Tư vấn: Khi bị hóc dị vật nên làm gì

Khi bị hóc dị vật nên làm gì? – Trả lời cho vấn đề này, các bác sĩ tai mũi họng TCI cho biết, tùy theo từng trường hợp mà cách xử trí hóc dị vật cũng sẽ khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây để luôn phản ứng nhanh, đúng cách trước hóc dị vật trong đời sống.

Bạn đang đọc: Tư vấn: Khi bị hóc dị vật nên làm gì

1. Tìm hiểu về hóc dị vật

Hóc dị vật là hiện tượng vật lạ trong quá trình ăn – nuốt bị mắc kẹt tại đường ăn uống hoặc đường thở, gây nên tình trạng cản trở, khó khăn trong việc hô hấp hoặc nuốt. Dị vật có thể là thức ăn hoặc bất cứ vật gì như đồ chơi, đồ dùng hằng ngày, vật dụng trong nhà, các loại hạt, thuốc uống, trang sức, tiền xu, răng giả,… khi cho vào miệng. Hóc dị vật phổ biến hơn cả ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, hiện tượng này vẫn được bắt gặp rất nhiều ở các đối tượng trưởng thành. Chính vì thế, việc cần có những hiểu biết về hóc dị vật là điều cơ bản, cần thiết trong đời sống của chúng ta.

Tư vấn: Khi bị hóc dị vật nên làm gì

Hóc dị vật có thể dễ dàng xảy ra trong đời sống

1.1. Nguyên nhân hóc dị vật

Hóc dị vật có thể xảy ra từ các tình huống rất đời thường mà chúng ta cần chú ý như:
– Ăn uống bất cẩn, nuốt vội, không nhai kỹ thức ăn
– Vừa ăn vừa cười đùa hoặc không tập trung
– Thói quen ngậm đồ (ở cả người lớn và trẻ em)
– Trẻ vô thức nuốt dị vật
– Tai nạn ăn uống rơi răng giả ở người già
– Ăn uống trong tình trạng sau phẫu thuật hoặc say

1.2. Biểu hiện hóc dị vật

Hóc dị vật không khó nhận biết với người trưởng thành hoặc đã từng có kinh nghiệm về hóc. Tùy theo từng trường hợp, hóc dị vật có thể có mức độ biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, cần chú ý những dấu hiệu chung của hóc dị vật như:

– Sặc
– Cảm giác nghẹn, khó nuốt như có vật vướng ở cổ họng.
– Ho- phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy dị vật ra ngoài.
– Đau họng – Đau ngực: Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng cổ họng, ngực sau hoặc sau xương ức.
– Chảy nước miếng do khó nuốt, không thể nuốt khi bị hóc.
– Buồn nôn, muốn ói.
– Da tím tái – Dấu hiệu của thiếu oxy do tắc nghẽn đường thở.
– Khó thở: Dị vật mắc kẹt trong đường thở khá nguy hiểm, có thể gây khó thở, thậm chí là ngưng thở và tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời.

Với một số tình trạng hóc dị vật nguy hiểm, người bị nạn có thể ho dữ dội, giãy giụa, ngã vật ra, ngưng thở, mất ý thức,… và có thể tử vong. Trước hóc dị vật, chúng ta cần phản ứng nhanh và có cách xử trí phù hợp để bảo vệ tính mạng cũng như giúp việc điều trị hóc dị vật sau đó đạt hiệu quả tốt.

Tìm hiểu thêm: Phì đại cuốn mũi có nguy hiểm không? Chữa như nào tốt?

Tư vấn: Khi bị hóc dị vật nên làm gì

Cảm giác đau, nghẹn rất điển hình khi hóc dị vật

1.3. Cảnh giác nguy hiểm từ hóc dị vật

Hóc dị vật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Một số nguy hiểm tiềm ẩn từ hóc dị vật:

– Tắc nghẽn đường thở: là biến chứng nguy hiểm của hóc dị vật. Tắc nghẽn đường thở có thể dẫn đến thiếu oxy, tổn thương não và tử vong chỉ trong vài phút.

– Nhiễm trùng: Dị vật có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như áp xe phổi, viêm phổi, viêm phúc mạc và thậm chí tử vong.

– Tổn thương cơ quan nơi dị vật đi qua, ví dụ như thực quản, dạ dày hoặc phổi. Tổn thương có thể dẫn đến chảy máu, loét, sẹo và thậm chí thủng.

– Suy hô hấp: Có thể do thiếu oxy hoặc do tổn thương phổi do dị vật gây ra, dẫn đến tử vong khi không được điều trị kịp thời.

– Biến chứng tâm lý: Điều này không phổ biến. Tuy nhiên, hóc dị vật có thể gây lo âu, sợ hãi và rối loạn stress sau khi trải qua hoặc chứng kiến.

2. Xử trí hóc dị vật

2.1. Khi bị hóc dị vật nên làm gì?

Khi bị hóc dị vật, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và xử trí phù hợp, kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cần luôn lưu ý rằng, việc gắp dị vật ra là điều cần thiết và điều này cần nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tai mũi họng. Kể cả trong trường hợp các triệu chứng hóc dị vật đã hết hoặc dị vật ra theo cơn ho, thì chúng ta cũng cần kiểm tra y tế kỹ lưỡng để kiểm soát biến chứng cũng như tình trạng sót dị vật có thể xảy ra.

Một số trường hợp khẩn cấp cần được sơ cứu tại chỗ bằng cách:

2.1.1. Với trường hợp người khác bị hóc

Nếu thấy ai đó bị hóc dị vật, hãy bình tĩnh và giúp họ bằng cách:

– Khuyến khích họ thử ho nếu có thể để dị vật ra ngoài theo đường miệng.
– Nếu người bị nạn nghẹn không thể nói/khóc, hãy dùng phương pháp “năm – năm”: vỗ lưng và ép bụng sơ cứu 5 lần. Lưu ý rằng, với trẻ nhỏ, khi vỗ lưng, có thể đặt trẻ lên đùi để tiện sơ cứu và kiểm soát trẻ. Giữa quá trình vỗ lưng và ép bụng, chú ý xem dị vật đã được đưa ra ngoài theo đường miệng chưa.
– Nếu người bị nạn mang bầu hoặc béo phì, hãy dùng phương pháp ấn ngực thay vì ép bụng.
– Nếu người hóc dị vật đã bất tỉnh, cần đặt người đó nằm ngửa trên đất và sơ cứu ép bụng. Chú ý hồi sức tim phổi ngay nếu họ có dấu hiệu ngưng thở.
Lưu ý rằng, trong quá trình vỗ lưng, ép bụng, cần đồng thời tiến hành gọi cấp cứu để được hỗ trợ.

Tư vấn: Khi bị hóc dị vật nên làm gì

>>>>>Xem thêm: Cuốn mũi phì đại: nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Thăm khám điều trị là cần thiết khi bị hóc dị vật

2.1.2. Với trường hợp chính chúng ta là người bị hóc dị vật

Nếu không may chính chúng ta là người bị hóc dị vật và xung quanh không có người khác hỗ trợ, hãy thực hiện nghiệm pháp Heimlich với chính mình với thao tác tự ép bụng. Trong khi đó, đừng quên gọi cấp cứu trong khi đang thao tác sơ cứu.

2.2. Phòng ngừa hóc dị vật

Việc phòng ngừa hóc dị vật cần được đề cao trong giáo dục tại gia đình và cả tại các trường học. Để ngăn chặn tai nạn này, cần nhớ:

– Nên cắt thức ăn thành những miếng nhỏ cho trẻ em.
– Tránh cho trẻ em ăn kẹo cứng, nho nguyên quả, xúc xích và các loại thực phẩm cứng khác.
– Giám sát trẻ em khi ăn uống và chơi đùa.
– Để các vật dụng nhỏ, đồ chơi và các vật dụng nguy hiểm khác xa tầm tay trẻ em.
– Chú ý thói quen ăn uống: ăn chậm nhai kỹ, không ăn vội vàng.
– Tránh ăn khi đang nói chuyện, cười đùa, xem tivi.
– Uống nước lọc sau khi ăn để giúp thức ăn trôi xuống dạ dày dễ dàng hơn.
– Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể làm tăng nguy cơ hóc dị vật, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Nhìn chung, hóc dị vật là tai nạn với nhiều nguy hiểm tiềm tàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bên cạnh đó, cần lưu ý khi bị hóc dị vật nên làm gì để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như người khác. Hãy nhớ, việc nhờ đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhằm kiểm tra, gắp dị vật và phòng ngừa biến chứng luôn là điều cần thiết khi không may gặp phải tai nạn này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *