Tìm hiểu mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành

Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay là một trong những phương pháp điều trị triệu chứng hội chứng ống cổ tay hiệu quả và an toàn, được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy cùng xem bài viết dưới đây để trả lời cho thắc mắc mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành? nhé

Bạn đang đọc: Tìm hiểu mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành

1. Phương pháp mổ hội chứng ống cổ tay phổ biến

Trước khi tìm hiểu câu hỏi mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành, mọi người cũng cần nắm rõ những phương pháp phẫu thuật hội chứng ống cổ tay phổ biến nhất hiện nay để có thêm nhiều thông tin, hỗ trợ quá trình điều trị hội chứng ống cổ tay đem lại hiệu quả nhất. Hiện nay, có 2 phương án mổ hội chứng ống cổ tay phổ biến đó là mổ truyền thống và mổ nội soi hội chứng ống cổ tay.

Tùy vào mỗi trường hợp nhất định, nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định những phương pháp phẫu thuật hội chứng ống cổ tay phù hợp. Sau khi thực hiện phẫu thuật, dây chằng của người bệnh sẽ được nối lại và phục hồi khả năng vận động như bình thường. Đặc điểm của 2 phương pháp phẫu thuật như sau:

– Mổ truyền thống: Bác sĩ thực hiện rạch vết mổ trên cổ tay và thực hiện thủ thuật điều trị hội chứng ống cổ tay bằng các dụng cụ y khoa chuyên dụng.

– Mổ nội soi: Bác sĩ mổ thực hiện tạo một vết cắt nhỏ ở cổ tay để đưa thiết bị phẫu thuật nội soi vào trong cổ tay. Sau đó sử dụng máy móc hiện đại điều khiển phẫu thuật thông qua thiết bị và màn hình hiển thị vị trí cần điều trị.

Tìm hiểu mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành

Hiện nay, có 2 phương án mổ hội chứng ống cổ tay phổ biến đó là mổ truyền thống và mổ nội soi hội chứng ống cổ tay.

2. Lý giải: Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành?

Đối với người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay, việc thắc mắc mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành đóng vai trò rất lớn, bởi đây là bộ phận quyết định khả năng vận động của tay, chức năng cổ tay hồi phục như bình thường mới có thể làm việc, hoạt động, cầm nắm lại được.

Thông thường, vết mổ hội chứng ống cổ tay sẽ bắt đầu lành lại sau 1 – 2 tuần phẫu thuật. Tuy nhiên tốc độ lành nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như cách chăm sóc vết thương hở tại nhà của người bệnh, cơ địa, chế độ ăn uống hàng ngày, vận động sau khi mổ,… Dưới đây là sơ lược quá trình hồi phục sau phẫu thuật.

2.1. Một tuần sau khi mổ

Người bệnh có thể bắt đầu di chuyển, cử động các ngón tay và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tốc độ khôi phục chức năng, hạn chế tình trạng cứng khớp.

2.2. Hai đến bốn tuần sau mổ

Người bệnh có thể hoạt động nhẹ nhàng cổ tay nhưng vẫn nhức. Tuy nhiên các cơn đau đang giảm dần và ít đau hơn lúc mới mổ.

2.3. Bốn tuần sau mổ

Người bệnh bắt đầu thực hiện được các hoạt động tỉ mỉ của bàn tay và cổ tay như viết chữ, vẽ, lái xe,… nhưng lưu ý không nên tạo áp lực quá mạnh đối với cổ tay lúc này.

2.4. Sáu đến tám tuần sau mổ

Người bệnh lúc này phục hồi gần như hoàn toàn, sức mạnh cổ tay cũng được khôi phục. Một số trường hợp lâu lành hoặc khi làm việc, hoạt động vẫn cảm nhận tình trạng đau nhẹ ở cổ tay hoặc bàn tay.

Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc giảm đau do viêm cân gan chân

Tìm hiểu mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành

Thời gian lành còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như cách chăm sóc vết thương tại nhà, cơ địa, chế độ ăn uống hàng ngày,…

3. Quy trình phẫu thuật bệnh ống cổ tay

Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay sẽ được thực hiện nhanh chóng theo quy trình như sau:

– Đầu tiên người bệnh được gây tê hoặc gây mê trước khi thực hiện mổ hội chứng ống cổ tay.

– Bác sĩ bắt đầu tiến hành phẫu thuật, tạo vết mổ và bắt đầu quá trình giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

– Sau khi thực hiện giải phóng dây thần kinh xong bác sĩ nối dây chằng và khâu lại vết thương.

– Người bệnh được theo dõi tại bệnh viện đến khi hết thuốc tê/thuốc mê hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật bệnh ống cổ tay

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc phục hồi chức năng sau mổ hội chứng ống cổ tay rất việc rất quan trọng. Bởi quá trình này ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của vết thương cùng với hạn chế tình trạng vết thương bị nhiễm trùng do vệ sinh kém,… Để phục hồi chức năng sau mổ hội chứng ống cổ tay người bệnh cần:

4.1. Vệ sinh vết mổ

Vệ sinh vết mổ đúng cách giúp ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào vết thương và dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm. Khi thay băng gạc, rửa vết mổ bạn cần rửa tay sạch sẽ, thực hiện đúng quy trình vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình chăm sóc vết thương nếu gặp vấn đề hay dấu hiệu bất thường nào, hãy báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý thích hợp, tránh viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

4.2. Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh sau mổ hội chứng ống cổ tay cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi.

– Tăng cường bổ sung trái cây tươi, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng từ bên trong.

– Sau mổ hội chứng ống cổ tay người bệnh nên ăn các món mềm, loãng và chế biến đơn giản để dễ dễ hấp thụ hơn.

– Nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin B trong chế độ ăn sẽ giúp việc phục hồi chức năng dây thần kinh được tốt hơn.

– Tuyệt đối người bệnh sau phẫu thuật không sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…

4.3. Vật lý trị liệu

Muốn phục hồi chức năng sau mổ hội chứng ống cổ tay hiệu quả nhất, người bệnh nên tập các bài vật lý trị liệu.

Người bệnh nên tìm đến các chuyên gia vật lý trị liệu để tập luyện, không nên tự ý tập tại nhà tránh gây nguy cơ tập sai kỹ thuật và tác động xấu đến quá trình hồi phục chức năng của tay.

Tìm hiểu mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành

>>>>>Xem thêm: Gãy xương mác bao lâu tập đi được và cách dùng nạng gỗ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc phục hồi chức năng sau mổ hội chứng ống cổ tay rất việc rất quan trọng.

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành?”. Đồng thời biết cách phục hồi chức năng sau mổ hội chứng ống cổ tay hiệu quả, an toàn. Khi nhận thấy vết thương có dấu hiệu bất thường trong quá trình phục hồi người bệnh nên báo ngay đến bác sĩ để có giải pháp xử lý phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *