Máu nhiễm mỡ bệnh đơn giản nhưng “lấy mạng” như chơi

Nghĩ máu nhiễm mỡ đơn giản nên nhiều người bệnh khá chủ quan không tập trung điều trị sớm. Cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh, bệnh máu nhiễm mỡ đã khiến nhiều người “phát hoảng” vì những biến chứng không ngờ tới đe dọa tính mạng và sức khỏe.

Bạn đang đọc: Máu nhiễm mỡ bệnh đơn giản nhưng “lấy mạng” như chơi

Máu nhiễm mỡ bệnh đơn giản nhưng “lấy mạng” như chơi
Biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này khiến người đã mắc phải “mất ăn mất ngủ” vì lo sợ

Suýt mất mạng vì mỡ máu cao

Lê Hoài N thường thấy đau đầu, chóng mặt nhiều ngày liền nhưng khá chủ quan nghĩ là do thời tiết thay đổi anh không chịu đi khám, mãi đến khi cơn đau đầu dữ dội kèm đau tức ngực, anh được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu và kết quả khiến anh giật mình.

Anh N kể lại lần cấp cứu nhớ đời của mình tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: “Đến bệnh viện khi thấy những biểu hiện đáng ngờ của tôi, bác sĩ chỉ định thực hiện chụp MSCT mạch vành phát hiện có những mảng xơ vữa do máu nhiễm mỡ cao kéo dài và nguy cơ nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời đúng cách“.

Qua thăm khám, trao đổi, anh N cho biết anh thường uống bia hàng ngày, đặc biệt là những ngày nắng nóng dù có tập thể dục cuối giờ làm nhưng sau đó anh thường nhậu cùng bạn bè và ăn nhiều nội tạng động vật cũng như các thực phẩm chế biến ở các cửa hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ tăng cao kéo dài tạo mảng xơ vữa.

Tìm hiểu thêm: Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu thì tốt nhất?

Máu nhiễm mỡ bệnh đơn giản nhưng “lấy mạng” như chơi
Uống rượu bia, ăn nhiều nội tạng động vật là nguyên nhân gây nên tình trạng máu nhiễm mỡ cao

Là “đầu tàu” gánh vác kinh tế của cả gia đình, anh N rất lo lắng cho sức khỏe của mình và quyết định tuân thủ theo đúng chỉ định trong phác đồ điều trị của PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – Chuyên gia hơn 40 năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh lý tim mạch.

Nhờ việc tuân thủ với quyết tâm cao về cách dùng thuốc đúng thời gian, chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường tập luyện thể dục thể thao đúng cách, sau 1 năm điều trị với Phó giáo sư, anh N đã nhận được kết quả đáng mừng: “Chỉ số cholesterol LDL về mức an toàn, chỉ số cholesterol HDL tăng, các mảng xơ vữa mạch máu đã được loại bỏ gần như hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần tiếp tục duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh tránh tình trạng bệnh tái phát gây biến chứng nguy hiểm” –  Phó giáo sư, Tiến sĩ Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh trao đổi chi tiết về kết quả điều trị của bệnh nhân Lê Hoài N.

Không chỉ người béo, người trung tuổi mới bị máu nhiễm mỡ

Những người thừa cân hoặc trung tuổi thường được xem là mục tiêu tấn công chính của bệnh máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, trên thực tế, người gầy hoặc người trẻ tuổi và ngay cả trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ nếu chế độ ăn uống không lành mạnh.

Đã có nhiều trường hợp bệnh nhi tới thăm khám và điều trị máu nhiễm mỡ nặng, đơn cử như bệnh nhi Ngô Thu T (8 tuổi, Thạch Thất, Hà Nội), được Phó giáo sư Quýnh điều trị suốt 1 năm mới khỏi bệnh.

“Bệnh nhi T mới 8 tuổi nhưng đã có chỉ số cholesterol toàn phần là 460 mg/dL (trong khi giới hạn an toàn là 240 mg/dL ), chỉ số triglyceride, LDL cũng tăng cao hơn hẳn so với mức bình thường. Bé T được đưa đến bệnh viện khám trong một lần bị sốt và vô tình phát hiện bệnh lý khi đọc kết quả xét nghiệm máu. Ngay sau đó, T được chỉ định điều trị bằng phác đồ điều trị đặc hiệu chữa trị máu nhiễm mỡ tránh biến chứng tim mạch ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.” – PGS Nguyễn Văn Quýnh cho biết.

Máu nhiễm mỡ bệnh đơn giản nhưng “lấy mạng” như chơi

>>>>>Xem thêm: Chữa say rượu bia nhanh nhất trong những ngày Tết

PGS.,TS.,Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh được nhiều bệnh nhân máu nhiễm mỡ tin tưởng tìm đến khám và điều trị

Cũng theo Phó giáo sư Quýnh, ở người trẻ và đặc biệt là trẻ em, các dấu hiệu của bệnh thường âm thầm, khó nhận biết, người trẻ thường chủ quan, cha mẹ trẻ thường ít quan tâm khiến bệnh không được phát hiện sớm. Còn với người cao tuổi, bệnh máu nhiễm mỡ sẽ có một vài triệu chứng rõ ràng hơn bởi sức khỏe không còn tốt. Lúc này bệnh thường có một số biểu hiện đi kèm như cao huyết áp hoặc tiểu đường.

Một số triệu chứng của máu nhiễm mỡ thường gặp như: hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, đau đầu, nhịp tim nhanh, thở gấp gáp. Nếu bệnh đã ở vào giai đoạn cuối sẽ xuất hiện các dấu hiệu xơ vữa động mạch, đau tim, huyết áp cao…

Lời khuyên của chuyên gia tim mạch

Phó giáo sư Nguyễn Văn Quýnh khuyên người bị máu nhiễm mỡ:

Người bệnh cần đi kiểm tra và theo dõi định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần, hoặc mỗi năm 1 lần tùy theo tư vấn của bác sĩ. Người khỏe mạnh cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/ năm để phát hiện bệnh sớm (nếu có).

Kiểm soát cân nặng hàng tháng, nếu thấy có dấu hiệu thừa cân cần xem xét lại chế độ ăn uống và vận động để giảm bớt trọng lượng. Nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thời gian tập luyện có thể tăng dần theo tuỳ theo khả năng.

Có thể dùng thêm thuốc nếu đã áp dụng những phương pháp ăn uống, tập luyện… mà mỡ máu vẫn cao. Việc dùng thêm thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Luôn giữ chỉ số mỡ máu ở mức độ cho phép nếu đồng thời mắc những bệnh như tiểu đường, suy thận mạn tính, thiếu máu cơ tim…

Nên loại bỏ các thói quen xấu như lạm dụng thuốc lá, bia, rượu. Những thứ này sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu.

Chế độ ăn vô cùng quan trọng để “đối phó” với bệnh mỡ máu. Một chế độ ăn uống phù hợp, với nguyên tắc: ăn ít chất béo nhiều chất xơ rất cần thiết. Cụ thể, người bệnh cần kiêng tuyệt đối thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nên uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau quả tươi để tăng cường chất xơ, hỗ trợ đào thải cholesterol trong máu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *