Ngày Tết sẽ là những ngày vui nếu như bé yêu được vui vẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên một số tai nạn thường gặp ở trẻ trong ngày Tết vẫn thường xuyên xảy ra mặc dù đã được cảnh báo. Nguyên nhân dẫn đến các tai nạn này đôi khi lại chính từ sự bất cẩn của các bậc phụ huynh, nếu bé yêu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là một số tai nạn thường gặp ở trẻ trong ngày Tết, ba mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho bé.
Bạn đang đọc: Cẩn trọng với những tai nạn thường gặp ở trẻ trong ngày Tết
Viêm phổi cấp
- Khi bị cảm lạnh bé rất dễ bị viêm phế quản, viêm phổi cấp gây khó thở nếu không được xử trí kịp thời con có thể bị suy hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con. (Ảnh minh họa)
Những ngày Tết, một số gia đình cho trẻ đi chơi xa bằng xe máy và để trẻ ngồi trước, trùm khăn kín, xe máy phóng nhanh dẫn tới trẻ bị hạ thân nhiệt do lạnh. Nhiệt độ lạnh sâu dẫn tới nguy cơ trẻ bị cảm lạnh và hạ thân nhiệt. Do trẻ nhỏ khả năng chống lạnh rất kém, vì thế nếu trẻ bị nhiễm lạnh, hạ thân nhiệt là vô cùng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong.
Khi bị cảm lạnh bé rất dễ bị viêm phế quản, viêm phổi cấp gây khó thở thế là phải cho bé nhập viện để điều trị. Nhiều trẻ nếu không được nhập viện và thở oxy kịp thời có thể tử vong vì suy hô hấp. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý nên tránh cho trẻ đi chơi xa bằng xe máy do không đảm bảo kín gió, nhất là khi thời tiết lạnh rét không nên cho bé ra ngoài lâu vì con dễ bị nhiễm lạnh.
Đặc biệt có một số phụ huynh có thói quen cùng cho bé đi “xông đất” sau khi giao thừa xong. Điều này là không nên vì buổi tối trẻ ra đường sẽ dễ bị nhiễm lạnh vì nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn so ban ngày, nên con dễ bị cảm lạnh gây các bệnh đường hô hấp. Do đó, nếu có cho bé đi “xông đất” hay đi chúc Tết, ba mẹ hãy cho bé đi vào ban ngày và mặc quần, áo ấm đầy đủ cho con, nhất là các vị trí như cổ, ngực, tay chân.
Ngộ độc thức ăn
- Trẻ rất dễ bị ngộ độc thức ăn do các loại thực phẩm bẩn trà trộn ngày Tết, bé ăn uống không khoa học, ba mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho con. (Ảnh minh họa)
Ngày Tết, nhiều loại thực phẩm “bẩn” không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh trà trộn ngoài thị trường, nếu ba mẹ lựa chọn không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nặng thì bị ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm.
Ngoài ra trẻ ăn uống không khoa học vào ngày Tế, ăn ở nhiều nơi, thức ăn không rõ nguồn gốc, ôi thiu do để dẫn tới tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thức ăn,… Nếu trẻ không được nhập viện để xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy mọi loại thực phẩm hay thức ăn của ngày Tết cần đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, an toàn vệ sinh khi chế biến để hệ tiêu hóa của con không bị các virus, vi khuẩn,.. tấn công.
Dị vật đường thở
Tìm hiểu thêm: Bệnh hay gặp ở bé gái tuổi dậy thì mẹ cần lưu ý
- Trẻ nhỏ thường hay tò mò cho các vật vào miệng, mũi, tai, dẫn đến “sặc” nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho bé. (ảnh minh họa)
Trên bàn uống nước ở mỗi gia đình ngày Tết thường có khay kẹo, hạt hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt bí, mứt các loại…khi không có sự giám sát của người lớn, trẻ nhỏ đặc biệt trẻ ở lứa tuổi từ 2-5 tuổi rất hiếu động, tò mò, chưa ý thức được việc làm của mình và thường hay có thói quen đưa vật lạ vào miệng ngậm và dễ dẫn tới “sặc” . Đâu là một dạng dị vật đường thở nếu nhỏ chúng có thể theo đường nước bọt trôi xuống, nhưng nếu to hơn hoặc bị vướng chúng có thể lấp đường thở của bé, khiến bé bị ngạt thở và điều này là cực kỳ nguy hiểm.
Có một loại dị vật nguy hiểm mà trẻ thường gặp nhất trong ngày tết là “sặc thạch”. Đây là dị vật rất khó có thể gắp ở cơ sở y tế với các dụng cụ thông thường, và thường gây nguy cơ tử vong cao do tắc nghẽn đường thở rất nhanh. Vì vậy ba mẹ cần đặc biệt lưu khi cho cho bé ăn thạch nên dùng thìa cắt nhỏ sau đó mới cho bé ăn, không để bé tự bóc rồi cho vào miệng sẽ rất nguy hiểm.
Tai nạn giao thông
>>>>>Xem thêm: Căn bệnh khiến thực phẩm vào bụng biến thành bia
- Ngày Tết khi cho trẻ tham gia giao thông cần chú ý đảm bảo an toàn cho bé, tránh các tai nạn thương tích xảy ra. (ảnh minh họa)
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen chở trẻ đi chúc Tết, đôi lúc uống rượu, bia sau đó lái xe, điều này dẫn đến tỷ lệ thương tích do tai nạn giao thông ở trẻ em ngày càng gia tăng.
Hơn nữa trẻ nhỏ khi đi chúc Tết ba mẹ thường không hay trang bị mũ bảo hiểm cho con, chính vì tâm lý chủ quan này đã gây ra biết bao vụ tai nạn giao thông ở trẻ em mà hung thủ lại chính là những người lớn chở bé gây ra. Vì vậy, khi đã uống rượu bia, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tham gia giao thông, đặc biệt là không nên chở trẻ em trên xe để phòng tai nạn không đáng có cho con.
Tai nạn trong sinh hoạt
Nếu được hỏi ngày nào bận nhất, chắc nhiều phụ huynh sẽ trả lời rằng ngày Tết. Ngày Tết ba mẹ thường bận bịu dọn dẹp nhà cửa, mau sắm đồ đạc đón tết, làm cơm cúng tổ tiên,… bao nhiêu là việc cho nên một sự lơ là hay bất cẩn khi chăm bé có thể khiến con gặp một số tai nạn: dị vật hô hấp, bỏng, đuối nước, các tai nạn sang chấn do ngã, va đập …
Vì vậy dù bận thế nào, ba mẹ cũng không nên lơ là đến bé đặc biệt là trong những ngày Tết. Trẻ cần được vui chơi an toàn và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong dịp Tết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.