Tổng hợp những triệu chứng của bệnh ung thư phổi điển hình

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi thường nghèo nàn ở giai đoạn đầu nên đa số người bệnh chẩn đoán bệnh ở giai đoạn phát triển hay di căn. Những triệu chứng thường gặp của bệnh như khó thở, nhiễm trùng hô hấp hay đau ngực đều cần được lưu ý và theo dõi sớm.

Bạn đang đọc: Tổng hợp những triệu chứng của bệnh ung thư phổi điển hình

1. Tổng quan về bệnh ung thư phổi và những điều cần biết

Ung thư phổi là bệnh ung thư thường gặp và là nguyên nhân dẫn tới tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, có khoảng hơn 26.000 ca ung thư(hống kê của tổ chức GLOBOCAN ghi nhận năm 2020) và một trong số những bệnh ung thư phổ biến trong cả hai giới với hai loại chính như sau:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Loại ung thư phổ biến với khoảng 85% trường hợp, trong đó chia thành 3 loại chính gồm:

– Ung thư biểu mô tuyến

– Ung thư biểu mô tế bào vảy

– Ung thư ở biểu mô tế bào phổi lớn không có phân biệt

Dạng thứ hai là ung thư phổi tế bào nhỏ: Số người mắc bệnh thấp hơn nhưng có tỷ lệ lây lan nhanh hơn, có thể di căn đến các cơ quan xa của cơ thể nhanh chóng. Đa số người bệnh được chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ thường khi đã bước sang giai đoạn nặng của bệnh.

Tổng hợp những triệu chứng của bệnh ung thư phổi điển hình

Đa số người bệnh được chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ thường khi đã bước sang giai đoạn nặng của bệnh

Hút thuốc là nguyên nhân gây ung thư phổi, do đó, đàn ông hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn nhiều lần so với phụ nữ. Bên cạnh đó, những nguy cơ cao mắc ung thư phổi đến từ:

– Người bị nghiện thuốc lá trong nhiều năm liền

– Người từ độ tuổi 55 đến 80 tuổi, nam giới

Nếu có tiền sử tiền ung thư hay có những triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để kịp thời phát hiện và tìm phương pháp điều trị chuyên biệt theo tình trạng bệnh sớm.

2. Những dấu hiệu thường gặp của bệnh lý ung thư phổi

Biểu hiện của ung thư phổi thường phụ thuộc vào vị trí và mức độ lây lan của tế bào ung thư. Ở những giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu và thường phát hiện bệnh một cách tình cờ khi thăm khám sức khỏe hoặc khám bệnh khác.

Đến khi bệnh tiến triển hoặc di căn mới xuất hiện nhiều triệu chứng và dễ nhận diện hơn. Một số dấu hiệu của ung thư phổi có thể kể đến gồm:

2.1 Ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở  – triệu chứng của bệnh ung thư ở phổi điển hình

Nếu liên tục ho trong 2-3 tuần mà không rõ nguyên nhân thì cần đi thăm khám ngay. Nhiều bệnh nhân thường chủ quan bởi nghĩ đó là bệnh cảm thông thường hay do hút thuốc mà không biết đó là dấu hiệu cảnh báo ung thư.

Nếu tình trạng ho kéo dài quá lâu, người bệnh thậm chí còn ho ra máu hoặc chất nhầy hòa lẫn với máu. Triệu chứng này rất nguy hiểm nên bạn cần khám bệnh với bác sĩ ngay.

Tìm hiểu thêm: Sinh mổ có được xông hơi?

Tổng hợp những triệu chứng của bệnh ung thư phổi điển hình

Khi thấy ho dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi

Đôi khi, tế bào ung thư xâm lấn khiến người bệnh bị hụt hơi, khó thở và tức ngực. Đôi lúc thấy không thở được và thiếu không khí nghiêm trọng. Đường thở bị khối u thu hẹp khiến người bệnh khó thở là tình trạng thường gặp.

2.2 Đau tức ngực và thở khò khè – triệu chứng của bệnh ung thư ở phổi dễ nhận biết

Khối u có thể chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh đau đớn, đặc biệt khi hít thở, khi cười hoặc khi ho.

Đồng thời, người bệnh cũng có thể thở khò khè khi đường thở bị tắc. Đó có thể là cảm lạnh, dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản, suy tim… nhưng nghiêm trọng nhất là dấu hiệu của bệnh ung thư.

2.3 Khàn tiếng

Nhiều bệnh nhân ung thư phổi có thể thay đổi về giọng nói, có thể trầm hơn hoặc nghe nhỏ hơn về âm lượng. Khối u đè lên dây thanh âm khiến giọng nói người bệnh biến đổi, đồng thời cũng có thể khiến người bệnh có giọng nói nghe có chút căng thẳng.

Tuy nhiên đây cũng có thể là bệnh cảm lạnh hoặc bệnh viêm thanh quản.

2.4 Người mỏi mệt và sút cân

Bệnh ung thư phổi có thể khiến người bệnh thiếu máu bởi tế bào ung thư hút chất dinh dưỡng và lấy đi nguồn năng lượng trong cơ thể. Đồng thời, cũng vì thế mà người bệnh ăn uống kèm cùng sút cân liên tục.

Sút cân một khối lượng lớn mà không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung. Nghiên cứu năm 2017 về người trưởng thành mắc ung thư phổi chỉ ra rằng, đa số người bệnh sụt cân khi mắc bệnh.

Đồng thời việc liên tục sút cân khi điều trị ung thư có thể tiên lượng thời gian sống của người bệnh thấp. Những lí do dẫn tới sút cân chính khi bị ung thư phổi là:

– Chán ăn

– Chức năng miễn dịch kém

– Chuyển hóa trong cơ thể hoặc nội tiết tố bị thay đổi

– Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị(nôn khi hóa trị, khó nuốt khi xạ trị…)

– Đề kháng của cơ thể yếu đi

– Hấp thụ dinh dưỡng từ vật chất của cơ thể giảm sút.

2.5 Cơ thể hay bị nhiễm trùng

Khối u ngăn chặn đường thở khiến đường hô hấp dễ nhiễm trùng dẫn tới viêm phế quản và viêm phổi.

2.6 Các mô vú bất thường

Ung thư phổi có loại tế bào lớn ít phổ biến, nhưng chúng có thể ảnh hưởng tới hormone nam giới khiến mô vú của nam giới sưng to và đau đớn.

Tổng hợp những triệu chứng của bệnh ung thư phổi điển hình

>>>>>Xem thêm: Khám phụ khoa ở đâu tốt và gợi ý địa chỉ khám uy tín, chất lượng

Ung thư phổi có thể ảnh hưởng tới hormone nam giới khiến mô vú của nam giới sưng to và đau đớn

2.7 Những cơn đau cảnh báo ung thư phổi

– Đau đầu: ung thư phổi di căn đến não có thể khiến người bệnh nhức đầu, buồn nôn, nhận thức và vận động kém…

– Đau nhức cơ xương khớp: Ung thư phổi di căn đến xương có thể khiến người bệnh đau xương, vận động kém và mất cảm giác

– Đau tay, đau vai và đau mắt.

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về triệu chứng sớm của bệnh lý này, nếu bạn nhận thấy một hoặc một vài dấu hiệu trên, hãy thăm khám để tìm hướng điều trị sớm.

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi thường nghèo nàn và không điển hình, do đó, mỗi người cần theo dõi kĩ tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể sớm nhất nhận thấy những bất thường của cơ thể để kịp thời điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *