Sốt xuất huyết bị ngứa không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết bởi có những trường hợp xuất hiện tình trạng ngứa khắp người gây khó chịu. Vậy nguyên nhân từ đâu mà người bệnh sốt xuất huyết bị ngứa và cách làm giảm tình trạng này như thế nào, cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết bị ngứa: Nguyên nhân và cách cải thiện
1. Triệu chứng sốt xuất huyết
Muỗi vằn thường mang virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết ở người. Căn bệnh này tiến triển rất nhanh theo từng giai đoạn và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh sốt xuất huyết sẽ trải qua các giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 1
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau người, mệt mỏi, nhức đầu, nhức mắt. Người bệnh có thể tự sử dụng thuốc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
– Giai đoạn 2
Giai đoạn này xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, triệu chứng sốt lúc này sẽ giảm dần. Tuy nhiên người bệnh không được chủ quan bởi đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.
– Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn hồi phục, lúc này bệnh nhân đã hết sốt trên 48 giờ. Cơ thể đỡ mệt, xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng dần.
Sốt xuất huyết thường tiến triển rất nhanh theo từng giai đoạn và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
2. Người bệnh sốt xuất huyết bị ngứa không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ở người bệnh sau khi cơn sốt thuyên giảm là do cơ thể đang tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường nên người bệnh không nên lo lắng quá, đồng thời sẽ có những biện pháp khắc phục tại nhà.
Một số nguyên nhân khác dưới đây khiến người bệnh xuất hiện tình trạng ngứa khi bị sốt xuất huyết:
– Tình trạng mắc viêm gan cấp do virus Dengue gây ra. Đi kèm với đó là các biểu hiện như gan teo, gan to, gia tăng nồng độ bilirubin dẫn tới vàng da, ngứa da.
– Suy gan cấp do sử dụng thuốc paracetamol sai cách để hạ sốt
– Ngứa cũng là một biểu hiện nhận biết người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi. Dịch ngoại bào lúc này đang được tái hấp thu vào máu, mô da ở các vết thương đang dần được tái tạo sau khi bị phát ban nên mới xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.
Những cơn ngứa ngáy, khó chịu ở người bệnh có thể diễn ra trong hoặc sau khi bị sốt xuất huyết. Một số trường hợp chỉ ngứa nhẹ, nhưng cũng có trường hợp người bệnh bị cơn ngứa gây mất ăn mất ngủ. Tuy nhiên đây chỉ là biểu hiện cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi dần. Cơn ngứa này có thể diễn ra từ 2 – 3 ngày, lâu hơn nữa thì rơi vào khoảng 1 tuần mới dứt được.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ở người bệnh sau khi cơn sốt thuyên giảm là do cơ thể đang tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu
3. Cách hỗ trợ giảm các cơn ngứa do sốt xuất huyết
Ngứa ngáy sẽ gây khó chịu cho người bênh, hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt cũng như giấc ngủ thường ngày. Do vậy người mắc bệnh sốt xuất huyết có thể tham khảo và áp dụng những biện pháp dưới đây để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu:
3.1. Về ăn uống giúp giảm sốt xuất huyết bị ngứa
– Người bệnh nên bổ sung vitamin C với lượng vừa đủ nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp sức khỏe nhanh được hồi phục. Đồng thời hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Tìm hiểu thêm: Hiện tượng sốt xuất huyết phổ biến
Người bệnh nên bổ sung vitamin C với lượng vừa đủ nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
3.2. Về sinh hoạt
– Luôn giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát sẽ phòng ngừa bệnh tái phát, giảm nguy cơ da bị kích ứng gây ngứa thêm.
– Người bệnh nên vệ sinh chăn, màn, ga trải giường… để tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào da gây nhiễm trùng.
– Chọn quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại, thoáng khí. Khi đó sẽ giảm ma sát giữa da và quần áo, giúp người bệnh giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
– Tuyệt đối không gãi vùng ngứa, vì nếu chà xát mạnh khiến da bị tổn thương. Ngoài ra, điều này còn có thể khiến da bị nhiễm trùng và lở loét, tình trạng ngứa càng nặng hơn.
– Theo nguyên tắc bệnh nhân bị sốt xuất huyết không nên tắm, chỉ được lau người và vệ sinh cơ thể bằng nước ấm sạch sẽ hằng ngày. Như vậy cũng giúp mọi bã nhờn, bụi bẩn, mồ hôi tích tụ trên da sẽ được loại bỏ, giảm cảm giác ngứa trên cơ thể.
3.3. Việc sử dụng thuốc giúp giảm sốt xuất huyết bị ngứa
– Người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin như desloratadine và loratadine cũng có thể giúp hỗ trợ giảm ngứa hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh lưu ý chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
4. Khi nào người bệnh sốt xuất huyết bị ngứa nên đến gặp bác sĩ?
Sốt xuất huyết có biểu hiện ngứa không quá nghiêm trọng, do vậy người bệnh không cần lo lắng. Tuy vậy, trong trường hợp xuất hiện triệu chứng ngứa, người bệnh còn có những biểu hiện khác đi kèm như sốt cao, mưng mủ, chảy dịch… thì lúc này cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Tùy vào tình trạng bệnh, lứa tuổi, cũng như một số yếu tố khác, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bạn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, như vậy sẽ càng khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết có nguy hiểm không và cách hạn chế
Nếu người bệnh còn có những biểu hiện khác đi kèm như sốt cao, mưng mủ, chảy dịch… thì lúc này cần đến ngay bệnh viện.
Sốt xuất huyết bị ngứa không phải là biểu hiện quá nghiêm trọng. Do vậy thay vì lo lắng hãy quan tâm nhiều hơn đến cách chăm sóc và vệ sinh cho bản thân, chế độ dinh dưỡng cũng như kết hợp với việc tuân thủ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh chóng hồi phục nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.