Các giai đoạn sốt xuất huyết và lưu ý điều trị bệnh đúng cách

Bệnh sốt xuất huyết thường diễn tiến phức tạp, đa dạng các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Cùng tìm hiểu về các giai đoạn sốt xuất huyết để có phương án xử lý điều trị đúng cách, kịp thời. 

Bạn đang đọc: Các giai đoạn sốt xuất huyết và lưu ý điều trị bệnh đúng cách

1. Các giai đoạn sốt xuất huyết và diễn biến triệu chứng

Sốt xuất huyết gây ra bởi virus Dengue, đây là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm với những triệu chứng khó lường. Bệnh diễn tiến theo 3 giai đoạn sốt xuất huyết bao gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn phục hồi.

1.1. Giai đoạn sốt

Người bệnh sốt xuất huyết sau thời gian ủ bệnh không triệu chứng sẽ bắt đầu sốt. Giai đoạn này thường kéo dài trong 3 ngày, người bệnh sốt cao liên tục từ 39-40 độ C hoặc hơn kèm theo những biểu hiện khác:

– Toàn thân mệt mỏi, đau đầu, đau nhức vùng hốc mắt, đau các khớp, đau mỏi cơ, có thể viêm long đường hô hấp trên.

– Chán ăn, kém ăn, cảm giác buồn nôn và nôn nhiều.

– Xung huyết dưới da với biểu hiện là những chấm đỏ dưới da.

Các giai đoạn sốt xuất huyết và lưu ý điều trị bệnh đúng cách

Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục từ 39-40 độ C.

1.2. Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết

Như đúng tên gọi, đây là giai đoạn nặng trong các giai đoạn sốt xuất huyết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất huyết nguy hiểm. Giai đoạn này kéo dài từ ngày thứ 4-7 của bệnh. Lúc này, người bệnh có thể đã hạ sốt hoặc vẫn sốt nhưng không thể chủ quan vì xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ tới nặng rất đa dạng cùng nhiều biến chứng có thể xảy đến.

– Xuất huyết thể nhẹ nhất là xuất huyết dưới da với biểu hiện là nhiều vết mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa da.

– Xuất huyết nặng hơn sẽ có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh ở phụ nữ,…

– Trường hợp xuất huyết nguy hiểm bao gồm xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não,,.. có nguy hiểm tới cả tính mạng.

– Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như sốc mất máu, cô đặc máu, suy đa tạng, tràn dịch màng phổi, biến chứng về mắt, hôn mê, xuất huyết não,…

Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao, nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất thường nếu có để kịp thời đưa tới cơ sở y tế điều trị đúng cách, tránh những hậu quả khôn lường.

1.3. Giai đoạn phục hồi của sốt xuất huyết

Giai đoạn phục hồi kéo dài trong 48-72 giờ. Lúc này, người bệnh dần hết sốt, sức khỏe ổn định hơn, bắt đầu thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn. Các chỉ số về huyết áp cùng chỉ số xét nghiệm dần được ổn định trở lại và về mức bình thường.

Ở giai đoạn phục hồi, người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc, ăn uống giàu dưỡng chất và nghỉ ngơi đầy đủ để quá  trình hồi phục được nhanh chóng. Ngược lại, nếu không chăm sóc tốt giai đoạn phục hồi, người bệnh có nguy cơ cao mắc suy tim hoặc phù phổi.

2. Điều trị sốt xuất huyết đúng giai đoạn

Người bệnh sốt xuất huyết cần được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán theo chỉ định. Trường hợp sốt nhẹ có thể được điều trị ngoại trú tại nhà, trường hợp sốt nặng hoặc đối tượng có nguy cơ cao sẽ được điều trị tại viện.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc biệt cho bệnh sốt xuất huyết mà chỉ tập trung vào việc điều trị triệu chứng. Người bệnh thực hiện hạ sốt đúng cách và bù nước, bù điện giải.

2.1. Hạ sốt

Hạ sốt cần kết hợp giữa hạ sốt vật lý và hạ sốt bằng thuốc. Khi sốt

Lưu ý, một số nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau chống chỉ định cho người bệnh sốt xuất huyết bao gồm Aspirin và nhóm thuốc kháng viêm không chứa Steroid điển hình là Ibuprofen vì sẽ làm tình trạng xuất huyết thêm nghiêm trọng. Người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị khi không có chỉ định đơn kê cả bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: 3 Giai đoạn của sốt xuất huyết cần nắm rõ

Các giai đoạn sốt xuất huyết và lưu ý điều trị bệnh đúng cách

Người bệnh sốt xuất huyết hạ sốt bằng thuốc Paracetamol đúng liều dùng được chỉ định.

2.2. Bù nước và điện giải

Người bệnh sốt xuất huyết bị mất nước do sốt cao, ra nhiều mồ hôi vì vậy cần bù nước và điện giải kịp thời qua đường uống. Người bệnh cần uống nhiều nước, dùng oresol hay hydrite. Trường hợp mất nước vừa và nặng, người bệnh nôn nhiều không uống được thì cần được nhập viện để truyền dịch nhanh chóng, tránh hậu quả khôn lường.

3. Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà và khi nào cần nhập viện?

3.1. Chăm sóc người bệnh tại nhà

Người bệnh khi bị sốt xuất huyết sẽ rất mệt mỏi nên cần được chăm sóc cẩn thận như sau:

– Người bệnh hạn chế việc đi lại, nên nghỉ ngơi tại giường.

– Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống từ 3-4l nước mỗi ngày có thể là nước pha oresol hay nước trái cây, nước canh, nước súp,…

– Hạn chế ăn những đồ có màu đỏ, nâu hay đen để tránh bị nhầm lẫn với trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa.

– Nếu điều trị ngoại trú tại nhà cần thường xuyên theo dõi tình trạng người bệnh khi có các dấu hiệu nặng hay sốt cao không cải thiện cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay.

Các giai đoạn sốt xuất huyết và lưu ý điều trị bệnh đúng cách

>>>>>Xem thêm: Quai bị là bệnh gì? lây trực tiếp bằng đường hô hấp

Người bệnh sốt xuất huyết cần được nghỉ ngơi và chăm sóc tốt.

3.2. Khi nào cần nhập viện?

Khi người bệnh sốt xuất huyết biểu hiện 7 dấu hiệu nguy hiểm sau thì cần đưa ngay tới cơ sở y tế để  nhanh chóng được xử lý kịp thời.

– Đau bụng dữ dội

– Nôn mửa

– Chảy máu lợi

– Nôn ra máu

– Thở gấp

– Mệt mỏi, li bì chán chường

– Đau đầu chóng mặt.

Trường hợp người bệnh sốt xuất huyết không được đưa đến bệnh viện kịp thời khi bệnh trở nặng thì nguy cơ biến chứng sẽ rất cao gây nguy hiểm tới sức khỏe thậm chí là có nguy cơ tử vong.

Người bệnh tiến hành điều trị đúng cách, kịp thời theo các giai đoạn sốt xuất huyết. Việc điều trị bệnh tại nhà cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và kịp thời nhập viện ở các trường hợp cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *