỉ định cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà hay tại bệnh viện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *