U xơ buồng trứng hay u nang buồng trứng? Tổng quan về bệnh

U nang buồng trứng (Follicular cyst), hay còn được nhiều chị em gọi là u xơ buồng trứng, là bệnh lý phụ khoa phổ biến, có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, u nang buồng trứng là gì, cách nhận biết, hướng điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin về căn bệnh này qua nội dung dưới đây.

Bạn đang đọc: U xơ buồng trứng hay u nang buồng trứng? Tổng quan về bệnh

1. U nang buồng trứng là gì?

Trong từ điển Y khoa Anh Việt, bệnh u nang buồng trứng (u buồng trứng) tiếng anh là Follicular cyst. Đây là loại khối u phổ biến thứ hai trong các loại khối u ở cơ quan sinh dục của chị em (sau u xơ tử cung).

U nang buồng trứng là khối u thịt lành tính hoặc ác tính, có màu trắng hoặc nâu, nằm ở vị trí bên trong hoặc bám đậu ở trên buồng trứng. Điểm nổi bật, riêng biệt của u xơ ở buồng trứng ở phụ nữ là những khối có vỏ bọc ngoài và chứa dịch bên trong. Nó phát triển từ mô buồng trứng hoặc mô bộ phận khác, tại một hoặc cả hai bên buồng trứng. Chúng ta có thể nhìn thấy qua các hình ảnh siêu âm hoặc sờ thấy từ bên ngoài nếu u phát triển lớn hoặc thành bụng của người bệnh mỏng.

U nang buồng trứng xuất hiện nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chiếm 3.6% số ca bệnh phụ khoa. Ở thời gian đầu, chị em gần như không thấy có biểu hiện gì. Vì vậy, đa số chị em chỉ phát hiện ra một cách tình cờ khi thăm khám phụ khoa.

2. Phân loại u nang buồng trứng

Về phân loại, u nang buồng trứng được chia làm 2 dạng là u nang cơ năng và khối u thực thể.

– U nang cơ năng: Là khối u hình thành sau khi có tổn thương về chức năng buồng trứng. Loại u này chỉ tồn tại trong vài chu kỳ kinh. Nó có vỏ mỏng, kích thước tăng nhanh đến tối đa dưới 10cm, sau đó tự mất sớm.

– U thực thể: Là khối u tế bào biểu mô buồng trứng. Có đến 60% các trường hợp u buồng trứng thuộc loại này.

U xơ buồng trứng hay u nang buồng trứng? Tổng quan về bệnh

Hình ảnh buồng trứng bình thường và khối u nang buồng trứng

Trong nhóm u thực thể, có đến 90% là những khối u ác tính, được phân loại thành:

– U nang nước: Là loại u phổ biến nhất, kích thước nhỏ, có 1 hoặc nhiều thùy chứa dịch trong.

– U nhầy: 15 – 20% bệnh nhân u buồng trứng có khối u nhóm này.

– U nang dạng nội mạc: Loại u này chứa dịch màu nâu đen.

– U Brenner.

– U tế bào sáng.

– U loan phát tế bào mầm.

– Khối u Gonadoblastoma (u nguyên bào sinh dục).

– U quái non: Có thể có răng, xương bên trong, lông, da…

3. Nguyên nhân gây bệnh

Đến nay, giới chuyên gia y khoa vẫn chưa chỉ ra nguyên nhân gây u nang buồng trứng. Tuy nhiên, đã có những trường hợp được xác định nguồn gốc hình thành khối u bắt đầu từ những mô sợi không đặc hiệu. Bên cạnh đó, những yếu tố sau có thể tác động nhiều đến sự hình thành khối u:

– Hormone: Rối loạn nội tiết hoặc sử dụng các loại thuốc kích trứng có thể là nguyên nhân làm hình thành khối u buồng trứng cơ năng.

– Mang thai: Một số trường hợp, u nang buồng trứng hình thành trong cơ thể mẹ bầu giai đoạn đầu thai kỳ để hỗ trợ bào thai và tự biến mất khi nhau thai hình thành hoặc tồn tại đến cuối thai kỳ.

– Lạc nội mạc tử cung: Đây cũng là một nguyên nhân được nhắc đến trong số yếu tố gây u nang buồng trứng

– Nhiễm trùng vùng chậu: Tình trạng nhiễm trùng ở buồng trứng, phần phụ và vùng chậu về lâu dài cũng gây phát sinh khối u ở buồng trứng.

4. Những dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng

Nhìn chung, dấu hiệu của u nang buồng trứng biểu hiện ra bên ngoài tương tự như u xơ tử cung. Nếu khối u nhỏ hoặc nằm ở vị trí ít bị chèn ép, người bệnh gần như chưa cảm nhận được triệu chứng gì.

Khi khối u phát triển hơn về kích thước và chèn ép vào các bộ phận xung quanh, bệnh nhân thường có cảm giác:

– Đau bụng dưới: Khu vực bụng, dưới rốn, bên trên “cô bé” đau âm ỉ, hoặc đau nhói, quặn thắt từng cơn. Ở từng người, mức độ đau sẽ khác nhau nhưng xu hướng các cơn đau tăng dần vào những ngày gần hành kinh.

– Đau thắt lưng, vùng chậu và đùi: Do khối u kích thước lớn chèn ép vào các dây thần kinh ở thắt lưng chạy dọc theo xương chậu xuống đùi, người bệnh có cảm giác đau tại đây.

– Tiểu tiện liên tục: Khối u buồng trứng càng lớn thì bàng quang càng bị chèn ép, khiến bệnh nhân có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.

– Rối loạn kỳ kinh: Chị em có thể bị trễ kinh, rong kinh kéo dài trên 1 tuần.

– Biểu hiện khác: Một số người bệnh có biểu hiện đau khi quan hệ, chướng bụng, buồn nôn và tăng cân bất thường.

Khi thấy những dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh u nang buồng trứng, chị em nên nhanh chóng đến bệnh viện. Thông qua thăm khám và các xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết được chính xác mức độ bệnh. Từ đó đưa ra những lời khuyên về cách xử lý khối u phù hợp nhất.

5. Tính chất nguy hiểm

Như đã nói ở trên, u buồng trứng là khối u lành tính hoặc ác tính. Nếu là khối u thực thể, chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho chị em. Cụ thể là:

– Xoắn u: Xảy ra khi buồng trứng có nhiều khối u có chân hoặc cuống dài tự xoắn lại với nhau hoặc xoắn quanh trục của chính nó. Xoắn u xơ vô hình chung làm mất nguồn máu nuôi dưỡng nó, gây hoại tử khối u. Khi đó, chị em sẽ gặp tình trạng đau dữ dội, nôn mửa, đau ở hạ vị khi ấn vào. Thậm chí có thể choáng ngất do cơn đau quặn thắt.

– U chèn ép tạng: Những khối u buồng trứng kích thước lớn sẽ chèn lên bàng quang gây tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Khi khối u chèn vào tĩnh mạch chủ dưới, chân bệnh nhân có biểu hiện phù. Nếu chèn ép trực tràng, bệnh nhân thường xuyên bị táo bón. Trường hợp bị chèn ép niệu quản, bể thận sẽ bị ứ nước.

– Ung thư hóa: Chị em nên cảnh giác với các biểu hiện như ra máu bất thường, đau dai dẳng từ bụng dưới ra lưng sau và xương chậu, mệt mỏi, chán ăn, tụt cân, bụng chướng…

Tìm hiểu thêm: Niềng răng thưa mất thời gian bao lâu?

U xơ buồng trứng hay u nang buồng trứng? Tổng quan về bệnh

Khối u nang buồng trứng, còn được nhiều chị em gọi là u xơ buồng trứng

6. Chẩn đoán u buồng trứng

U nang buồng trứng thời gian đầu thường không có triệu chứng. Nhiều trường hợp được phát hiện ra tình cờ khi chẩn đoán bệnh phụ khoa khác. Để đưa ra kết luận cuối cùng, bác sĩ phụ khoa cần khám lâm sàng và cận lâm sàng.

– Bằng cách dùng hai tay để xác định vị trí khối u từ bên ngoài, mật độ, khả năng di động và mức độ đau.

– Bằng các phương pháp cận lâm sàng như siêu âm, đường ổ bụng, đường âm đạo, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, chụp cộng hưởng từ có thể làm rõ vị trí, kích thước, tình trạng khối u, bản chất khối u và mức độ chèn ép lên các tạng xung quanh.

– Cuối cùng, bác sĩ sử dụng xét nghiệm CA – 125 để xác định mức độ phát triển của khối u. Nếu chỉ số CA – 125 >35UI/ml thì có thể xác định bệnh nhân đã có khối u.

7. Các cách điều trị u buồng trứng

U nang buồng trứng dạng cơ năng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Bệnh nhân cần được theo dõi thêm trong vòng 2 đến 3 chu kỳ kinh tiếp theo. Đối với u thực thể kích thước nhỏ, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân được chỉ định theo dõi thêm. Việc xác định xử lý khối u hay không phụ thuộc vào nguyện vọng của bệnh nhân và thực tế triệu chứng, kích thước khối u. Hiện nay, các bệnh viện thường xử lý khối u ở buồng trứng theo các cách phổ biến như:

7.1 Điều trị ngoại khoa loại bỏ u nang buồng trứng

Nếu khối u có kích thước to và chèn ép lên các cơ quan xung quanh như bàng quang, thận, dây thần kinh, đại tràng và có thể gây biến chứng, bác sĩ thường tư vấn cho bệnh nhân mổ. Mổ lấy khối u buồng trứng được tiến hành bằng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ hở, tùy thuộc vào thực trạng bệnh lý trong thời điểm phẫu thuật.

– Trường hợp người bệnh đang trong độ tuổi sinh con, nên phẫu thuật bảo tồn bằng cách bóc u nang.

– Với phụ nữ lớn tuổi hoặc đã mãn kinh, bác sĩ thường tư vấn cắt tử cung và hai phần phụ.

– Trường hợp người bệnh có biến chứng cấp tính thì phải phẫu thuật kết hợp xử lý theo tổn thương.

– Với bệnh nhân có u ác tính, cần cân nhắc cắt tử cung, phần phụ, nội mạc lớn và kết hợp hóa trị hoặc tia xạ.

– Bệnh nhân có u buồng trứng trong thai kỳ, nếu không có biến chứng thì nên mổ ngay sau tuần thứ 12 hoặc mổ lấy thai kết hợp bóc u trong trường hợp u tiền đạo.

Mặc dù phương pháp này giúp loại bỏ khối u trong buồng trứng nhưng nó không loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, u nang có thể tái phát trở lại. Tuy nhiên, nếu u to hoặc gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, là khối u ác tính, bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm để loại bỏ khối u.

U xơ buồng trứng hay u nang buồng trứng? Tổng quan về bệnh

>>>>>Xem thêm: Ung thư phổi di căn là gì?

Khối u nang buồng trứng, còn được nhiều chị em gọi là u xơ buồng trứng

7.2 Điều trị nội khoa

Những loại thuốc được khuyên dùng cho người bệnh u nang buồng trứng chủ yếu thuộc nhóm có thành phần ức chế rụng trứng, thuốc điều kinh hoặc giảm đau. Có thể kể đến:

– Nhóm thuốc tránh thai

– Thuốc điều trị rong kinh, cường kinh

– Thuốc giảm đau.

Những thuốc này có tác dụng chính là làm giảm triệu chứng bệnh, nó không giúp loại bỏ khối u thực thể hay nguyên nhân gây bệnh.

8. Điều trị u buồng trứng ở đâu?

Là loại u ít triệu chứng ở giai đoạn đầu nên nhiều trường hợp khối u lớn, chèn ép nhiều mới phát hiện ra. Lúc này, bệnh nhân cần được điều trị sớm và có thể phải can thiệp ngoại khoa. Vậy, nên lựa chọn xử lý khối u ở đâu? Chị em nên tìm hiểu kỹ thông tin và thăm khám điều trị ở các bệnh viện lớn, uy tín để đảm bảo an toàn.

Về xử lý khối u ở buồng trứng, tử cung, nhiều chị em đã tin tưởng, lựa chọn mổ cắt khối u ở bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Với ekip bác sĩ giàu kinh nghiệm về sản phụ khoa, cùng với cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc nhập khẩu, bệnh viện đa tiến hành nhiều ca mổ mở, mổ nội soi cắt khối u thành công cho các chị em. Trong đó, có 1 trường hợp khối u buồng trứng nặng tới 2,5kg ở người bệnh 16 tuổi. Các bác sĩ đã loại bỏ thành công, đồng thời kết hợp sinh thiết để xác định tính chất của khối u, từ đó có biện pháp điều trị tiếp theo phù hợp.

Trên đây là tổng hợp thông tin về u nang buồng trứng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh cũng như hướng điều trị. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, nên thăm khám và kiểm tra phụ khoa tại các bệnh viện uy tín để xác định chính xác bệnh. Đồng thời xử lý ngay nếu khối u có thể bị biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *