Điểm khác nhau giữa suy tuyến giáp và cường giáp

Tuyến giáp là một phần quan trọng của hệ thống nội tiết, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự phát triển và chức năng của cơ thể. Cường giáp, suy giáp đều là hai bệnh lý của tuyến giáp, nhưng lại có những đặc điểm khác nhau rõ rệt. Vậy đâu là điểm khác nhau giữa suy tuyến giáp và cường giáp, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Điểm khác nhau giữa suy tuyến giáp và cường giáp

1. Tổng quan về tuyến giáp

Tuyến giáp có hình bướm, nằm ở phía trước cổ, có kích thước khoảng 20g. Đây là một cơ quan quan trọng trong hệ thống nội tiết, sản xuất các hormone như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Những hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa năng lượng, chức năng của cơ thể.

Điểm khác nhau giữa suy tuyến giáp và cường giáp

Suy tuyến giáp và cường giáp gây khó chịu cho người bệnh

Ngày nay, hơn 200 triệu người trên thế giới mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, bao gồm cường giáp, suy giáp, u lành tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, basedow,… Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp cao hơn gấp 4 lần so với nam giới và nhiều chị em phụ nữ không nhận ra các triệu chứng của bệnh.

2. Phân biệt suy tuyến giáp và cường giáp

2.1. Điểm giống nhau

– Cả suy tuyến giáp và cường giáp đều là những sự thay đổi trong sản xuất hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết của cơ thể.

– Cả hai trạng thái đều có những triệu chứng chung như yếu cơ, bướu cổ, giảm hoặc mất ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.

2.2. Điểm khác nhau

Đặc điểm Cường giáp Suy giáp
Tính chất của tuyến giáp Tiết dư thừa hormone Sản xuất không đủ hormone
Triệu chứng chính – Tiêu chảy
– Mất ngủ
– Run rẩy
– Sút cân nhanh
– Mệt mỏi
– Thiếu năng lượng
– Tăng cân nhanh
– Ảnh hưởng tới tâm thần
Biến chứng nguy hiểm Có khả năng cao huyết áp, đau tim, đột quỵ Ảnh hưởng tới tâm thần, sức khỏe tình thần
Chăm sóc và điều trị – Điều trị bằng thuốc ức chế sản xuất hormone
– Phẫu thuật một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để giảm kích thước tuyến giáp
– Thuốc thay thế hormone
– Điều chỉnh lối sống lành mạnh cũng như chế độ ăn uống phù hợp với bệnh nhân suy giáp

2. Một người có thể bị suy tuyến giáp và cường giáp không?

Mặc dù hiếm nhưng một người có thể bị cả cường giáp và suy giáp. Trong tình huống này, tuyến giáp không hoạt động đúng cách và có thể chuyển động giữa hai trạng thái là sản xuất hormone tăng cao (cường giáp), sản xuất hormone giảm (suy giáp).

2.1. Nguyên nhân bị suy tuyến giáp và cường giáp

– Bệnh nhân cường giáp có thể được điều trị bằng các loại thuốc ức chế sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu liều lượng hoặc loại thuốc không được điều chỉnh đúng có thể dẫn đến suy giáp.

– Ngược lại, bệnh nhân suy giáp khi được điều trị bằng hormone thay thế nếu liều lượng không phù hợp cũng có thể trải qua giai đoạn cường giáp.

– Các biến chứng tuyến giáp chẳng hạn như viêm nhiễm tuyến giáp cũng có thể góp phần vào sự thay đổi giữa cường giáp và suy giáp.

Tìm hiểu thêm: Ăn uống như thế nào để tránh sỏi thận tái phát?

Điểm khác nhau giữa suy tuyến giáp và cường giáp

Viêm nhiễm tuyến giáp gây lên những sự thay đổi của suy tuyến giáp và cường giáp

2.2. Điều trị suy tuyến giáp và cường giáp

– Việc điều trị suy tuyến giáp và cường giáp cần sự đánh giá chính xác của bác sĩ chuyên khoa.

– Cần điều chỉnh liều lượng hormone tuyến giáp để đảm bảo sự ổn định của tình trạng nội tiết.

Sự biến động giữa hai trạng thái cường giáp, suy giáp liên quan đến quá trình điều trị bệnh. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất và đảm bảo sự ổn định của sức khỏe nội tiết.

3. Lưu ý khi điều trị suy tuyến giáp và cường giáp

3.1. Tuân thủ lịch khám

Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đều đặn cùng với tuân thủ lịch khám để theo dõi tiến độ điều trị. Điều này giúp đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị và điều chỉnh nếu cần thiết.

3.2. Kiểm soát đường huyết

Trong trường hợp người bệnh mắc đồng thời cường giáp và đái tháo đường, cần quản lý lượng đường trong máu. Người bệnh nên tuân thủ khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa nội tiết để kiểm soát tốt đường huyết.

3.3. Không lạm dụng thuốc

Người bệnh không nên lạm dụng thuốc điều trị tuyến giáp để giảm cân mà không có sự giám sát của bác sĩ. Việc này có thể gây ra tình trạng không cân đối hormone và tăng nguy cơ biến chứng.

3.4. Rụng tóc tạm thời là triệu chứng khi sử dụng thuốc

Một số phương pháp điều trị tuyến giáp có thể gây rụng tóc tạm thời. Người bệnh cần thông tin trước về các tác dụng phụ có thể xảy ra cũng như sẵn sàng đối mặt với chúng.

3.5. Lối sống và thói quen sau khi điều trị

– Hiểu rõ, nắm bắt các triệu chứng đặc trưng của cường giáp và suy giáp giúp người bệnh phản ứng nhanh chóng khi cần thiết.

– Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục giúp cải thiện tâm lý cũng như sức khỏe nói chung.

– Cần ngủ đủ giấc để cơ thể hồi phục và tái tạo năng lượng.

– Người bệnh cần hiểu rõ về thời điểm và cách sử dụng đúng các loại thuốc tuyến giáp.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp dựa trên tư vấn của bác sĩ chuyên môn để hỗ trợ điều trị cũng như duy trì sức khỏe thật tốt.

Người bệnh cần chú ý đến việc tuân thủ lịch khám, kiểm soát đường huyết, tránh lạm dụng thuốc, thực hiện các biện pháp hỗ trợ như tập thể dục cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đồng thời hiểu rõ về triệu chứng và cách kiếm soát bệnh sẽ giúp người bệnh tự chủ hơn trong quá trình điều trị.

4. Cường giáp có thể chuyển sang suy tuyến giáp không?

Điểm khác nhau giữa suy tuyến giáp và cường giáp

>>>>>Xem thêm: Tiền đái tháo đường có đáng lo không?

Cường tuyến giáp có thể chuyển biến thành suy giáp

Hiện tượng cường giáp chuyển sang suy giáp là một tình trạng bệnh lý phức tạp. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân trải qua điều trị bệnh cường giáp dài hạn. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp, khiến cho tuyến giáp sản xuất hormone quá mức. Điều này xảy ra do:

– Việc sử dụng thuốc kháng giáp trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm sản xuất hormone tuyến giáp, khiến cho tuyến giáp trở nên ít hoạt động hơn.

– Trong một số trường hợp, người bệnh có thể trải qua phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để giảm sản xuất hormone. Tuy nhiên, đôi khi điều này có thể dẫn đến suy giáp.

– I- ốt phóng xạ được sử dụng để hủy hoại một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên nếu liều lượng không được kiểm soát cẩn thận, có thể dẫn đến suy giáp.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn cao để điều trị suy tuyến giáp và cường giáp. Người bệnh không nên tự y áp dụng các biện pháp điều trị mà không có sự giám sát chuyên sâu từ đội ngũ y tế.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *