Hình ảnh niềng răng trước và sau khi thực hiện

Để đánh giá quá trình niềng răng, những hình ảnh niềng răng trước và sau khi thực hiện là căn cứ cần thiết. Nhờ đó, bạn có thể tham khảo, lựa chọn cho mình phương pháp niềng phù hợp . Hãy cùng TCI tham khảo bài viết dưới đây để nhìn nhận rõ nét sự thay đổi và thành công của quá trình niềng răng và có cho mình những thông tin hữu ích trước khi quyết định thực hiện các phương pháp chỉnh.

Bạn đang đọc: Hình ảnh niềng răng trước và sau khi thực hiện

1. Niềng răng chỉnh nha

1.1. Ý nghĩa của niềng răng

Niềng răng (chúng ta cũng thường gọi là chỉnh nha) là phương pháp nắn chỉnh lại răng về vị trí mong muốn, cân xứng bằng cách sử dụng các dụng cụ nha khoa như mắc cài, dây cung, khay niềng… Qua thời gian và các điều chỉnh nhất định, hàm răng của chúng ta sẽ trở nên cân đối hơn, cải thiện khớp cắn và thẩm mỹ nụ cười.

Hình ảnh niềng răng trước và sau khi thực hiện

Kết quả của quá trình niềng răng

Nhìn chung, niềng răng là phương pháp chỉnh nha rất được ưa chuộng hiện nay. Các trường hợp răng lệch, ảnh hưởng đến khớp cắn, tăng nguy cơ bệnh răng miệng đều đều được các bác sĩ hướng đến việc chỉnh nha khắc phục. Với khả năng cải thiện hiệu quả các vấn đề về khớp cắn, hô, móm, răng thưa, mọc lệch, mang lại nụ cười rạng rỡ và tự tin cho người sở hữu,… niềng răng cũng được đánh giá là dịch vụ nha khoa được nhiều người tự lựa chọn trước chỉ định của bác sĩ.

1.2. Các trường hợp nên niềng răng

Một số trường hợp dưới đây cần cân nhắc việc niềng răng để đảm bảo các chức năng của răng, phòng ngừa bệnh lý cũng như cải thiện thẩm mỹ:

– Răng khấp khểnh, chen chúc

– Răng không thẳng hàng

– Khe hở giữa các răng.

– Răng khểnh, hô vẩu, móm.

– Răng mọc sai vị trí.

– Khớp cắn sai lệch: Khớp cắn sâu; Khớp cắn hở

Tuy nhiên, niềng răng không phải là phương pháp ứng dụng với mọi đối tượng. Những đối tượng cần xem xét hoặc đình chỉ niềng răng thường là:

– Người có bệnh nền nghiêm trọng như tim mạch, HA, tiểu đường, ung thư,…

– Người viêm nha chu nặng.

– Đang viêm cấp tính

– Trẻ em dưới 7 tuổi.

Nhìn chung, trước khi niềng răng, bác sĩ cần khám cụ thể để đưa ra quyết định niềng răng phù hợp. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mình.

1.3. Quy trình niềng răng

Quy trình niềng răng cơ bản của các nha khoa hiện nay thường diễn ra như sau:

– Thăm khám – tư vấn. Quá trình này được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn, bao gồm các mục khám lâm sàng, đánh giá tình trạng răng miệng, chụp Xquang xem xét chân răng và các vấn đề có thể ảnh hưởng, không phù hợp cho việc niềng răng. Bác sĩ sẽ dựa vào các mục khám này, tiến hành đánh giá chung và quyết định việc niềng răng với người bệnh: có nên niềng răng và niềng bằng hình thức nào thì phù hợp, lộ trình niềng như thế nào, các vấn đề cần chú ý,…

Một số trường hợp cần điều trị các bệnh lý nha khoa hoặc nhổ răng, thì bác sĩ sẽ lưu ý để người bệnh khám, điều trị trước khi lấy dấu hàm và gắn dây cung, mắc cài theo lộ trình đã đề ra.

– Tiến hành lấy dấu răng bằng thạch cao, bằng chất alginate, cao su, hợp chất nhiệt dẻo hoặc công nghệ CAD/CAM,… (tùy từng cơ sở nha khoa) để làm khay niềng

– Gắn mắc cài và kéo dây cung theo lịch hẹn sau khi khay niềng được hoàn thành.

– Theo dõi tiến trình niềng răng, tái khám nha khoa định kỳ để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phù hợp, điều chỉnh lại dây cung khi niềng nhằm siết, kéo với lực phù hợp để điều chỉnh răng về các vị trí mong muốn theo đúng lộ trình.

Trong giai đoạn này, người bệnh cũng cần chú ý tự theo dõi, chăm sóc răng miệng đúng cách, vệ sinh và ăn uống phù hợp để việc niềng răng diễn ra thuận lợi. Cần đến nha sĩ ngay khi có hiện tượng rơi mắc cài hoặc những vấn đề răng miệng để được hỗ trợ giải quyết nhanh, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến trình niềng răng đã đề ra.

– Tháo mắc cài và duy trì. Sau thời gian khoảng từ 1 đến 3 năm tùy từng trường hợp, việc niềng răng có thể được hoàn tất. Khi này, bác sĩ sẽ tháo mắc cài, dây cung, đồng thời, yêu cầu về thời gian đeo hàm duy trì cũng như hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách để luôn duy trì tốt hiệu quả của việc niềng răng.

2. Một số hình ảnh về việc niềng răng

Dưới đây là một số hình ảnh niềng răng phân theo từng trường hợp phổ biến để minh họa, giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về hiệu quả và thay đổi do niềng răng đem lại.

2.1. Hình ảnh niềng răng hô

– Trước khi niềng: Hàm răng hô vẩu, hai hàm không khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.

– Sau khi niềng: Hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn, nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn.

Tìm hiểu thêm: Niềng răng cửa các trường hợp răng bị hô vẩu

Hình ảnh niềng răng trước và sau khi thực hiện

HÌnh ảnh trước và sau khi niềng răng hô

2.2. Hình ảnh niềng răng móm

– Trước khi niềng: Hàm dưới đưa ra trước so với hàm trên, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

– Sau khi niềng: Hàm răng khớp cắn chuẩn, khớp cằm hài hòa, nụ cười tự nhiên và duyên dáng hơn.

2.3. Hình ảnh niềng răng thưa

– Trước khi niềng: Răng thưa hở, khe hở giữa các răng lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và dễ mắc bệnh lý nha chu.

– Sau khi niềng: Răng đều đặn, khít sát, nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn.

2.4. Hình ảnh niềng răng mọc lệch

– Trước khi niềng: Răng mọc lệch lạc, chen chúc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

– Sau khi niềng: Hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn, nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn.

Hình ảnh niềng răng trước và sau khi thực hiện

>>>>>Xem thêm: Phương pháp trồng răng nào tốt?

Một ca niềng răng khểnh mọc lệch tại TCI

3. Chăm sóc khi niềng răng

Trên thực tế, vẫn có những trường hợp niềng răng không hiệu quả. Một phần nguyên nhân chính gây thất bại trong niềng răng là vấn đề chăm sóc trong quá trình này. Vì thế, để đạt niềng răng hiệu quả, bên cạnh việc khám và thực hiện niềng tại các cơ sở răng hàm mặt uy tín, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

– Vệ sinh răng đúng cách. Dùng thiết bị làm sạch phù hợp (bàn chải mềm, máy tăm nước,…), sử dụng nước súc miệng, đến cơ sở nha khoa vệ sinh,…

– Chế độ ăn uống phù hợp. Không nên ăn đồ cứng, dai, dính hoặc các loại nước có ga. Tránh để răng tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Sử dụng các loại thức ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa.

– Bảo vệ răng. Dùng dụng cụ bảo vệ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh các hoạt động thể thao mang tính mạo hiểm, dễ làm tổn thương răng.

– Bỏ các thói quen xấu như: ngậm móng tay, rượu bia,…

– Khám nha định kỳ

Nhìn chung, hình ảnh niềng răng trên đây phần nào giúp bạn hình dung rõ nét hơn về kết quả của quá trình niềng răng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, niềng răng là một quá trình lâu dài, cần sự theo dõi của bác sĩ và sự chăm sóc phù hợp của người bệnh, Chính vì thế nếu đang suy nghĩ về việc niềng răng, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và được tư vấn phương pháp, lộ trình niềng răng phù hợp cũng như chăm sóc, hỗ trợ suốt trong và sau khi niềng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *