Trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp với hơn 75.700 ca mắc, 18 trường hợp tử vong từ đầu năm đến nay. Các lưu ý khi chữa sốt xuất huyết tại nhà rất cần thiết, thông tin sẽ được giới thiệu ở bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Chuyên gia gợi ý nguyên tắc khi chữa sốt xuất huyết tại nhà
1. Có thể chữa sốt xuất huyết tại nhà không?
Câu trả lời là có, không phải ai bị sốt xuất huyết đều phải nhập viện. Dựa trên tình trạng sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện hay theo dõi tại nhà. Nếu bị sốt ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được theo dõi và điều trị ngoại trú bằng cách:
– Nghỉ ngơi
– Chườm mát
– Uống thuốc hạ sốt
– Bù dịch điện giải bằng nước lọc, nước ép hoa quả
– Ăn uống đầy đủ, tăng cường hấp thu các món bổ dưỡng
Trường hợp bị sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh có thể chăm sóc sức khỏe, theo dõi thể trạng tại nhà
2. Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần ghi nhớ để thực hiện
Người mắc sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà. Lưu ý rằng người bệnh và người thân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, chú ý đến các dấu hiệu bất thường để đến cơ sở y tế kịp thời.
Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao nếu bị sốt xuất huyết nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị, cụ thể như sau:
– Trẻ em
– Phụ nữ có thai
– Người cao tuổi
– Người suy giảm hệ miễn dịch
– Người béo phì
– Người có nguy cơ chảy máu nặng
– Nhóm người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, …
3. Những điều cần biết khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
3.1. Chữa sốt xuất huyết tại nhà cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên
Trong 3 ngày đầu, người bệnh sốt xuất huyết có phản ứng sốt cao như những loại sốt virus khác và chưa có biến chứng nguy hiểm. Nhiệt độ tăng lên, người nhà bệnh nhân cần chườm mát ở vị trí nách, bẹn, lau toàn thân bằng nước ấm.
Người bệnh không nên lạm dụng Paracetamol liều cao để hạ sốt vì loại thuốc này dẫn đến ngộ độc gan đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch. Hãy liên tục theo dõi nhiệt độ và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị, ngăn ngừa biến chứng nếu tình trạng sốt tiến triển nặng như sau:
– Nhiệt độ luôn duy trì ở mức cao 39-40 độ C, không có dấu hiệu hạ nhiệt.
– Sốt liên tục nhiều ngày.
– Bệnh nhân mệt lả, vã mồ hôi, người lạnh.
– Nôn
– Khó thở
– Đau bụng
– Chảy máu cam
Tìm hiểu thêm: Hiểu về tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết
Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên là việc nên làm để theo dõi tình trạng sốt và có hướng xử lý phù hợp
3.2. Nghỉ ngơi, thư giãn
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, mệt mỏi, đau nhức khắp người. Do đó, việc nghỉ ngơi vô cùng cần thiết để người bệnh mau hồi phục, sức khỏe sớm cải thiện. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ, thư giãn. Ngủ sâu, ngủ ngon là cách giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng.
3.3. Vệ sinh mắt, mũi thường xuyên
Vệ sinh mắt mũi đều đặn giúp làm sạch, hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch dịch nhầy, đồng thời hỗ trợ quá trình hô hấp, tăng không khí lưu thông qua mũi. Khi dễ thở, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái từ đó bệnh cũng tiến triển tích cực hơn.
3.4. Người bệnh chữa sốt xuất huyết tại nhà dùng sốt hạ sốt đúng liều lượng
Thuốc hạ sốt Paracetamol được chỉ định cho người bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Nếu uống quá liều hoặc uống đúng liều nhưng kéo dài hơn 1 tuần sẽ gây độc trên gan và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe.
Nếu chữa sốt xuất huyết tại nhà, người bệnh và người thân nên chú ý liều lượng Paracetamol an toàn như sau:
– Trong điều trị sốt xuất huyết, liều dùng thuốc Paracetamol là 15mg/kg thể trọng.
– 2 liều cách nhau từ 4-6 giờ.
– Không uống quá 3 cữ thuốc/ ngày.
3.5. Bổ sung nước và điện giải
Các trường hợp bị sốt xuất huyết thể nhẹ nên được bù dịch bằng đường uống (nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol). Nếu người bệnh nôn nhiều, không thể bổ sung bằng đường miệng thì áp dụng truyền dịch. Lưu ý chỉ truyền dịch tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.
Khi người bệnh sốt xuất huyết nặng hơn, huyết tương thoát ra ngoài mạch quá nhiều, sốt cao dẫn đến nhiều biến chứng như tim đập nhanh, huyết áp thấp, trụy tim cũng cần được truyền dịch.
3.6. Gợi ý chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh sốt xuất huyết
Dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết có vai trò quan trọng, giúp người bệnh sớm hồi phục, nâng cao sức đề kháng. Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp:
– Chế độ ăn lỏng: phù hợp với giai đoạn cầu, người bệnh sốt cao.
– Chế độ ăn nhẹ: phù hợp với giai đoạn khi cơn sốt đã giảm, người bệnh dần hồi phục.
– Chế độ ăn uống bình thường: dành cho người bệnh đã hết sốt, trong thời gian hồi phục.
Cơ thể người bệnh sốt xuất huyết cần một chế độ dinh dưỡng riêng biệt, đầy đủ chất, ưu tiên thực phẩm làm tăng tiểu cầu.
– Nên ăn các món giàu đạm, ít béo, ít dầu mỡ, hạn chế cay nóng.
– Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
– Uống nhiều nước gồm nước lọc, nước ép trái cây, nước dừa, …
– Đa dạng món ăn, bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn phổ biến
Người bệnh sốt xuất huyết nên tăng cường ăn trái cây, rau củ và uống nước ép để bổ sung vitamin, khoáng chất
4. Khi nào người bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế để điều trị?
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà, người nhà cần theo dõi sát sao biểu hiện để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Nếu người bệnh có xu hướng trở nặng, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Có thể thấy, sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm vì dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bên cạnh chăm sóc người bệnh tại nhà như hướng dẫn, nên đưa người bệnh tái khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, khi xuất hiện các triệu chứng nặng, cần lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi, xử trí kịp thời.
Hiện tại, số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng cao nên mỗi người hãy chủ động bảo vệ sức khỏe và chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo để thăm khám, điều trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.