Sạch cao răng giúp chúng ta tự tin với nụ cười rạng rỡ, đồng thời an tâm hơn về các bệnh lý và nguy hiểm tiềm ẩn với răng miệng. Tuy nhiên, đây lại là điều khó thực hiện được vì cao răng rất khó để loại loại bỏ với các phương pháp đánh răng thông thường. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc lấy cao răng đã đơn giản và dễ dàng hơn. Hãy cùng TCI điểm qua những phương pháp giúp chúng ta có thể an tâm sạch cao tăng và sở hữu nụ cười tỏa sáng trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Các phương pháp làm sạch cao răng
1. Xung quanh vấn đề cao răng
Cao răng, hay còn gọi là vôi răng, là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về răng miệng. Chúng là những mảng bám cứng đầu hình thành từ các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn và khoáng chất trong nước bọt. Nếu không được loại bỏ kịp thời, cao răng sẽ bám chặt vào bề mặt răng và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
1.1. Những vấn đề cao răng gây ra
– Hôi miệng: Vi khuẩn trong cao răng sản sinh ra các hợp chất có mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến giao tiếp và cuộc sống.
– Viêm nướu: tích tụ tại đường viền nướu gây kích ứng và viêm nhiễm nướu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm nha chu, làm tổn thương xương hàm và gây rụng răng.
– Sâu răng: Cao răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sản sinh axit tấn công men răng, làm mòn men răng dẫn đến sâu răng.
– Bệnh nha chu: Nếu không được xử lý kịp thời, cao răng có thể dẫn đến bệnh nha chu, làm hỏng mô nướu và xương ổ răng, cuối cùng có thể gây mất răng.
– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Cao răng làm cho răng bị ố vàng, xỉn màu và mất đi vẻ thẩm mỹ.
– Nguy cơ toàn thân: Nghiên cứu cho thấy, bệnh nha chu có liên quan đến nhiều bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường, viêm khớp…
Thực hiện các biện pháp làm sạch cao răng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng
1.2. Một số sai lầm trong việc lấy cao răng
Nhiều người tự tìm cách loại bỏ cao răng tại nhà bằng các biện pháp không đúng cách:
– Dùng vật cứng để cạo cao răng: Điều này không chỉ không hiệu quả mà còn có thể làm tổn thương men răng và nướu.
– Sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc: Các sản phẩm này có thể chứa hóa chất gây hại cho răng và nướu.
– Không đi khám răng định kỳ: Việc không kiểm tra và làm sạch răng định kỳ bởi nha sĩ có thể khiến cao răng tích tụ nhiều hơn, gây ra nhiều vấn đề về răng miệng.
Việc lấy cao răng không đúng cách không những khiến việc làm sạch cao răng không hiệu quả, mà còn khiến chúng ta đối mặt với nhiều nguy nguy cơ tổn thương răng lợi cũng như các vấn đề sức khỏe lâu dài khác.
2. Một số phương pháp trong việc làm sạch cao răng
2.1. Phương pháp truyền thống
Trong lịch sử nha khoa, các phương pháp lấy cao răng cũng phát triển không ngừng và đem lại những tín hiệu tích cực trong việc ứng dụng. Một trong những hình thức cơ bản trong việc lấy cao răng là bộ dụng cụ lấy cao răng bằng tay. Như tên gọi của mình, với phương pháp này, các bác sĩ nha khoa tay nghề cao, thuần thục sẽ sử dụng các vật dụng lấy cao răng trực tiếp cho khách hàng. Hiện nay, cách làm này thường ít được sử dụng do tốn nhiều thời gian thực hiện, nguy cơ rủi ro và ảnh hưởng đến răng lợi cao, hiệu quả khó triệt để, và có nhiều phương pháp lấy cao răng mới nhanh chóng, an toàn hơn cách truyền thống này.
Tìm hiểu thêm: Niềng răng mắc cài pha lê và những điều cần biết
Lấy cao răng sai cách có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng
2.2. Làm sạch cao răng bằng máy thổi cát
Máy thổi cát sử dụng một luồng khí nén mạnh để bắn các hạt cát siêu nhỏ lên bề mặt răng, giúp loại bỏ mảng bám và cao răng. Tuy nhiên, máy thổi cát cũng có những nhược điểm cần lưu ý:
– Làm xước men răng: Hạt cát có thể làm xước bề mặt men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ố màu.
– Gây kích ứng nướu: Áp lực của luồng khí nén có thể gây kích ứng và tổn thương nướu.
– Không loại bỏ được hoàn toàn cao răng: Máy thổi cát chỉ có thể làm sạch bề mặt răng, không loại bỏ được cao răng bám sâu trong kẽ răng.
– Cao răng tái diễn nhanh hơn: Bề mặt răng không được mịn màng sau khi thổi cát có thể làm cho cao răng tích tụ lại nhanh hơn.
Hiện tại, không nhiều nha khoa sử dụng phương pháp này trong việc làm sạch cao răng.
2.3. Sạch cao răng với máy siêu âm
Máy siêu âm là một công nghệ hiện đại được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để làm sạch cao răng. Công nghệ này sử dụng các sóng siêu âm để phá vỡ và loại bỏ cao răng một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu tổn thương cho men răng và nướu.
– Hiệu quả cao: Máy siêu âm có khả năng làm sạch sâu và loại bỏ hoàn toàn cao răng.
– Giảm thiểu đau đớn: Quá trình này thường ít gây đau và không làm tổn thương mô nướu.
– Giảm thiểu nguy cơ tái phát: Với công nghệ này, bề mặt răng sau khi làm sạch sẽ mịn màng hơn, giảm thiểu nguy cơ cao răng tái diễn.
>>>>>Xem thêm: Dành cho ai muốn biết bọc răng sứ giá bao nhiêu
Lấy cao răng bằng sóng siêu âm tại Thu Cúc TCI
2.4. Làm sạch cao răng bằng laser
Ngoài máy thổi cát và máy siêu âm, người ta cũng dùng laser. Công nghệ laser ít gây đau và có thể tiêu diệt vi khuẩn khá hiệu quả nhưng khá tốn kém nên cũng ít được chọn lựa hơn.
3. Những lưu ý để bạn luôn có hàm răng chắc khỏe, sạch cao răng
Để duy trì hàm răng chắc khỏe và ngăn ngừa cao răng, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Chải răng đúng cách: Hãy chải răng đều đặn thành thói quen ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa fluoride. Khi chải răng, cần chú ý chiều di chuyển của bàn chải tối ưu trong vệ sinh răng.
– Dùng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch các kẽ răng, nơi mà bàn chải khó tiếp cận.
– Hạn chế đường: Đường là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn gây cao răng, do đó, hạn chế tiêu thụ đồ ngọt có thể giúp ngăn ngừa cao răng.
– Thăm khám nha sĩ định kỳ: Kiểm tra và làm sạch răng định kỳ bởi nha sĩ là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và xử lý cao răng kịp thời.
Nhìn chung, việc hiểu rõ về cao răng và các phương pháp làm sạch cao răng hiệu quả là rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Điều cần thiết là chúng ta cần đến các nha khoa uy tín để được lấy cao răng an toàn, sạch sẽ, đúng cách và kiểm tra các vấn đề răng miệng định kỳ. Bên cạnh đó, hãy luôn chú ý đến việc chăm sóc răng miệng hàng ngày và tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia nha khoa khi cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.