Nuốt nghẹn thức ăn là một trong những tai nạn thường gặp và nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và đặc biệt là hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi trẻ mắc nghẹn, tránh nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi trẻ nhỏ nuốt nghẹn thức ăn
1. Nguyên nhân gây nuốt nghẹn thức ăn ở trẻ
Nuốt nghẹn thức ăn là tình trạng trẻ mất nhiều thời gian nỗ lực đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày nhưng gặp khó khăn hoặc thậm chí là đau đớn. Phần đa trẻ nhỏ đều gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân gây nghẹn khi trẻ nuốt có thể do:
– Cơ quan nuốt chưa phát triển hoàn thiện: Trẻ nhỏ có cơ quan nuốt (bao gồm họng, nhẫn hầu, thực quản và cơ thắt thực quản dưới…) chưa trưởng thành nên dễ bị nghẹn khi ăn.
– Răng mọc chưa đủ: Trẻ chưa có đủ răng để nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
– Thiếu kinh nghiệm ăn uống: Trẻ chưa biết cách nhai và nuốt đúng cách.
– Thức ăn không phù hợp: Cho trẻ ăn những thức ăn cứng, to bản hoặc dễ vỡ vụn.
– Ăn quá nhanh: Trẻ ăn vội vàng, nuốt chửng thức ăn.
– Vừa ăn vừa chơi: Trẻ không tập trung khi ăn, dễ bị sặc.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Có rất nhiều yếu tố tác động khiến trẻ dễ bị nuốt nghẹn thức ăn
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nuốt nghẹn thức ăn
Phụ huynh cần chú ý quan sát để phát hiện sớm khi trẻ có triệu chứng nuốt nghẹn thức ăn:
– Trẻ khó nuốt nghẹn cổ, đột ngột ho dữ dội, liên tục
– Khó thở, thở gấp hoặc không thở được
– Mặt, môi và móng tay tím tái
– Không thể nói chuyện hoặc khóc
– Tay chân quơ quào, bấu víu vào cổ
– Mắt trợn ngược, có vẻ hoảng sợ
– Nôn ói hoặc có dịch chảy ra từ miệng, mũi
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên, phụ huynh cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu ngay lập tức.
3. Trẻ nghẹn thức ăn nguy hiểm thế nào?
Hiện tượng nuốt nghẹn thức ăn ở trẻ là tình trạng rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Đây là một số lý do giải thích tại sao nó nguy hiểm:
– Tắc nghẽn đường thở: Khi thức ăn mắc kẹt trong đường hô hấp, nó có thể chặn một phần hoặc hoàn toàn luồng không khí, gây khó thở.
– Thiếu oxy: Nếu đường thở bị chặn, não và các cơ quan khác không nhận đủ oxy, có thể dẫn đến tổn thương não hoặc tử vong trong vài phút.
– Hậu quả lâu dài: Ngay cả khi được cứu kịp thời, việc nghẹn nghiêm trọng có thể gây tổn thương đường thở hoặc não bộ.
3. Hướng dẫn của bác sĩ về cách xử lý khi trẻ nuốt nghẹn thức ăn
3.1. Xử lý trẻ dưới 1 tuổi nuốt nghẹn thức ăn
Trong quá trình tập cho trẻ ăn dặm, tăng thô, nguy cơ trẻ đang ăn bị nuốt nghẹn rất có thể xảy ra. Lúc này, bố mẹ cần thao tác như sau để sơ cứu:
Sơ cứ nghẹn thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi
– Đặt trẻ nằm sấp trên đùi của bạn, đầu thấp hơn thân.
– Dùng gót bàn tay vỗ 5 cái mạnh và dứt khoát vào giữa hai xương bả vai.
– Nếu vật gây nghẹn chưa bị đẩy ra, lật ngửa trẻ lại.
– Đặt 2 ngón tay giữa và trỏ lên ngực trẻ, ấn mạnh 5 lần.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu không loại bỏ được tình trạng mắc nghẹn hoặc trẻ bất tỉnh.
3.2. Đối với trẻ trên 1 tuổi bị nuốt nghẹn thức ăn
Việc sơ cứu cho trẻ trên 1 tuổi bị nghẹn thức ăn có thể thực hiện tại nhà như sau:
– Người lớn đứng hoặc quỳ phía sau lưng trẻ.
– Ôm vòng qua bụng trẻ, một tay nắm lại thành nắm đấm, đặt phía trên rốn.
– Tay kia ôm nắm đấm và ấn mạnh vào bụng trẻ theo hướng vào trong và lên trên.
– Lặp lại động tác này một vài lần cho đến khi vật gây nghẹn bị đẩy ra.
Nếu không loại bỏ được vật gây nghẹn, trẻ có dấu hiệu bất tỉnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ xử lý kịp thời.
3.3. Trường hợp trẻ bất tỉnh
Khi trẻ nhỏ bị bất tỉnh do nuốt nghẹn, bố mẹ cần sơ cứu tại chỗ cho trẻ trong khi chờ lực lượng y tế cấp cứu.
– Bố mẹ cho trẻ nằm ngửa lên một mặt phẳng cứng.
– Dùng hai bàn tay ép ngực và hô hấp nhân tạo cho trẻ.
– Sau mỗi lần ép ngực, cần kiểm tra miệng đẻ lấy dị vật gây nghẹn (nếu có thể nhìn thấy).
– Tiếp tục cấp cứu cho đến khi trẻ tỉnh lại hoặc có nhân viên y tế đến.
Tìm hiểu thêm: Cách trị viêm amidan nhanh chóng hiệu quả tốt nhất
Nghẹn thức ăn có thể dẫn đến tử vong
4. Những tình huống trẻ nuốt nghẹn thức ăn cần nhập viện
Trong hầu hết các trường hợp, nếu xử lý kịp thời và đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục sau khi bị nuốt nghẹn. Tuy nhiên, trong một số tình huống, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
– Trẻ vẫn có dấu hiệu khó thở sau khi đã xử lý.
– Trẻ ho ra máu.
– Bị đau họng kéo dài.
– Trẻ bị sốt sau khi bị nghẹn.
– Nghi ngờ vẫn còn dị vật trong đường thở của trẻ.
5. Phòng ngừa nuốt nghẹn thức ăn ở trẻ
Để hạn chế nguy hiểm cho trẻ khi ăn uống, bố mẹ cần phòng ngừa nuốt nghẹn khi ăn cho trẻ bằng cách:
– Cắt nhỏ thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ.
– Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây nghẹn như kẹo cứng, hạt, xúc xích…
– Các em bé đã có khả năng nghe, hiểu, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ kỹ năng nhai, nuốt.
– Không để trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, nói chuyện.
– Ngồi cùng trẻ để theo dõi quá trình ăn uống, kịp thời xử lý khi có triệu chứng khó nuốt.
– Tập cho trẻ thói quen ăn chậm rãi, từ từ.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Hướng dẫn trẻ ăn đúng cách để giảm nguy cơ nuốt nghẹn
6. Lời khuyên từ bác sĩ
Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, trẻ nhỏ có thể bị nghẹn thức ăn bất cứ lúc nào. Đây là một tình huống có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách.
Tuy nhiên, nếu trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản, bố mẹ có thể loại bỏ dị vật mắc nghẹn ở cổ họng cho trẻ ngay tại nhà. Điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và hành động nhanh chóng, đúng cách. Nếu không chắc chắn về tình trạng của trẻ, tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Nuốt nghẹn thức ăn là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp thức ăn mắc nghẹn gây khó thở, nên cho trẻ đi viện ngay, tránh hệ quả nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng, sự bình tĩnh và hành động nhanh chóng, chính xác có thể cứu sống con bạn trong những tình huống khẩn cấp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.