Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus do muỗi truyền gây ra, bệnh có các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cúm và đôi khi gây ra biến chứng, và thậm chí có thể gây tử vong. Tìm hiểu chu kỳ sốt xuất huyết trong bài viết dưới đây để hiểu được khả năng mắc bệnh, diễn bệnh của bệnh để từ đó chủ động hơn trong phòng tránh và kịp thời điều trị tránh biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết gây ra.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về chu kỳ của sốt xuất huyết
1. Sốt xuất huyết có tính chu kỳ – Lý giải
1.1 Cách lây truyền theo chu kỳ của virus sốt xuất huyết
Virus sốt xuất huyết lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh, phổ biến nhất là loài Aedes aegypti.
Virus sốt xuất huyết lây truyền theo chu kỳ lây truyền thông qua người sang muỗi sang người. Nghĩa là muỗi cái Aedes aegypti truyền virus sốt xuất huyết qua con người thông qua vết đốt. Khi người có chứa mầm bệnh hay có virus sốt xuất huyết trong máu bị con muỗi khác đốt, muỗi sẽ bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Một con muỗi bị nhiễm bệnh sau đó có thể truyền virus đó sang người khỏe mạnh bằng cách đốt họ. Do đó bệnh sốt xuất huyết có thể tạo thành dịch. Bệnh sốt xuất huyết không thể lây trực tiếp từ người này sang người khác và muỗi là yếu tố cần thiết để truyền virus sốt xuất huyết.
Thông thường, 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi Aedes aegypti nhiễm bệnh đốt, một người sẽ bị nhiễm virus Dengue – tình trạng có hàm lượng virus sốt xuất huyết cao trong máu.
Hình ảnh minh họa tính chu kỳ sốt xuất huyết thông qua cách lây truyền của virus sốt xuất huyết qua muỗi
1.1 Tính chu kỳ của bệnh sốt xuất huyết thông qua điều kiện môi trường
Dịch sốt xuất huyết hầu hết xảy ra vào những thời điểm độ ẩm và nhiệt độ cao, mùa mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi sống sót và tăng khả năng truyền bệnh. Do vậy có thể thế, cứ đến các thời điểm chẳng hạn như mùa mưa trong năm, dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ bùng phát.
Bên cạnh đó, có 4 loại virus sốt xuất huyết nên con người có thể bị nhiễm bệnh nhiều lần với các chủng virus khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết ở người lớn – chớ coi thường
Chu kỳ bùng dịch của sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa hàng năm
2. Chu kỳ tiến triển của bệnh sốt xuất huyết
Kết thúc giai đoạn ủ bệnh khoảng 4 đến 10 ngày, cơ thể không thể chống lại virus xâm nhập, chù kỳ sốt xuất huyết phát bệnh bắt đầu ở diễn ra thông qua lần lượt 3 giai đoạn với những biểu hiện xảy ra trên cơ thể.
2.1 Giai đoạn sốt
Giai đoạn này có đặc điểm là sốt cao đột ngột, thường dao động từ 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày và có kèm các triệu chứng khác bao gồm:
– Đau đầu, đỏ mặt
– Đau mắt, đau quanh hốc mắt
– Buồn nôn và ói mửa
– Đau cơ, đau khớp, đau xương
– Chán ăn
– Đau bụng (vùng sườn phải), đau quanh vùng thượng vị
– Đốm xuất huyết, vô số vết mẩn đỏ li ti bùng phát trên da của người bệnh.
2.2 Giai đoạn nguy hiểm
Đây là giai đoạn thứ 2 xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để theo dõi chặt chẽ, bởi ở một số người bệnh có thể xảy ra những biến chứng như sốc do sốt cao hoặc chảy máu trong do rò rỉ huyết tương từ mạch máu và các khoang của cơ thể, chẳng hạn như ngực, gan, bụng.
Ở giai đoạn này bệnh nhân có thể đã hạ sốt, hoặc vẫn sốt, biểu hiện xuất huyết có thể từ dạng nhẹ đến nặng. Nhiều bệnh nhân cải thiện lâm sàng trong giai đoạn này, nhưng những người bị rò rỉ huyết tương đáng kể có thể, trong vòng vài giờ, phát triển bệnh sốt xuất huyết nặng do tăng tính thấm thành mạch rõ rệt.
Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng
Các dấu hiệu cần chú ý trong giai đoạn này và kịp thời thông báo đến cho bác sĩ để được điều trị đúng hướng, tránh biến chứng đó là:
– Đau bụng dữ dội đặc biệt ở góc bụng phía trên bên phải
– Buồn nôn, nôn kéo dài, nôn ra máu, chán ăn
– Chảy máu bất thường, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, xuất huyết âm đạo bất thường
– Đốm xuất huyết hoặc nhiều đốm đỏ nhỏ trên da
– Nước tiểu có máu, phân có máu, lượng nước tiểu giảm
– Khó thở, thở nhanh, đổ mồ hôi, bồn chồn, mệt mỏi, suy nhược, tứ chi lạnh
Biến chứng của sốt xuất huyết nặng
Biến chứng có thể đối mặt nếu không điều trị kịp thời là:
– Sốc giảm thể tích hay sốc xuất huyết – cơ thể bị mất đi hơn 20% máu hoặc chất dịch, thường xảy ra 3-8 ngày sau khi bắt đầu sốt cao.
– Sốt giảm nhanh (thường kết hợp với sốc)
– Xuất huyết tiêu hóa (thường kết hợp với sốc)
– Huyết áp dao động, không đo được mạch hoặc huyết áp thấp ở những bệnh nhân có triệu chứng nặng.
– Suy tuần hoàn hoặc hội chứng sốc xuất huyết
– Khả năng tử vong.
2.3 Giai đoạn hồi phục
Là giai đoạn cuối của bệnh sốt xuất huyết, những bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn sốt mà chưa bước vào giai đoạn nguy hiểm hoặc những người đã vượt qua khỏi giai đoạn nguy hiểm trong vòng 1-2 ngày và bước vào giai đoạn hồi phục.
Trong giai đoạn này, cơ thể dần hồi phục và các triệu chứng khác nhau của bệnh sốt xuất huyết cũng dần được cải thiện.
– Cải thiện tổng thể các triệu chứng
– Cơn sốt giảm dần và nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường
– Huyết áp và nhịp tim tăng
– Tăng lượng nước tiểu
– Cải thiện sự thèm ăn
– Xuất hiện các mảng da nhỏ màu trắng trong vùng màu đỏ phát ban lớn hơn.
3. Lời khuyên trong phòng tránh và điều trị sốt xuất huyết
Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị hoặc vắc-xin sử dụng để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, chính vì thế giữ gìn môi trường và không gian sống lành mạnh, sạch sẽ là biện pháp phòng bệnh hàng đầu hiện nay. Người dân nên loại bỏ những khu vực hay có muỗi đẻ trứng cả ở trong nhà và ngoài trời, che đậy kín các vật dụng thu nước hoặc chứa nước, các thùng chứa nước thiết yếu nên được làm cạn, làm sạch ít nhất một lần một tuần.
Ngoài ra nên chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách sử dụng thuốc xịt côn trùng, lắp đặt cửa sổ chắn muỗi, mắc màn khi đi ngủ, sử dụng thuốc diệt muỗi, nhang muỗi, đèn bắt muỗi, vợt muỗi để giảm nguy cơ bị muỗi đốt.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?
Theo dõi sát sao triệu chứng bệnh, thực hiện các xét nghiệm đánh giá kiểm tra là những điều cần thiết trong quá trình điều trị sốt xuất huyết
Khi nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, và được chẩn đoán, điều kịp thời.
Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về tính chu kỳ sốt xuất huyết thể hiện qua cách lây truyền, thời điểm dễ bùng dịch hàng năm, các giai đoạn tiến triển của sốt xuất huyết. Nắm bắt được các thông tin này, hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức trong công tác phòng tránh, bảo vệ bản thân và gia đình tránh khỏi nguy cơ mắc căn bệnh này, và đồng thời biết cách xử lý khi mắc sốt xuất huyết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.