Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không? Cách phòng ngừa

Mổ u tuyến giáp là phương án điều trị giúp loại bỏ hoàn toàn các khối u. Tuy nhiên, mổ u tuyến giáp có bị tái phát không vẫn là điều mà nhiều bệnh nhân lo ngại. Thông qua bài viết dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Bạn đang đọc: Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không? Cách phòng ngừa

1. U tuyến giáp và mổ u tuyến giáp

1.1 Hiểu về u tuyến giáp

U tuyến giáp (hay còn gọi là nhân tuyến giáp) là tình trạng xuất hiện khối/ nốt (thể rắn hoặc thể lỏng) tại tế bào nhu mô tuyến giáp.  Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm giải phóng các hormone tham gia điều hoà quá trình trao đổi chất.

Theo thống kê, u tuyến giáp phần lớn là lành tính, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các khối u có liên quan đến ung thư (khoảng 5%). Nguy cơ mắc u tuyến giáp cũng gia tăng theo độ tuổi, thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn hơn so với nam giới (tỷ lệ 5:1)

Thông thường, các khối u tuyến giáp kích thước nhỏ, không biểu hiện triệu chứng thì chưa cần điều trị, chỉ cần theo dõi, kiểm tra định kỳ. Điều trị chỉ được thực hiện khi khối u gây ra những biểu hiện rối loạn nội tiết hoặc tăng sinh kích thước, chèn ép các cơ quan lân cận.

Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không? Cách phòng ngừa

U tuyến giáp khiến vùng cổ phình lớn mất thẩm mỹ.

1.2 Mổ u tuyến giáp

Có nhiều phương pháp để điều trị khối u tuyến giáp. Phẫu thuật là phương án cuối cùng, chỉ được chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết hoặc thất bại từ các phương pháp điều trị trước đó.

Bệnh nhân u tuyến giáp có thể phải mổ cắt u trong một số trường hợp như:

– U tuyến giáp là ác tính (ung thư) đã được chứng minh qua sinh thiết.

– U tuyến giáp có kết quả sinh thiết không ung thư nhưng siêu âm tuyến giáp, tế bào học nghi ngờ đây là tổn thương ung thư.

– Người bị u tuyến giáp có tiền sử gia đình có thành viên mắc ung thư tuyến giáp.

– Khối u tuyến giáp phát triển lớn gây chèn ép các cơ quan xung quanh, có triệu chứng tại vùng cổ hoặc triệu chứng toàn thân.

Phẫu thuật u tuyến giáp chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp mổ mở. Bác sĩ sẽ rạch một đường hình chữ U hoặc theo nếp gấp cổ của người bệnh. Sau khi thực hiện bóc tách các lớp da, mô cơ xung quanh, thắt mạch máu tại vị trí khối u, bác sĩ sĩ tiến hành cắt u, một phần tuyến giáp hoặc toàn bộ tuyến giáp tuỳ theo mục đích điều trị. Sau phẫu thuật, người bệnh phải nằm viện từ 3-7 ngày để theo dõi trước khi ra về.

2. Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không?

2.1 Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không – U tuyến giáp có tỷ lệ tái phát thấp

Tìm hiểu thêm: Chảy máu cam ở người già nguyên nhân do đâu?

Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không? Cách phòng ngừa

Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

U tuyến giáp có khả năng điều trị khỏi cao nếu bệnh được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị.

Về vấn đề mổ u tuyến giáp có bị tái phát không, bác sĩ TCI cho biết, khả năng tái phát sau phẫu thuật của u tuyến giáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại u tuyến giáp, kích thước, giai đoạn khối u, mức độ xâm lấn và di căn hạch (đối với khối u ác tính), cũng như phác đồ điều trị đã được thực hiện đúng và hiệu quả hay không.

Số liệu từ các nghiên cứu cho thấy, u tuyến giáp sau mổ có tỷ lệ tái phát thấp (khoảng 30%). Các trường hợp ghi nhận tái phát chủ yếu diễn ra ở các bệnh nhân có u ác tính (ung thư). Bệnh nhân có u lành tính hiếm khi xảy ra tái phát sau mổ. Trong đó, tỷ lệ tái phát tại vùng cổ chiếm khoảng 80%, còn lại là tái phát tại các cơ quan khác như gan, xương phổi…

2.2 Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không – Dấu hiệu u tuyến giáp tái phát

U tuyến giáp tái phát có thể biểu hiện triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại u giáp và mức độ ảnh hưởng của khối u. Một số dấu hiệu u tuyến giáp tái phát người bệnh cần lưu ý như:

– Vùng cổ căng, khó chịu hoặc đau nhức (đau có khi lan đến hàm, mang tai). Điều này được lý giải do tuyến giáp tiếp tục tăng sinh kích thước sau phẫu thuật.

– Tăng kích thước tuyến giáp cũng gây khó thở, khó nuốt, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và hô hấp của người bệnh.

– Ho, khàn tiếng, thay đổi giọng nói cũng là một trong các dấu hiểu cảnh báo u tuyến giáp tái phát sau mổ. Sự trở lại của khối u vùng cổ gây chèn ép thanh quản của bệnh nhân. Các triệu chứng này không liên quan đến các bệnh lý hô hấp như cảm cúm hay bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản…

– Thay đổi về cân nặng: Người bệnh có u tuyến giáp tái phát có sự thay đổi về cân nặng bất thường, có thể tăng cân hoặt sút cân dù chế độ ăn không thay đổi.

– Sức khỏe giảm sút, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng ảnh hưởng đến hiệu suất lao động.

– Da dẻ nhợt nhạt, mất sức sống và tóc khô xơ, dễ gãy rụng.

4. Những lưu ý giúp ngăn u tuyến giáp tái phát

Như đã đề cập, dù khả năng tái phát của u tuyến giáp là thấp, song nếu người bệnh vẫn còn lo lắng, dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ TCI để hạn chế tối đa nguy cơ quay trở lại của bệnh.

Thực hiện theo dõi, tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là một trong những lưu ý quan trọng. Bằng việc thăm khám với bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm, người bệnh có thể được phát hiện sớm bất cứ tái phát, thay đổi bất thường nào tại tuyến giáp. Từ đó có hướng can thiệp, xử lý kịp thời.

Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không? Cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phẫu thuật mổ u tuyến yên

Thăm khám sau điều trị tuyến giáp tại Thu Cúc TCI.

Ngoài ra, bệnh nhân sau phẫu thuật u tuyến giáp cũng cần duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Uống đủ nước, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, thực phẩm nhiều muối, đồ ăn đóng hộp, nhiều đường… Đồng thời tránh xa các chất kích thích như đồ uống có cồn (rượu, bia) và thuốc lá để quá trình hồi phục được tối ưu.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng là cách giúp cơ thể giảm cảm giác mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Giữ tinh thần lạc quan, tích cực có thể giúp cải thiện tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết , bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “mổ u tuyến giáp có bị tái phát không”. Từ đó có những phương án dự phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *