Bệnh cạnh việc chữa trị bằng thuốc thì bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên kết hợp thực hiện các bài tập phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng để nhanh chóng khỏi bệnh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các phương pháp này nhé.
Bạn đang đọc: Phương pháp phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng
1. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa của xương khớp, diễn ra ở các cấp độ khác nhau. Bệnh tiến triển chậm và gây ra những cơn đau âm ỉ kéo dài. Người mắc chứng thoái hóa này sẽ trở nên yếu hơn, đi lại dễ mất thăng bằng thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu để bệnh lâu ngày không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy khi thấy xuất hiện dấu hiệu thoái hóa người bệnh cần thăm khám sớm để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa của xương khớp, diễn ra ở các cấp độ khác nhau.
2. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống thắt lưng phổ biến
Dưới đây là một số dấu hiệu thoái hóa thắt lưng phổ biến nhất:
– Đau nhức thắt lưng là dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất của chứng thoái hóa đốt sống thắt lưng. Đặc biệt ở vùng thắt lưng khi hệ thần kinh tại đây bị chèn ép.
– Tê lan xuống chân và lan xuống phần hông, phần đùi và bàn chân.
– Hạn chế vận động khi tình trạng sức khỏe có chuyển biến nghiêm trọng. Những cơn đau phần thắt lưng sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh trung tâm. Từ đó lan xuống phần chân và gây ra những phản ứng tê liệt, đồng thời mất thăng bằng khi di chuyển.
Đau nhức thắt lưng là dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất của chứng thoái hóa đốt sống thắt lưng.
3. Thoái hóa cột sống thắt lưng do đâu?
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng là do:
3.1. Quá trình lão hóa tự nhiên
Quá trình lão hóa của cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuổi càng cao, chức năng và cấu trúc hệ xương khớp ngày càng yếu và suy giảm, nguy cơ thoái hóa ngày càng cao.
3.2. Vận động sai tư thế
Đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc do tính chất công việc thường xuyên phải mang vác nặng cũng gây áp lực lớn lên phần cột sống thắt lưng. Lâu dần phần sụn và xương dưới sụn nhanh chóng bị tổn thương, đĩa đệm giảm tính đàn hồi và dây chằng quanh khớp bị xơ cứng gây thoái hóa đốt sống lưng.
3.3. Thừa cân, béo phì
Thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây ra áp lực lớn cho cột sống. Nếu cân nặng không được cải thiện, trọng lượng cơ thể vượt quá sức chịu đựng của cột sống gây nguy cơ thoái hóa xương khớp là điều khó tránh được.
3.4. Vấn đề dinh dưỡng
Một khẩu phần ăn thiếu các chất như Vitamin D và Canxi hay chất xơ, nước sẽ làm yếu đi chức năng hoạt động của cột sống.
3.5. Do chấn thương
Người đã có chấn thương vùng lưng trước đó sẽ có nguy cơ cao mắc chứng thoái hóa cột sống cao hơn so với người bình thường.
Tìm hiểu thêm: Bài Thuốc Nam chữa Đau Lưng Mỏi Gối Hiệu Quả Triệt Để Nhất
Tuổi càng cao, chức năng và cấu trúc hệ xương khớp ngày càng yếu và suy giảm, nguy cơ thoái hóa ngày càng cao.
4. Tìm hiểu các phương pháp phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng
Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng thì các bác sĩ mới có thể lựa chọn các phương pháp phục hồi chức năng mang lại hiệu quả nhất:
4.1. Các kỹ thuật phục hồi chức năng
– Trong giai đoạn dưỡng sức, người bệnh nên nghỉ tại giường với tư thế thoải mái nhất, có thể nằm tư thế nghiêng hoặc nằm ngửa với khớp háng gập 45°, đồng thời đặt một chiếc gối dưới đầu gối để làm thư giãn cơ vùng thắt lưng và cơ ụ ngồi.
– Áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu thoái hóa cột sống nhằm giảm đau, giãn cơ, gia tăng tuần hoàn máu.
– Thực hiện các kỹ thuật xoa bóp, di động mô mềm ở vùng thắt lưng để hỗ trợ thư giãn cơ và khớp sâu, giảm đau.
– Kéo dãn cột sống: Kéo dãn cột sống có thể thực hiện bằng tay đối với giai đoạn cấp hoặc bằng máy đối với giai đoạn bán cấp và mãn tính.
– Sử dụng áo, nẹp trợ giúp: Áo hoặc nẹp hỗ trợ giúp giảm đau và chịu lực cho vùng cột sống thắt lưng.
– Các bài luyện tập: Các bài tập có thể tăng cường sức mạnh cơ vùng bụng và thắt lưng, nhằm giảm tải trọng cho cột sống, tạo sự mềm dẻo, ổn định cho người bệnh khi di chuyển.
– Luyện tư thế ngồi và đi đúng: Các tư thế làm việc sẽ làm mất cân bằng cột sống, do vậy cần được điều chỉnh để tránh tái phát đau cột sống thắt lưng. Hạn chế mang vác vật nặng hoặc nếu trong trường hợp phải mang vác nặng thì phải giữ tư thế lưng thẳng và khung chậu nghiêng ra sau.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về cách điều trị bệnh viêm khớp háng
Áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu thoái hóa cột sống nhằm giảm đau, giãn cơ, gia tăng tuần hoàn máu
4.2. Điều trị nội khoa
Bên cạnh các bài tập phục hồi chức năng, bác sĩ có thể sẽ kết hợp sử dụng thêm ba nhóm thuốc đó là thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ để tăng hiệu quả điều trị
4.3. Theo dõi bệnh và tái khám
Người bệnh cần chủ động có kế hoạch theo dõi và tái khám định kỳ hàng tháng để kịp thời phát hiện các biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng, tránh để các triệu chứng bệnh trở nặng cũng như thay đổi phương pháp điều trị thích hợp.
4.4. Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh không đáp ứng với tất cả các phương pháp trên hoặc trong trường hợp dây thần kinh bị chèn ép gây tê liệt nghiêm trọng. Phẫu thuật sẽ được thực hiện nhanh chóng và cải thiện rõ rệt tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng.
Trên đây là một số thông tin về các biện pháp phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng mà có thể bạn đang tìm hiểu. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, mọi người có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về các biện pháp phù hợp để kết hợp giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Nếu trong quá trình phục hồi người bệnh thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần tái khám để được bác sĩ chuyên khoa có phương pháp xử lý phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.