Các triệu chứng sốt xuất huyết, cách chăm sóc và phòng tránh

Các triệu chứng sốt xuất huyết như sốt cao liên tục, xuất huyết và thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc và tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Nhưng các biểu hiện này dễ khiến chúng ta lầm tưởng với các bệnh gây sốt cao hoặc các bệnh nhiễm trùng khác như sốt virus. Cùng tìm hiểu các triệu chứng sốt xuất huyết, cách chăm sóc và phòng tránh.

Bạn đang đọc: Các triệu chứng sốt xuất huyết, cách chăm sóc và phòng tránh

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm virus được truyền từ người bệnh sang người lành thông qua trung gian là muỗi vằn (Aedes). Sốt xuất huyết là một bệnh cấp tính, gây dịch.  Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn cầu, thường xuất hiện nhất tại các khu vực nhiệt đới như Đông Nam Á, Châu Phi, Tây Thái Bình Dương. Mỗi năm có khoảng từ 50-100 triệu người bị nhiễm bệnh.Tại Việt Nam là một trong các nước có bệnh lưu hành nặng.

Virus Sốt xuất huyết có 4 tuýp (chủng huyết thanh) là DEN 1, DEN 2, DEN 3, DEN 4. Việt Nam trong những năm qua có sự lưu hành của cả 4 tuýp, tuy nhiên phổ biến hơn cả là virus tuýp 2.

Muỗi vằn là trung gian truyền nhiễm virus sốt xuất huyết. Khi bị muỗi đốt cơ thể sẽ nhiễm virus và bắt đầu ủ bệnh, sau đó xuất hiện các triệu chứng như sốt, phát ban,…

Các triệu chứng sốt xuất huyết, cách chăm sóc và phòng tránh

Mô tả vòng đời lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết.

2. Các triệu chứng sốt xuất huyết, bạn cần “thuộc lòng”

Sốt xuất huyết có biểu đa dạng, có các biểu phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với một số biểu hiện của các bệnh khác. Bệnh thường khởi phát đột ngột và thường có các triệu chứng như sau:

2.1 Sốt cao đột ngột, liên tục, không hạ là một trong các triệu chứng sốt xuất huyết điển hình nhất

Khi nhiễm sốt xuất huyết người bệnh thường có biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39- 40 độ, liên tục và có thể kéo dài từ 2- 7 ngày. Ở trẻ nhỏ khi sốt cao có thể gây co giật rất nguy hiểm.

2.2 Đau đầu

Đau đầu với cường độ cao là biểu hiện thường xảy ra và có thể đau lan ra phía sau mắt.

2.3 Đau nhức mắt

Đây là một triệu chứng thường gặp có thể đau bên dưới mắt, nhức hai hố mắt và xung quanh mắt việc này làm cho mở mắt trở nên khó khăn hơn.

2.4 Đau cơ, đau khớp cũng là một trong các triệu chứng sốt xuất huyết hay gặp

Một số người có triệu chứng đau cơ, xương khớp làm cho việc di chuyển khó khăn, gây ra bất tiện trong sinh hoạt thường phải nằm nghỉ ngơi một chỗ.

2.5 Mệt mỏi và mất sức

Khi bị nhiễm bệnh người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, mất sức,yếu đuối.

2.6 Da xung huyết hoặc phát ban đỏ

Ở một số người bệnh có thể có các biểu hiện xuất huyết dưới da dưới dạng chấm, nốt, hoặc mảng xuất huyết bầm tím thường ở các vị trí như trên mặt, cổ, cơ thể. Hoặc một người có biểu hiện chảy máu chân răng, chảy máu cam,ở phụ nữ có kinh nguyệt kéo dài hơn hoặc đến sớm hơn chu kỳ.

2.6 Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Ngoài các triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết, người nhiễm bệnh có thể có kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy. Một số trường hợp có xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa ( nôn ra máu, ỉa phân đen) xuất huyết phổi, não bệnh thường chuyển biến nặng.

Sốt xuất huyết gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sốt, mệt mỏi, đau đầu, nôn, chảy máu cam, chảy máu chân răng,….. thậm chí có thể tử vong.

Tìm hiểu thêm: Những việc không nên làm khi bị gãy xương cánh tay

Các triệu chứng sốt xuất huyết, cách chăm sóc và phòng tránh

Nếu thấy có các biểu hiện này bạn hãy nghĩ đến sốt xuất huyết và nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả.

3. Cách chăm sóc người bệnh nhiễm sốt xuất huyết

Đa số sốt huyết có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại các cơ sở y tế. Điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là các triệu chứng, theo dõi và phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo, biến chứng nặng. Chăm sóc tốt sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục cũng như tránh các nguy cơ nguy hiểm.

3.1 Hạ sốt

Nên để người bệnh nằm nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, kết hợp các phương pháp vật lý như chườm và dùng thuốc hạ sốt cho người bệnh. Lưu ý thời gian dùng thuốc cách nhau từ 4-6 tiếng. Không dùng aspirin hoặc thuốc hạ sốt ibuprofen vì dễ gây tan huyết, xuất huyết tiêu hóa và toan hóa máu.

Khuyến khích người bệnh uống nước, đặc biệt là oresol, nước hoa quả tươi để tăng sức đề kháng, bù nước và điện giải tránh biến chứng mất nước do sốt cao.

3.2 Làm giảm tình trạng xuất huyết dưới da, ban đỏ

Theo dõi thường xuyên biểu hiện xuất huyết dưới da, nếu người bệnh có triệu chứng ngứa hoặc ban đỏ có thể sử dụng dầu gió hoặc kem để giúp giảm triệu chứng.

3.3 Đảm bảo khôi phục đủ lượng tuần hoàn, hạn chế nguy cơ sốc

Người bệnh cần uống đủ nước, tốt nhất là oresol hoặc nước lọc, nước cốt chanh, nước muối pha loãng.  Nếu người bệnh nôn nhiều không uống được cần sử dụng phương pháp y tế, đặt sonde dạ dày, hoặc truyền tĩnh mạch.

3.4 Bổ sung dinh dưỡng

Dinh dưỡng tốt hỗ trợ người bệnh hồi phục, nên duy trì chế độ ăn nhẹ, thức ăn lỏng dễ tiêu như sữa, súp, cháo,… Chia thành nhiều bữa và ăn với lượng ít hạn chế nôn, khi hết sốt ăn chế độ bình thường.

3.5 Theo dõi và tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Cần theo dõi triệu chứng người bệnh như sốt, đau đầu, huyết áp, các ban đỏ tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ biến chứng nào cần liên hệ ngay với Bác sĩ để xử lý kịp thời.

Nếu có các biểu hiện nặng hơn hoặc dấu hiệu biến chứng như xuất huyết nội tạng, sốc, người bệnh cần được chuyển ngay đến bệnh viện cơ sở y tế. Tiếp nhận chăm sóc y tế chuyên nghiệp là biện pháp quan trọng trong trường hợp này.

Các triệu chứng sốt xuất huyết, cách chăm sóc và phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Virus sốt xuất huyết và chủng đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam

Sốt xuất huyết rất nguy hiểm, người bệnh cần được chăm sóc chu đáo và cẩn thận ngay trong quá trình mắc bệnh cũng như sau khi khỏi bệnh để cơ thể có thể phục hồi một cách tốt nhất.

4. Phòng tránh nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào phòng chống trung gian truyền bệnh. Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus sốt xuất huyết chính là hạn chế sự phát triển của muỗi cùng với các biện pháp bảo vệ cơ thể.

Vệ sinh môi trường sống: Sốt xuất huyết được truyền qua trung gian là muỗi vằn vì vậy cần tác động đến môi trường hạn chế muỗi phát triển. Diệt bọ gậy, loăng quăng, diệt muỗi trưởng thành, đậy kín dụng cụ chứa nước, loại bỏ ổ chứa nước đọng, thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thay nước bình hoa,…

Bảo vệ cá nhân, tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mắc màn, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi, mặc quần áo dài ,…

Tích cực theo dõi bệnh báo cáo kịp thời, cần cách ly người bệnh, khoanh vùng phun thuốc diệt muỗi, vệ sinh môi trường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *