Hậu quả khi không kịp thời xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

Hóc dị vật đường thở ở trẻ em là một tình huống cấp bách. Tình trạng này có thể gây ra hệ lụy nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu về những hậu quả của việc không xử lý đúng cách, kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật sau đây.

Bạn đang đọc: Hậu quả khi không kịp thời xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

1. Tổng quan tình trạng mắc dị vật đường thở ở trẻ

Hậu quả khi không kịp thời xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

Mắc dị vật đường thở có thễ dẫn tới nguy hiểm

1.1 Thế nào là tình trạng hóc dị vật đường thở?

Dị vật ở đường thở là một vật thể không thuộc vào hệ thống hô hấp bình thường bị kẹt trong đường hô hấp của cơ thể. Điều này có thể xảy ra khi trẻ em hoặc người lớn nuốt phải một mảnh thức ăn, một phần của đồ chơi, một viên thuốc hoặc bất kỳ vật thể nhỏ nào khác. Dị vật này có thể kẹt trong họng, cổ họng, thậm chí trong phế quản. Chúng làm ngăn cản dòng khí vào hoặc ra khỏi phổi.

Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối, nhất là với trẻ nhỏ. Nguyên nhân vì trẻ có kích thước họng nhỏ và khả năng tự kêu cứu kém. Do đó, việc nhận biết và xử lý hóc dị vật ở đường thở kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ.

1.2 Cách nhận biết tình trạng hóc dị vật đường thở ở trẻ

Nhận biết và phát hiện tình trạng hóc dị vật đường thở ở trẻ rất quan trọng để có thể xử lý kịp thời và ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình::

– Trẻ thấy khó thở.

– Trẻ ho khan hoặc có tiếng khóc lạ.

– Trẻ thấy khó nuốt, không thể nói chuyện.

– Trẻ có biểu hiện lo lắng, hoảng sợ.

– Trẻ hít nhanh hoặc cố gắng để nôn ra.

– Màu sắc da của trẻ thay đổi.

2. Hậu quả khi không kịp thời xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

Tìm hiểu thêm: Các loại bệnh viêm tai và đặc điểm cơ bản

Hậu quả khi không kịp thời xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể nguy hiểm tính mạng khi bị hóc dị vật

Không kịp thời xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

2.1 Tắc nghẽn đường thở

Dị vật có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn đường hô hấp của trẻ. Điều này có thể làm giảm lưu lượng không khí vào phổi, dẫn đến thiếu oxi trong máu. Từ đó sẽ gây ra các vấn đề về hệ thống hô hấp và tim mạch.

2.2 Hệ lụy về sau

Ngay cả sau khi hóc dị vật đã được loại bỏ, việc tắc nghẽn đường thở lâu có thể gây ra các vấn đề bệnh lý. Trong đó bao gồm viêm phế quản, viêm phổi và các vấn đề về hệ thống hô hấp.

2.3 Tác động tới não bộ

Thiếu oxi kéo dài có thể gây ra tổn thương não bộ. Các vấn đề về phát triển trí não ở trẻ có thể xảy ra.

2.4 Ảnh hưởng tâm lý

Sự cố hóc dị vật đường thở có thể gây ra stress và sợ hãi cho trẻ. Điều này dẫn đến các vấn đề tâm lý trong tương lai.

Người bệnh càng nhỏ tuổi thì càng nguy hiểm khi bị hóc dị vật đường thở. Lý do bởi trẻ nhỏ có hệ thống hô hấp nhỏ và cơ bản chưa phát triển hoàn chỉnh. Nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi cấp là rất cao ngay cả khi dị vật được loại bỏ kịp thời.

Trong một số trường hợp trẻ bị bệnh về đường hô hấp, ngay cả khi dị vật đã được loại bỏ nhanh chóng vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Điều này là do vi khuẩn đã xâm nhập vào đường hô hấp và phát triển nhanh chóng trong môi trường có dị vật gây tắc nghẽn, tạo điều kiện lý tưởng cho viêm nhiễm.

3. Cách xử lý khi phát hiện trẻ mắc dị vật đường thở

Hậu quả khi không kịp thời xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Bị hóc xương cá nhỏ có nguy hiểm không và lưu ý

Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, chúng ta nên gọi ngay cấp cứu hoặc đưa trẻ tới cơ sở gần nhất

3.1 Khi trẻ còn hồng hào

Khi trẻ bị mắc dij vật đường thở nhưng còn hồng hào sẽ chưa gặp khó khăn trong việc thở. Đồng thời, trẻ sẽ có khả năng khóc, nói, … dị vật cản trở chưa nhiều. Tuy nhiên, vẫn cần phải xử lý nhanh chóng vì dị vật có thể thay đổi vị trí và gây tổn thương đến nhiều bộ phận. Khi đó, trẻ nên được đặt ở tư thế ngồi, giữ yên và được đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ có thể gặp dị vật ra mà không gây tổn thương.

3.2 Khi trẻ còn tỉnh nhưng biểu hiện tím tái

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu tím tái nhưng vẫn tỉnh táo, đây là các bước xử trí cần thực hiện:

– Gọi cấp cứu để nhanh chóng có người hỗ trợ theo đúng chuyên môn y tế.

– Trong thời gian chờ cấp cứu, chúng ta có thể thực hiện một số thủ thuật cấp cứu tại chỗ như:

Vỗ lưng, ấn ngực: Đây là phương pháp áp dụng với trẻ dưới 2 tuổi. Chúng ta đặt trẻ nằm sấp sao cho đầu thấp trên cánh tay trái, tay cha mẹ giữ chặt cổ và đầu trẻ bằng bàn tay trái. Lưu ý về ngón giữa và ngón trỏ của bố mẹ để đẩy cằm trẻ lên. Điều này giúp tránh gập đường thở. Hãy dùng gót bàn tay phải vỗ thật mạnh vào lưng trẻ lần lượt 5 cái, lưu ý vỗ ở khoảng giữa 2 bả vai. Luân phiên chuyển 2 tư thế, thao tác vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật đường thở rơi ra ngoài. Khi đó, trẻ có thể thở và khóc được.

Thủ thuật Heimlich: Đây là thủ thuật áp dụng với trẻ trên 2 tuổi. Chúng ta đứng hoặc quỳ ở phía sau trẻ, 2 tay vòng qua ôm trẻ. Đặt 1 bàn tay phía dưới mũi ức và tạo thành hình nắm đấm. Tay còn lại chúng ta ôm lấy tay nắm đấm. Ấn mạnh bụng trẻ hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên liên tiếp 5 lần. Sau đó, hãy kiểm tra xem dị vật có bị đẩy lên miệng trẻ không, nếu có thì lấy ra. Tiếp tục lặp lại động tác ấn bụng cho đến khi dị vật ra khỏi đường thở. Khi đó, trẻ có thể thở dễ dàng và khóc được.

3.3 Khi trẻ bị hôn mê, bất tỉnh

Khi trẻ hôn mê hoặc bất tỉnh do dị vật đường thở gây ra, cần phải thực hiện các biện pháp cứu hộ ngay:

– Đặt trẻ trong tư thể nằm ngửa trên bề mặt phẳng.

– Thực hiện thao tác ấn ngực: Người sơ cứu quỳ gối và tựa hai chân hai bên đùi của trẻ. Sau đó, nắm hai bàn tay và đột ngột ấn mạnh vào dưới xương ức của trẻ. Chúng ta thao tác từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

– Sau khi thực hiện thao tác ấn ngực, kiểm tra xem dị vật có đã rơi ra ngoài hay chưa. Nếu dị vật vẫn còn trong đường thở, tiếp tục lặp lại các bước trên cho đến khi dị vật được loại bỏ hoặc đội cấp cứu đến.

Lưu ý rằng việc thực hiện kỹ thuật ấn ngực cần phải được thực hiện một cách mạnh mẽ và chính xác. Nếu có thể, hãy gọi số điện thoại cấp cứu và đợi sự giúp đỡ từ nhân viên y tế chuyên nghiệp.

Trên đây là những điều về hậu quả khi không kịp thời xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ và cách xử trí. Hy vọng qua đó, chúng ta đã nắm được cách để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *