Sốt xuất huyết là gì và những thông tin cần biết

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường bùng phát dịch trong khoảng thời gian từ tháng 7- tháng 11 hằng năm khi mùa mưa đến. Bài viết này sẽ gửi đến quý độc giả những thông tin: sốt xuất huyết là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách đối phó với căn bệnh này ra sao.

Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết là gì và những thông tin cần biết

1. Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết

1.1. Sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh được gây ra bởi Dengue, còn được gọi với tên khoa học là Dengue hemorrhagic fever – DHF. Virus này hiện được biết đến với 4 chủng loại được đánh dấu theo thứ tự: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.

Thông thường, hiện ở người có thể nhiễm tối đa 4 chủng vi rút trên và sau mỗi lần nhiễm, cơ thể có thể tạo ra miễn dịch suốt đời với chủng loại đó. Tuy vậy, điều này có nghĩa là bệnh nhân đã khỏi bệnh do 1 chủng vẫn có thể mắc bệnh do 3 chủng còn lại gây ra.

Virus lây sang người chủ yếu do trung gian là muỗi cái giống Aedes, từ đó gây ra bệnh sốt xuất huyết. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng khoảng thời gian cao điểm nhất là vào mùa sinh sản của muỗi – mùa mưa. Ở Việt Nam, mùa sinh sản của muỗi rơi vào khoảng tháng 7 đến tháng 11.

Sốt xuất huyết là gì và những thông tin cần biết

Sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi cái Aedes

1.2. Bệnh sốt xuất huyết được phân loại như thế nào?

WHO chia sốt xuất huyết thành hai nhóm bệnh: Nhóm bệnh có gây biến chứng nặng và nhóm bệnh không gây biến chứng. Hai nhóm này được gọi là sốt xuất huyết thể nặng và thể nhẹ.

Sốt xuất huyết thể nhẹ

Đối với thể nhẹ, người mắc bị nhiễm virus Dengue nhưng không dẫn đến biến chứng nặng nề nào. Các cơn sốt có thể tương tự ốm sốt thông thường tại nhà, có thể tự điều trị. Mặc dù vậy, vẫn có nguy cơ bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ chuyển sang thể nặng do điều trị sai cách.

Sốt xuất huyết thể nặng

Ở bệnh thể nặng, có một số biến chứng liên quan như chảy máu, rò rỉ huyết tương rất nghiêm trọng. Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể xảy ra như rối loạn các chức năng khác trong cơ thể.

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể hiện ra sao?

2.1. Triệu chứng sốt xuất huyết là gì – thể nhẹ

Sốt xuất huyết thể nhẹ rất dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng bệnh khác như sốt, cảm lạnh, phát ban đỏ,… Những triệu chứng điển hình dễ nhận thấy của sốt xuất huyết thể nhẹ như: Sốt đi kèm theo những biểu hiện đau hốc mắt, nhức đầu, toàn thân phát ban. Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như đau xương khớp, nôn ọe mệt mỏi…

Thông thường các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ kéo dài từ 4 – 7 ngày. Lúc này, nếu được chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể thuyên giảm và khỏi trong khoảng 1 tuần kể từ khi bệnh khởi phát.

2.2. Triệu chứng sốt xuất huyết là gì – thể nặng

Ở thể nặng, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ xuất hiện những triệu chứng của thể nhẹ và kèm theo những triệu chứng như dưới đây:

– Xuất hiện chấm đỏ ngoài da- đây là hiện tượng chấm xuất huyết xuất hiện

– Chảy máu những vùng niêm mạc dễ tổn thương như chảy máu chân răng, chảy máu mũi,..

– Bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi đại tiện ra máu – hiện tượng nội tạng bị xuất huyết

– Bệnh nhân nôn ọe nhiều, luôn cảm thấy đau bụng, chân tay đổ mồ hôi lạnh

– Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi li bì, choáng váng khó đi lại.

Khi bệnh đã ở thể nặng, bệnh nhân nhất định phải được cấp cứu kịp thời để tránh các biến chứng nặng về sau, hoặc nguy cơ tử vong do mất quá nhiều tiểu cầu.

3. Bệnh sốt xuất huyết diễn tiến theo các giai đoạn nào?

3.1. Giai đoạn bệnh nhân sốt cao

Virus thường ủ bệnh từ 4 – 7 ngày, có khi tới 14 ngày và sau đó người bệnh mới có các biểu hiện sốt cao. Bệnh nhân sẽ bị sốt cao liên tục, hoặc đột ngột nhưng lên tới 39 – 40 độ C. Một số bệnh nhân uống thuốc hạ sốt nhưng không không thuyên giảm được. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sẽ có các triệu chứng đi kèm như: người rất uể oải, mệt mỏi, một số trường hợp bị đau họng, đau vùng thượng vị và tiêu chảy. Ngoài ra, biểu hiện phổ biến lúc này là đau đầu, nhức hốc mắt. Một số trường hợp nặng hơn dẫn đến da xung huyết, chân răng chảy máu, mũi chảy máu không, da bị phát ban. Người bệnh cảm thấy chán ăn, buồn nôn, đau nhức xương khớp, cơ thể,…

3.2. Giai đoạn hạ sốt: không thể coi thường

Một điều mà nhiều người bệnh dễ hiểu nhầm là qua cơn sốt là qua cơn nguy hiểm. Sự thật là giai đoạn giảm sốt là giai đoạn bệnh nhân gặp nguy hiểm nhiều hơn bởi chứng hạ tiểu cầu, có người sẽ xuất huyết nặng, có người thậm chí không xuất huyết. Tuy nhiên, những vấn đề mà người bệnh đối diện trong giai đoạn nguy hiểm này có thể kể đến như:

– Đối diện với nguy cơ tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, xuất hiện những cơn đau ngực, khó thở.

– Hiện tượng đau dưới sườn bởi gan bị phình to. Đi kèm với đó là cảm giác mệt mỏi, vật vã, li bì, ít tiểu,.

– Tình trạng bị xuất huyết dưới biểu bì. Ngoài ra, bệnh nhân đối diện với xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, phổi, não. Một số triệu chứng như: Nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, rong kinh, âm đạo xuất hiện máu bất thường.

– Ngoài ra, một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể kể đến như tình trạng viêm gan nặn, suy thận, viêm cơ tim,….

Tìm hiểu thêm: Bệnh hắc lào ở vùng kín gặp phiền phức khó chịu

Sốt xuất huyết là gì và những thông tin cần biết

Cắt sốt không phải là khỏi bệnh

3.3. Giai đoạn hồi phục của bệnh nhân sốt xuất huyết

Khi bệnh nhân bước qua giai đoạn nguy hiểm từ 1 – 2 ngày, sức khỏe sẽ dần được hồi phục. Bệnh nhân sẽ phục hồi các chỉ số xét nghiệm thông thường, giữ huyết áp ổn định, dễ dàng đi tiểu hơn. Bệnh nhân cũng khôi phục cảm giác thèm ăn.

Tuy vậy, khi chăm sóc người bệnh, người nhà cần lưu ý phải cẩn thận và chăm sóc đúng cách. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào dù bệnh nhân đang hồi phục cũng không được chủ quan. Chăm sóc kỹ người bệnh để tránh phù phổi hoặc suy tim ở giai đoạn này.

4. Cách phòng ngừa – điều trị sốt xuất huyết

4.1. Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Cần hiểu được sốt xuất huyết là gì, gây ra do đâu để có biện pháp phòng tránh triệt để:

– Ngăn ngừa muỗi sinh sản: Tránh sống chung với ao tù nước đọng, đậy kín dụng cụ chứa nước tránh muỗi đẻ trứng. Vệ sinh và phát quang vườn rậm, giữ vệ sinh nơi ở.

– Phòng muỗi đốt, ngủ màn và phối hợp phun hóa chất diệt muỗi, khử khuẩn

– Phòng lây lan dịch từ người đã mắc bệnh bằng cách để bệnh nhân ngủ màn.

4.2. Điều trị sốt xuất huyết

Hiện nay, chưa có bất kỳ loại thuốc nào đặc hiệu điều trị sốt xuất huyết. Việc điều trị dựa trên nguyên tắc làm giảm tối đa triệu chứng của bệnh.

Bệnh nhân cần đi khám bệnh khi bắt đầu phát sốt, nếu sốt nhẹ có thể chỉ định điều trị tại nhà. Khoảng thời gian điều trị tại nhà rơi vào khoảng  7 – 10 ngày, cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Bệnh nhân có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, cân đối liều dùng với tỷ lệ 10 – 15mg/1kg/lần. Mỗi lần sử dụng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ.

Sốt xuất huyết là gì và những thông tin cần biết

>>>>>Xem thêm: Những con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà

Người bệnh cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu sốt xuất huyết để được điều trị kịp thời.

Khi hết sốt, cần đi khám để xét nghiệm chỉ số và đối phó với biến chứng nếu có. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, không hoạt động mạnh, tránh té ngã khi tự đi 1 mình.Bệnh nhân cần uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước bù điện giải. Bổ sung đạm và sắt khi người bệnh có chỉ số tiểu cầu quá thấp.

Trên đây là lời giải đáp sốt xuất huyết là gì và những thông tin cần biết xoay quanh căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *