Ngứa do sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngứa là một triệu chứng có thể gặp ở bệnh sốt xuất huyết, với biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân gây ngứa do sốt xuất huyết là gì và cách khắc phục ra sao, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Ngứa do sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Tình trạng ngứa do sốt xuất huyết

1.1 Ngứa – Một trong những dấu hiệu sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue xảy ra khi cơ thể nhiễm virus và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như sốt cao, đau cơ khớp, buồn nôn, đau đầu, xuất huyết, ngứa…

Theo đó, người bệnh sốt xuất huyết thường có những dấu hiệu điển hình ở cả thể nặng và thể nhẹ, bao gồm: đau đầu âm ỉ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, phát ban dưới da, mẩn ngứa dày đặc trên khắp cơ thể.

Tình trạng ngứa có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau trong hoặc sau sốt xuất huyết. Có người chỉ ngứa nhẹ, tuy nhiên cũng có trường hợp bị ngứa nhiều, khiến bệnh nhân rất khó chịu.

Ở nhiều người, tình trạng nổi ban ngứa gây khó chịu đến mức bệnh nhân phải thức trắng đêm, không thể ngủ được vì ngứa ở mọi nơi, dẫn đến ban ngày mệt mỏi gật gà. Một số khác ngứa sau khi các đợt sốt mới xuất hiện. Điều này cũng thường xảy ra trong giai đoạn hồi phục sau bệnh.

Thông thường, triệu chứng ngứa trong giai đoạn hồi phục sốt xuất huyết sẽ hết sau khoảng từ 2 đến 3 ngày. Một số trường hợp lâu hơn, sau 1 tuần, thậm chí sau vài tuần bệnh nhân mới hết ngứa.

Ngứa do sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người bệnh sốt xuất huyết có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ rất khó chịu, thường xảy ra trong quá trình phục hồi lại các vết thương do phát ban.

1.2 Nguyên nhân gây ngứa do sốt xuất huyết

Nổi mẩn ngứa khi sốt xuất huyết thường xảy ra trong quá trình phục hồi lại các vết thương do phát ban. Lúc này trong cơ thể diễn ra quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu và các mô da, gây ra hiện tượng ngứa.

Mặt khác, bệnh nhân sốt xuất huyết bị ngứa có thể liên quan đến tình trạng viêm gan cấp do virus Dengue. Trong trường hợp này bệnh thường kèm theo các biểu hiện như gan to hoặc teo, men gan mức bilirubin tăng cao, vàng da niêm mạc. Tình trạng này có thể xảy ra do hiện tượng tăng sắc tố mật hoặc do sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt quá liều gây rối loạn yếu tố đông máu.

2. Khắc phục tình trạng sốt xuất huyết Dengue gây ngứa

Theo các chuyên gia, nếu như số lượng tiểu cầu tăng dần lên ổn định và bệnh nhân không còn sốt thì không có gì đáng lo ngại.

Để cải thiện tình trạng ngứa do bệnh sốt xuất huyết Dengue gây ra, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp sau:

2.1 Duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng ngứa

– Uống nhiều nước mỗi ngày

– Uống Vitamin C để tăng cường sức đề kháng

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhẹ nhàng, không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế các thực phẩm có khả năng gây dị ứng nặng như đồ hải sản, thịt bò, thịt rừng… hoặc những loại thức ăn mà người bệnh vốn đã dị ứng từ trước.

– Nghỉ ngơi hợp lý

Tìm hiểu thêm: Bệnh hắc lào ở vùng kín gặp phiền phức khó chịu

Ngứa do sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách khắc phục

Để giảm tình trạng ngứa, người bệnh sốt xuất huyết nên duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng.

2.2 Dùng thuốc để điều trị ngứa do sốt xuất huyết

Trong trường hợp ngứa quá nhiều gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, các bác sĩ có thể cân nhắc cho bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa, hoặc thuốc chống dị ứng. Liều dùng thuốc trị ngứa của người lớn và trẻ em sẽ khác nhau.

Nếu trong quá trình thăm khám xác định được một số yếu tố liên quan đến cơ địa và sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc phù hợp, nhằm hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

2.3 Một số biện pháp hỗ trợ từ tự nhiên

Dùng muối, chanh, lô hội, dầu dừa có thể giúp giảm ngứa hiệu quả ở vùng da bị phát ban. Cụ thể, bệnh nhân có thể ngâm vùng tay và chân bị ngứa của mình trong nước ấm có pha thêm muối hay nước cốt chanh, như vậy cơn ngứa sẽ giảm đi phần nào. Lô hội có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, làm mềm và chống viêm rất tốt nên cũng có thể được sử dụng để làm dịu da an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân sốt xuất huyết, giúp nhanh chóng phục hồi vùng da bị mẩn đỏ và ngứa.

Đặc biệt, dầu dừa vẫn mang lại hiệu quả khá tốt đối với mọi trường hợp ngứa, dù do nguyên nhân gì. Với trường hợp sốt xuất huyết nổi ban ngứa, nhỏ ra vài giọt dầu dừa rồi xoa trực tiếp vào khu vực da bị nổi mẩn sẽ giúp giảm ngứa nhanh chóng. Nếu ngứa khắp cơ thể, người bệnh có thể ngâm mình trong nước ấm sau khi thoa dầu dừa lên da.

3. Có thể phòng tránh bệnh sốt xuất huyết bằng cách nào?

Để tránh sốt xuất huyết xảy ra gây những triệu chứng khó chịu và hệ lụy về sức khỏe, mỗi người nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết như:

– Kiểm tra, phát hiện và diệt loăng quăng ở nơi ở, nơi làm việc bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, có thể thả cá để tiêu diệt loăng quăng.

– Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất để diệt bọ gậy vào khay nước thải tủ lạnh, bể cảnh, hòn non bộ,…

– Lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng đến để tránh muỗi đẻ trứng, tìm và loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên,…

– Ngủ màn cả ban ngày để phòng muỗi đốt, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi…

– Tích cực diệt bọ gậy/lăng quăng bằng cách phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch phun hóa chất phòng, chống dịch.

– Đến ngay cơ sở y tế khi bị sốt để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Ngứa do sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Cần chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Diệt muỗi và vệ sinh môi trường sạch sẽ để muỗi không có nơi trú ngụ là cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

Tóm lại, ngứa do sốt xuất huyết Dengue là một triệu chứng khá phổ biến. Người bệnh không nên quá lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ kéo dài trong vài ngày. Nếu tình trạng ngứa gây nhiều khó chịu, hãy tìm đến các chuyên gia y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *