Tìm hiểu chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết

Truyền tiểu cầu là một trong những phương pháp điều trị sốt xuất huyết. Vậy chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết được đưa ra khi nào và cần lưu ý những điều gì? Mọi thắc mắc sẽ về việc truyền tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết

1. Tình trạng hạ tiểu cầu ở bệnh nhân sốt xuất huyết

Tiểu cầu là loại tế bào nhỏ nhất trong các tế bào máu, được sản xuất từ tủy xương, sau đó lưu thông trong máu. Chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu nhờ cơ chế đông máu. Cụ thể, khi có vết thương, các tiểu cầu sẽ “tập kết” lại hình thành các cục máu đông để bịt miệng các vết thương ở thành mạch máu, nhờ vậy giúp cầm máu hoặc làm chậm quá trình chảy máu và giúp vết thương mau lành.

Chỉ số tiểu cầu trong máu bình thường dao động trong khoảng 150.000 đến 450.000 tiểu cầu/μl máu. Tức là mỗi lít máu sẽ chứa khoảng 150 đến 450 tỷ tế bào tiểu cầu, tương đương 150 – 450 Giga/l (G/l).

Ở bệnh nhân sốt xuất huyết, do nhiều nguyên nhân mà số lượng tiểu cầu thường giảm so với bình thường, tức là

Tìm hiểu chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết

Giảm tiểu cầu là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

2. Vai trò của truyền tiểu cầu trong điều trị sốt xuất huyết

Phương pháp truyền tiểu cầu được chỉ định khi bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp hoặc tiểu cầu không hoạt động một cách bình thường. Phương pháp này có thể giúp cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết trong những trường hợp khẩn cấp.

Việc truyền tiểu cầu cũng rất cần thiết cho những người bị mất máu nghiêm trọng do chấn thương, một số cuộc phẫu thuật hoặc điều trị giúp ngăn ngừa mất máu và các biến chứng chảy máu khác.

3. Các chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết

Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng và chỉ số tiểu cầu qua xét nghiệm ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định hình thức truyền tiểu cầu phù hợp. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định truyền tiểu cầu của bác sĩ gồm:

– Diễn biến chảy máu, vị trí và mức độ chảy máu.

– Mức độ đáp ứng của bệnh nhân với việc truyền tiểu cầu dự kiến

– Tiên lượng về nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân

– Dấu hiệu sinh tồn hiện tại của bệnh nhân

– Các yếu tố được xem là nguyên nhân gây giảm tiểu cầu đã được giải quyết chưa, bệnh đang ở giai đoạn nào?

– Tương quan giữa nguy cơ với lợi ích của truyền tiểu cầu

Hiện nay, có 2 cách tăng tiểu cầu phổ biến cho bệnh nhân sốt xuất huyết, gồm:

– Truyền tiểu cầu cho bệnh nhân gặp tình trạng chảy máu (xuất huyết)

– Truyền tiểu cầu dự phòng nhằm phòng ngừa xuất huyết

2.1 Chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết cho bệnh nhân gặp tình trạng xuất huyết

Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp sau:

– Bệnh nhân bị xuất huyết, lượng tiểu cầu trong máu giảm, ngay cả khi số lượng tiểu cầu trong máu đạt chỉ số trên 10 G/l

– Các bệnh nhân cần phẫu thuật

– Bệnh nhân có rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh hay đang sử dụng thuốc kháng tiểu cầu (trừ Aspirin đơn thuần)

– Bệnh nhân bị xuất huyết nghiêm trọng, cần truyền máu và tiểu cầu với thể tích lớn để ngăn tử vong

Dù vẫn chưa có ngưỡng tiểu cầu cần đạt được để kiểm soát tình trạng chảy máu ở các bệnh nhân sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, tuy nhiên việc truyền tiểu cầu để duy trì chỉ số tiểu cầu trong máu > 50 G/L được đa số các chuyên gia ủng hộ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh truyền nhiễm là gì?

Tìm hiểu chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết

Phương pháp truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết được chỉ định tùy vào từng trường hợp bệnh nhân.

2.2 Chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết nhằm dự phòng chảy máu

Truyền tiểu cầu dự phòng nhằm phòng ngừa chảy máu được chỉ định lâm sàng cho các trường hợp sau:

– Bệnh nhân bị thiếu hụt tiểu cầu nặng, phải trải qua liệu pháp hóa trị và ghép tế bào gốc tạo máu. Chỉ số tiểu cầu trong máu dưới 10 G/l khi không gặp các yếu tố rủi ro và dưới 20 G/l khi có các yếu tố có rủi ro. Bệnh nhân có khả năng làm giảm tiểu cầu thêm nữa như sốt cao.

– Bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, không có tình trạng chảy máu cấp tính, chỉ số tiểu cầu trong máu đạt

– Người mắc bệnh lý suy tủy xương, có tình trạng giảm sản xuất tiểu cầu mạn tính. Ngưỡng tiểu cầu cần duy trì cho nhóm này sẽ linh hoạt thay đổi theo từng đối tượng riêng biệt.

– Bệnh nhân trải qua các liệu pháp, thủ thuật như chọc dò tủy sống, đặt catheter tĩnh mạch, phẫu thuật nội soi và sinh thiết, cần duy trì lượng tiểu cầu > 50 G/l.

– Bệnh nhân trải qua phẫu thuật nội nhãn, nội sọ và thần kinh, bệnh nhân chấn thương đầu, lượng tiểu cầu cần duy trì phải > 100 G/l.

3. Khi nào cần chỉ định truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch?

Truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch thường được chỉ định cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết khi:

– Số lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp

– Người bệnh xuất hiện các triệu chứng xuất huyết vừa và nặng

Ngoài ra, căn cứ vào các yếu tố như tình trạng, mức độ xuất huyết, tiên lượng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch cho người bệnh.

4. Một số lưu ý quan trọng khi truyền tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết

4.1 Phản ứng với tiểu cầu của bệnh nhân

Trong quá trình tiểu cầu, luôn kiểm tra mạch, nhiệt độ và huyết áp của người bệnh để chủ động phát hiện sớm các phản ứng xấu với tiểu cầu như tăng thân nhiệt, rùng mình, ngứa ngáy, phát ban…

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng thông báo cho nhân viên y tế để ngay lập tức ngừng truyền máu và điều trị các triệu chứng xuất hiện.

4.2 Tình trạng đề kháng tiểu cầu

Tiểu cầu vẫn có tính kháng nguyên và có thể kích thích hệ thống miễn dịch kích hoạt phản ứng đào thải. Hơn nữa về bản chất thì tiểu cầu vẫn là những mảnh vỡ ra từ tế bào máu, không có hình dạng nguyên vẹn đồng nhất. Vì thế, sau khi truyền tiểu cầu có thể tình trạng thiếu hụt tiểu cầu sẽ không được cải thiện. Cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đào thải, đề kháng tiểu cầu trong trường hợp này.

4.3 Nguy cơ lây bệnh

Nguồn tiểu cầu cung cấp cho quá trình truyền được lấy từ những người hiến máu. Vì thế cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường máu. Tuy nhiên khả năng này không cao do máu trước khi được lấy đều đã trải qua khâu sàng lọc.

Hơn nữa, khi so sánh giữa nguy cơ này với lợi ích của việc truyền tiểu cầu, các chuyên gia vẫn ưu tiên chỉ định trong những trường hợp thiếu hụt cân nặng hoặc người bệnh bị xuất huyết nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong.

Tìm hiểu chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết

>>>>>Xem thêm: Thời gian khỏi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Một số trường hợp tiểu cầu của người bệnh có thể phản ứng với tiểu cầu được truyền.

4.4 Chế phẩm tiểu cầu chiếu xạ

Tiểu cầu chiếu xạ nói riêng và máu chiếu xạ nói chung là các chế phẩm được dùng cho các đối tượng đã sử dụng hóa trị, xạ trị, giúp làm giảm nguy cơ xảy ra các phản ứng tự miễn ở các trường hợp trên.

Bên cạnh truyền tiểu cầu, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu folate, vitamin B12, vitamin A, vitamin K, vitamin C, axit béo omega-3, chất chống oxy hóa chất chống viêm… cũng có thể bổ sung tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Trên đây là những thông tin về việc truyền tiểu cầu và vai trò của phương pháp này trong điều trị bệnh sốt xuất huyết. Thực tế, không phải truyền hợp nhiễm sốt xuất huyết nào cũng cần truyền tiểu cầu và cũng đủ điều kiện để truyền. Dựa vào số lượng tiểu cầu và tình trạng thực tế của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp với các mục đích khác nhau. Trong mọi trường hợp, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời cần lưu ý các vấn đề có thể xảy ra khi thực hiện phương pháp này để phòng tránh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *