Niềng răng hô hàm trên – Những thông tin cần thiết

Niềng răng hô hàm trên giúp chúng ta không những chỉnh lại khớp hàm, mà còn cải thiện đáng kể về vấn đề thẩm mỹ. Vậy, niềng răng hô hàm trên là gì, khi nào áp dụng, thực hiện bằng phương pháp nào và những vấn đề liên quan? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này cùng TCI qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Niềng răng hô hàm trên – Những thông tin cần thiết

1. Hô hàm trên và những vấn đề

Hô hàm trên là tình trạng răng hàm trên nhô ra trước so với răng hàm dưới, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Niềng răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này, mang lại nụ cười rạng rỡ và tự tin cho người sở hữu.

Niềng răng hô hàm trên – Những thông tin cần thiết

Một trường hợp hô hàm trên nhẹ

1.1. Nguyên nhân gây hô hàm trên

Hô hàm trên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

– Di truyền: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành cấu trúc xương hàm và răng. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tình trạng hô hàm trên thì nguy cơ di truyền cho con cái sẽ cao hơn.

– Yếu tố môi trường: Một số yếu tố môi trường như bú bình kéo dài, ngậm tay, mút môi, thói quen đẩy lưỡi khi nuốt,… cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và răng, dẫn đến tình trạng hô hàm trên.

– Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương hàm và răng, đặc biệt là vitamin D và canxi, cũng có thể góp phần gây ra hô hàm trên.

– Tổn thương do tai nạn: Tai nạn dẫn đến chấn thương hàm mặt có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm, dẫn đến tình trạng hô hàm trên.

1.2. Dấu hiệu nhận biết hô hàm trên

Hô hàm trên không khó nhận biết. Tuy nhiên, mức độ hàm trên hô của mỗi người cũng khác nhau. Một số dấu hô hàm trên khá rõ là:

– Răng hàm trên nhô ra so với bình thường.

– Môi trên nhô ra ngoài, khó khép kín.

– Khớp cắn hở, khi cắn chặt hàm răng không thể khít nhau hoàn toàn.

– Gặp khó khăn khi ăn uống.

– Khó khăn trong phát âm.

– Khuôn mặt mất cân đối.

1.3. Ảnh hưởng khi răng hàm trên bị hô

Có thể thấy rằng, tùy từng trường hợp mà hàm trên bị hô có ảnh hưởng như thế nào với mỗi người. Trong những trường hợp nặng, người bị hô hàm trên có thể gặp nhiều bất lợi như:

– Ảnh hưởng tới thẩm mỹ: khuôn mặt không cân đối, khiến e dè, ngại ngùng khi giao tiếp.

– Chức năng nhai khó khăn, ảnh hưởng tiêu hóa, dễ đau thái dương khi nhai.

– Dễ mòn răng, sâu răng và các vấn đề răng nướu.

– Rối loạn khớp cắn, ảnh hưởng đến phát âm và tâm lý bản thân.

1.4. Khắc phục, xử lý tình trạng hô hàm trên

Với người đang gặp tình trạng hô hàm trên, nên sớm đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng hô nặng, cần can thiệp bằng các phương pháp chuyên sâu tốn kém và nguy cơ ảnh hưởng đến các vấn đề răng miệng khác.

Hiện nay, một số người thường dùng cách tự dùng tay đẩy răng hoặc dùng niềng tháo lắp để khắc phục. Tuy nhiên, những cách này thường không được đánh giá hiệu quả và không nhìn thấy tác dụng, nhất là với người trưởng thành. Ngoài ra, bọc sứ cũng là một giải pháp giúp những người có tình trạng hô nhẹ có thể cải thiện vấn đề này.

Giải pháp hiện nay được đánh giá là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng hô hàm trên, giúp bạn sở hữu nụ cười rạng rỡ và tự tin là niềng răng. Với từng trường hợp, bác sĩ nha khoa có thể tư vấn lộ trình phù hợp để giải quyết tình trạng răng hô một cách hiệu quả và xác đáng.

Tìm hiểu thêm: Cập nhật chi phí nhổ răng khôn hiện nay

Niềng răng hô hàm trên – Những thông tin cần thiết

Chỉnh nha là cách phổ biến để xử lý răng hô

2. Phương pháp niềng răng với tình trạng hô hàm trên

2.1. Các cách niềng hô hàm trên

Hiện nay có hai phương pháp chính để niềng răng hô hàm trên thường được nhắc đến, đó là:

– Niềng răng mắc cài: Sử dụng các mắc cài kim loại, sứ hoặc pha lê được gắn cố định lên từng chiếc răng để tạo lực siết và di chuyển răng.

– Niềng răng trong suốt Invisalign: Sử dụng khay niềng bằng nhựa trong suốt được chế tạo riêng cho từng người để di chuyển răng một cách từ từ.

Lựa chọn phương pháp niềng răng như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người, khả năng tài chính, và cả mong muốn cá nhân của mỗi người. Bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ những điều này để hỗ trợ đưa ra phương pháp phù hợp cho người bệnh.

2.2. Quy trình khi niềng răng hô hàm trên

Niềng răng hô hàm trên là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nha khoa để di chuyển răng hàm trên về vị trí thích hợp, với quy trình cơ bản bao gồm:

– Khám lâm sàng, chụp Xquang – Tư vấn – Lựa chọn phương pháp

– Lấy dấu răng.

– Gắn mắc cài hoặc khay niềng

– Theo dõi và điều chỉnh lực siết hoặc khay niềng theo từng giai đoạn.

– Tháo niềng – Dùng hàm duy trì.

Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các vấn đề về vệ sinh, chăm sóc răng miệng, dinh dưỡng trong quá trình niềng,… để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha theo đúng kế hoạch.

Niềng răng hô hàm trên – Những thông tin cần thiết

>>>>>Xem thêm: Sự thật đằng sau nhiều quảng cáo trồng răng sứ giá rẻ

Chăm sóc trong quy trình niềng hô tại TCI

2.3. Ưu điểm của niềng răng hô hàm trên

Niềng răng hô hàm trên giúp khắc phục những khó khăn mà vấn đề hàm trên bị hô mang lại:

– Cải thiện hiệu quả tình trạng hô hàm trên, giúp khớp cắn chuẩn, nụ cười đẹp và tự tin hơn.

– Nâng cao chức năng ăn nhai, giúp bạn dễ dàng nhai và nghiền thức ăn hơn.

– Giúp phát âm rõ ràng hơn, đặc biệt là những người bị nói ngọng do răng.

– Tăng cường sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về nha chu.

– Lấy lại sự tự tin.

Điều đặc biệt là, niềng răng có tỷ lệ hiệu quả cao hơn các phương pháp khác, nhờ đó, đảm bảo được chức năng ăn uống cũng như vấn đề thẩm mỹ, mang lại sự an tâm, tự tin cho người bệnh.

Có thể thấy, niềng răng hô hàm trên là phương pháp cần thiết nhằm khắc phục nhược điểm răng hô. Để thực hiện dịch vụ, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và niềng răng bởi các bác sĩ nha khoa uy tín. Bên cạnh đó, cũng như mọi dịch vụ niềng răng khác, bạn cần chú ý đảm bảo vấn đề chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình niềng. Chúc bạn sở hữu nụ cười tươi cùng hàm răng khỏe đẹp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *