Người bệnh đang chữa sốt xuất huyết sẽ cần tuân thủ theo đúng các hướng dẫn bác sĩ đưa ra bao gồm việc nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho quá trình điều trị. Một trong những thắc mắc được quan tâm là người bệnh sốt xuất huyết có được uống bia, rượu không? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Đang chữa sốt xuất huyết có được uống bia, rượu không?
1. Tìm hiểu về sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là thể bệnh truyền nhiễm do loại virus có tên Dengue gây ra. Bệnh lây lan qua vật thể trung gian là muỗi vằn. Bệnh có thể gặp phải ở mọi đối tượng, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả và đặc biệt nguy hiểm.
Sốt xuất huyết diễn tiến bệnh tình theo 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt; Giai đoạn nguy hiểm; Giai đoạn hồi phục. Tùy từng trường hợp cụ thể mà mức độ bệnh có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng được nhận biết thông qua các triệu chứng cụ thể:
Bệnh sốt xuất huyết lây nhiễm khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt.
Triệu chứng nhẹ:
– Đau phía sau mắt
– Đau nhức đầu nghiêm trọng
– Đau cơ và khớp
– Sốt cao lên tới 40,5 độ C
– Phát ban trên da
– Buồn nôn và nôn
Triệu chứng nặng:
– Đau bụng dữ dội
– Nôn liên tục, tăng về số lần nôn và dịch nôn
– Chảy máu lợi hoặc chảy máu ở chân răng, chảy máu cam
– Đại tiện ra phân đen hoặc có lẫn máu đỏ
– Thở nhanh, đi tiểu ít
– Mệt mỏi toàn thân, cơ thể vật vã hoặc li bì
Trường hợp sốt xuất huyết nhẹ, người bệnh có thể thực hiện điều trị ngoại trú tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng khi có các biểu hiện nặng cần nhanh chóng nhập viện xử lý ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
2. Giải đáp: Đang chữa sốt xuất huyết có được uống bia, rượu không?
Câu trả lời được đưa ra là người bệnh tuyệt đối không nên uống bia rượu khi đang thực hiện điều trị sốt xuất huyết. Giải thích cho điều này được nêu ra như sau:
– Thứ nhất: Bia rượu gây ra tương tác với thuốc Paracetamol (đây là thuốc điều trị hạ sốt khi bị sốt xuất huyết), làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Cụ thể, uống bia rượu sẽ làm quá trình chuyển hóa thuốc Paracetamol nhanh hơn, đồng thời làm tăng sản xuất các chất gây hại cho gan. Việc nhiễm khuẩn Dengue đã được chứng minh gây hại cho gan, dùng thuốc Paracetamol quá liều cũng không tốt cho gan nên nếu cộng thêm việc uống bia rượu sẽ khiến tổn thương gan thêm trầm trọng. Nguy hiểm nhất có thể dẫn tới viêm gan, suy gan thậm chí là đe dọa tới tính mạng.
– Thứ hai: Bia rượu là chất kích thích sẽ ảnh hưởng tới não bộ. Khi đó có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể. Điều này không tốt với người bệnh khi đang bị sốt.
– Thứ ba: Các đồ uống chứa cồn như rượu, bia sẽ dẫn đến tình trạng mất nước trong khi người bệnh sốt xuất huyết đang cần bù một lượng lớn nước và điện giải do sốt cao. Thêm vào đó, uống bia rượu làm phá vỡ cơ bắp, khiến cho cơ thể thêm mệt mỏi, đề kháng suy giảm và không còn đủ sức khỏe đối phó với bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Người bệnh sốt xuất huyết cần tránh xa bia rượu.
3. Lưu ý cho người nghiện bia rượu mạn tính khi bị sốt xuất huyết
Người nghiện bia rượu mạn tính là người sử dụng bia rượu trong thời gian dài. Theo đó, cơ thể người nghiện bia rượu mạn tính gây cảm ứng các enzym ở microsom gan và đẩy nhanh quá trình tổn thương gan. Đối với người nghiện bia rượu mạn tính, sức khỏe gan đã rất yếu nên cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây khi bị mắc sốt xuất huyết để ngăn ngừa nguy cơ về viêm gan, hoại tử gan.
– Dừng ngay việc uống bia rượu trong khi uống Paracetamol điều trị sốt xuất huyết.
– Người nghiện bia rượu mạn tính sẽ được điều chỉnh đơn thuốc và liều dùng Paracetamol phù hợp để giảm tác hại tới gan nhất có thể. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định này, không uống thuốc quá liều hay tự ý thay đổi đơn kê.
– Thực hiện ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ nên điều độ. Đặc biệt không thức khuya.
– Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, đau khớp, mệt mỏi toàn thân, phát ban, ngứa da, vàng da, vàng mắt, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa,… cần thông báo ngay với bác sĩ hoặc nhập viện để được xử lý kịp thời.
4. Điều trị sốt xuất huyết cần kiêng thêm những gì ngoài bia rượu?
4.1. Đang chữa sốt xuất huyết kiêng đồ ăn dầu mỡ
Những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh sẽ gây ra những tác động xấu đến cơ thể như tăng cholesterol, cao huyết áp. Khi người bệnh sốt xuất huyết ăn nhiều loại thức ăn này có thể làm suy yếu miễn dịch, hồi phục chậm hơn. Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ còn khiến cho người bệnh bị khó tiêu, dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa.
4.2. Kiêng đồ cay nóng
Thức ăn cay, nóng khiến dạ dày tích tụ nhiều axit, gây ra loét thành mạch máu. Những tổn thương ở dạ dày có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị sốt xuất huyết và phục hồi sức khỏe của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bộ Y tế chi viện chống sốt xuất huyết cho Tây Nguyên
Người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn đồ ăn và gia vị cay nóng.
4.3. Kiêng thực phẩm đậm màu, màu đỏ màu đỏ hoặc đen
Các loại thực phẩm có màu đậm, màu đỏ hoặc đen như thanh long, cà chua, gạo lứt, củ dền,… tuy không làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh nhưng lại khiến bác sĩ dễ bị nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh sốt xuất huyết. Điều này sẽ gây khó khăn, cản trở và làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
4.4. Đồ ngọt từ đường
Đồ ngọt từ đường có thể là bánh ngọt, socola, nước ngọt đóng chai,… sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, khiến cơ thể người bệnh sốt xuất huyết thêm mệt mỏi. Người bệnh sốt xuất huyết có thể sử dụng nước ép hoặc sinh tố trái cây không đường sẽ là lựa chọn phù hợp.
4.5. Đang chữa sốt xuất huyết cần kiêng trứng
Trứng là nguồn protein dồi dào giúp bồi bổ tốt cho cơ thể nhưng với người bệnh sốt xuất huyết lại không nên sử dụng. Vì khi ăn trứng sẽ khiến nhiệt lượng trong cơ thể sẽ tăng lên, khó phát tán ra ngoài. Điều này có thể khiến người bệnh sốt cao hơn, lâu hồi phục hơn.
Như vậy, đang chữa sốt xuất huyết người bệnh cần tuyệt đối không uống bia, rượu cũng như những loại thực phẩm cần tránh kể trên. Người bệnh nên tiến hành thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị theo đúng các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.