Hóc xương cá là một tình huống khó chịu và nguy hiểm mà nhiều người gặp phải khi ăn cá. Đặc biệt, xương cá nhỏ và sắc có thể dễ dàng mắc vào cổ họng, gây đau đớn và khó chịu. Việc biết cách lấy xương cá đâm vào họng là lợi thế cần thiết khi đối mặt với tai nạn hóc xương cá. Vậy, làm thế nào để lấy xương cá đâm vào họng đúng cách và an toàn? Hãy cùng TCI tìm hiểu chi tiết về vấn đề hóc xương cá cũng như kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách lấy xương cá đâm vào họng: Hướng dẫn chi tiết
1. Vấn đề hóc xương cá và những nguy hiểm
1.1. Nhận biết hóc xương cá
Hóc xương cá là tình trạng khi một mảnh xương cá bị kẹt lại ở cổ họng – thực quản, thường là ở phần hầu họng hoặc amidan. Tình trạng này thường xảy ra khi ăn các loại cá có nhiều xương nhỏ và mảnh như cá rô, cá diêu hồng, cá trê, hoặc khi ăn cá một cách vội vàng, không cẩn thận. Xương cá có đặc điểm mỏng và sắc, dễ bị mắc lại khi nuốt, đặc biệt là khi ăn nhanh hoặc không nhai kỹ. Hóc xương cá có thể gây ra đau đớn, khó chịu, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Xương cá đâm vào họng gây đau đớn
Khi bị xương cá đâm vào họng, bạn có thể cảm nhận được cảm giác đau nhói hoặc khó chịu ở một điểm cụ thể trong cổ họng. Triệu chứng thường đi kèm là khó nuốt, cảm giác có vật lạ mắc kẹt trong cổ, và đôi khi có thể gây khó thở nếu xương mắc ở vị trí nguy hiểm. Một số người còn có thể bị ho khan, buồn nôn hoặc chảy máu nhẹ do xương cọ sát vào niêm mạc họng.
1.2. Những vấn đề hóc xương cá đâm vào họng gây nên
Xương cá mắc kẹt trong họng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể tạo ra nhiều vấn đề nguy hiểm. Một số rủi ro bao gồm:
– Tổn thương niêm mạc họng: Xương cá có thể gây ra vết rách hoặc trầy xước niêm mạc họng, dẫn đến đau đớn, khó nuốt, viêm nhiễm hoặc chảy máu.
– Viêm nhiễm: Xương cá không được lấy ra kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ hoặc lan rộng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như áp xe quanh amidan, viêm thanh quản hoặc viêm phổi.
– Áp-xe họng: Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể hình thành ổ áp-xe quanh vùng xương cá mắc kẹt, gây sưng tấy và đau đớn.
– Tổn thương thực quản: Trong một số trường hợp, xương cá có thể di chuyển xuống khu vực thực quản, đâm thủng thực quản, gây ra viêm nhiễm lan rộng, nguy cơ viêm trung thất, nhiễm trùng huyết và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
– Khó thở: Nếu xương cá mắc ở vùng thanh quản hoặc gần đường hô hấp, nó có thể gây cản trở hô hấp, dẫn đến khó thở hoặc ngạt thở.
2. Cách lấy xương cá đâm vào họng
2.1. Cách lấy xương cá đâm vào họng tại nhà
Trong nhiều tình huống xương cá nhỏ, không nguy hiểm, tình trạng hóc có thể trôi khá nhanh sau cơn chực nôn hoặc cơn ho, hoặc đôi khi là sau việc bình tĩnh khoảng 3 – 5 phút. Tuy nhiên, việc xương cá mắc hóc và gây tổn thương cũng rất dễ xảy ra. Khi xương cá không tự trôi, cần hướng đến việc gắp xương cá đúng cách.
Trước khi thử lấy xương cá tại nhà, cần lưu ý rằng việc tự ý can thiệp có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng nếu không thực hiện đúng cách. Do đó, chỉ nên thử lấy xương cá tại nhà khi bạn có các thiết bị phù hợp, kinh nghiệm xử lý, và trong trường hợp xương cá đâm vào họng không nguy hiểm, dễ nhận biết, và có thể nhìn thấy trực tiếp từ cửa miệng.Trong trường hợp không chắc chắn hoặc tình trạng nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Tìm hiểu thêm: Viêm họng cấp ở trẻ em: Cha mẹ không được chủ quan
Hình chụp xương cá đâm vào cổ
Khi xem xét xương cá có thể xử lý tại chỗ, hãy thực hiện các bước sau một cách cẩn thận:
2.1.1. Xác định vị trí xương cá
Bạn có thể sử dụng đèn pin để quan sát kỹ vùng họng qua gương hoặc nhờ người có kinh nghiệm gắp xương cá quan sát, đánh giá, xác định vị trí hóc.
2.1.2. Sử dụng nhíp y tế
Nếu xương cá nhìn thấy được và dễ tiếp cận, sử dụng nhíp y tế đã được khử trùng để nhẹ nhàng gắp xương ra. Thao tác này đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác cao.
Trong trường hợp này, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên đến các cơ sở tai mũi họng để kiểm tra tình trạng xương cá liệu còn sót không và có nguy cơ gây nguy hiểm không. Nhiều trường hợp xương cá gây hóc và các triệu chứng giảm dần nhưng sau đó được phát hiện ra các vị trí tổn thương khác do hóc sau vài tuần, rất khó xác định.
2.1.3. Phương pháp Heimlich
Nếu xương cá gây tắc nghẽn đường thở, cần gọi cấp cứu cho người bị nạn. Đồng thời, cần thực hiện sơ cứu hóc dị vật bằng thao tác Heimlich với động tác cơ bản là: đứng sau người bị hóc, vòng tay qua bụng và thực hiện động tác ép mạnh hướng lên trên.
2.2. Cách lấy xương cá đâm vào họng tại các cơ sở y tế
Việc đến các cơ sở y tế để chữa hóc xương cá là lựa chọn an toàn và cần thiết cho người bị hóc để được xử lý kịp thời và an toàn. Khi đó, sau thăm khám, tùy theo từng trường hợp, các bác sĩ có thể lấy xương cá gây hóc ở cổ họng ra theo các cách phù hợp.
2.2.1. Sử dụng thiết bị chuyên dụng để trực tiếp gắp xương cá nhìn thấy
Tại bệnh viện hoặc phòng khám, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng như ống soi hoặc camera nhỏ để xác định vị trí xương cá và dùng dụng cụ đặc biệt để gắp xương ra. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn so với tự lấy tại nhà.
2.2.2. Gây tê và gắp xương cá
Trong tình huống xương cá gây đau cho người bị nạn, để giảm đau và khó chịu, bác sĩ có thể gây tê cục bộ trước khi tiến hành lấy xương cá. Điều này cũng giúp bác sĩ thực hiện các thao tác chính xác hơn mà không gây tổn thương thêm cho người bị nạn.
2.2.3. Nội soi
Nếu xương cá mắc sâu và không thể tiếp cận từ miệng, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nội soi để tìm và loại bỏ xương một cách an toàn. Nội soi là phương pháp xâm lấn tối thiểu và rất hiệu quả trong các trường hợp hóc xương cá phức tạp.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc sau cắt polyp mũi thế nào cho đúng cách
Kiểm tra cẩn trọng để gắp xương cá phù hợp
2.3.4. Phẫu thuật
Ngoài ra, trên thực tế, một số trường hợp xương cá đâm vào họng đã từng phải tiến hành phẫu thuật can thiệp. Đó là các tình trạng xương cá ở các vị trí khó lâu ngày trong cổ họng gây áp xe hoặc các biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng buộc phải phẫu thuật.
2.3.4. Sau khi lấy xương cá
Sau quá trình điều trị lấy xương cá đâm vào họng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nếu cần thiết cũng như hướng dẫn chăm sóc để tránh biến chứng cho người bệnh.
3. Phòng ngừa hóc xương cá
Việc phòng tránh hóc xương cá là một trong những nội dung cơ bản trong tuyên truyền phòng chống các vấn đề bệnh lý dễ gặp trong đời sống thường ngày. Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, hóc xương cá có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trong nhiều tình huống. Do đó, phòng tránh hóc xương cá là điều cần thiết với mỗi người, mỗi gia đình. Để tránh tình trạng hóc xương cá, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
– Khi ăn cá, hãy chọn các loại cá ít xương hoặc đã được lọc xương kỹ càng trước khi chế biến.
– Hãy nhai thức ăn kỹ lưỡng, đặc biệt là khi ăn cá, để đảm bảo rằng bạn không nuốt phải mảnh xương nhỏ.
– Nói chuyện hoặc cười đùa trong khi ăn có thể làm bạn vô tình nuốt phải xương cá. Hãy tập trung khi ăn uống để giảm nguy cơ hóc xương.
– Trước khi ăn, hãy kiểm tra kỹ thức ăn của bạn, đặc biệt là khi ăn cá, để đảm bảo không có mảnh xương nào sót lại.
Cần nhớ rằng, hóc xương cá là tai nạn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Khi gặp phải tình huống này, nếu không thể có cách lấy xương cá đâm vào họng ra một cách an toàn tại nhà, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời. Để tránh nguy cơ hóc xương, bạn cần cẩn thận khi ăn cá và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa tai nạn này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.