Bệnh qua đường tình dục hay là các bệnh lây truyền do quan hệ tình dục không an toàn (STDs) là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của toàn xã hội. Hiểu biết về chúng và biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về các căn bệnh tình dục phổ biến hiện nay nhé!
Bạn đang đọc: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến hiện nay
1. Tại sao các bệnh lây qua đường tình dục lại nguy hiểm?
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là nhóm các bệnh do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng lây truyền thông qua hoạt động tình dục không an toàn như: quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ, quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Các biểu hiện thường gặp khi mắc các bệnh này có thể là: Sốt, đau buốt khi tiểu tiện, nổi mẩn và xuất huyết, tuy nhiên không phải các bệnh STDs đều có triệu chứng rõ ràng.
Bệnh qua đường tình dục rất nguy hiểm bởi không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân mà còn có tác động lớn đến cộng đồng:
– Các bệnh này có khả năng lây lan rộng: STDs dễ lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn và có thể không có triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện và ngăn chặn lây nhiễm trở nên khó khăn.
– Gây ra nhiều biến chứng: Người mắc bệnh tình dục có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như: viêm nhiễm, tổn thương ở bộ phận sinh dục, vô sinh và trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây tử vong.
Nhiễm các bệnh qua đường tình dục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nam giới và nữ giới
– Nguy cơ bị suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh liên quan: Một số bệnh như HIV có thể gây suy giảm miễn dịch, dẫn đến các bệnh khác nghiêm trọng như AIDS, các bệnh như Herpes sinh dục cũng có thể tái phát và gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
– Gây ra các vấn đề sức khỏe cộng đồng:Sự lây lan của các bệnh này có thể tạo ra đợt dịch bệnh, tăng áp lực cho hệ thống y tế và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
– Tác động đến nhiều độ tuổi: Nguy cơ lây truyền các bệnh STDs không chỉ ở người trẻ mà còn ở mọi độ tuổi, đặt ra thách thức trong việc quản lý và ngăn chặn sự lây lan.
2. Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) hay gặp
2.1 Bệnh lậu – căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến
– Bệnh lậu, còn được biết đến là viêm niệu đạo do lậu ở nam và viêm cổ tử cung do lậu ở phụ nữ, là căn bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm gây ra bởi lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae). Đây là một loại bệnh nhiễm trùng sinh dục và tiết niệu chỉ lây trực tiếp khi có tiếp xúc tình dục. Cả nam và nữ đều có thể bị nhiễm bệnh lậu. Tuy nhiên, phụ nữ thường khó nhận biết triệu chứng ban đầu và việc chẩn đoán bệnh cũng thường phức tạp hơn.
– Ở nam giới, biểu hiện của bệnh lậu thường bao gồm mủ chảy từ niệu đạo, buồn đau khi đi tiểu và viêm toàn bộ niệu đạo có thể kèm theo sốt, mệt mỏi. Biến chứng nghiêm trọng có thể gây viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tuyến tiền liệt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
– Ở phụ nữ, triệu chứng bệnh lậu thường không rõ ràng và có thể không xuất hiện triệu chứng (trên 50% trường hợp), dẫn đến việc bệnh lan truyền dễ dàng. Biểu hiện cấp tính bao gồm đau khi quan hệ, đau bụng dưới và xuất hiện mủ chảy từ niệu đạo hoặc cổ tử cung.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lậu sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng như: viêm tuyến Bartholin, viêm vòi trứng và vô sinh ở phụ nữ, đồng thời ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản và nguy cơ dẫn tới vô sinh.
2.2 Bệnh giang mai
Bệnh giang mai với tên gọi khác là Syphilis, là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nghiêm trọng, do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thường xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, gây ra các tổn thương nghiêm trọng trên cơ thể nếu không điều trị kịp thời.
Giai đoạn đầu:
– Thời gian: Kéo dài từ 3 – 6 tuần sau tiếp xúc với người bệnh.
– Triệu chứng: Xuất hiện các vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không đau nhưng có thể lây nhiễm cao
Giai đoạn 2:
– Bắt đầu sau 6-8 tuần sau thời gian ủ bệnh
– Xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, cứng cổ, chóng mặt, mờ mắt, và hạch sưng
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi giai đoạn cuối – Tiên lượng và điều trị
Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm và phổ biến. Hình minh họa xoắn khuẩn giang mai
Giai đoạn 3: Xuất hiện vào năm thứ 3 của bệnh khi không được điều trị sẽ chuyển đến giai đoạn này
– Triệu chứng: Ảnh hưởng đến các cơ, xương, và cơ quan nội tạng, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng
– Bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng giữa các giai đoạn và chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm huyết thanh.
2.3 Bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, lây lan thông qua quan hệ tình dục không bảo vệ. Vi khuẩn này có thể tấn công niêm mạc âm đạo, hậu môn, họng và mắt. Bệnh thường khó phát hiện do không có các triệu chứng rõ ràng.
– Ở nam giới có thể xuất hiện các triệu chứng như tiểu tiện đau rát, chảy dịch từ dương vật…
– Ở nữ giới: Bệnh gây ra triệu chứng đau rụt ở bụng dưới, ra dịch âm đạo bất thường, đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
Chlamydia có thể gây vô sinh ở nam giới và viêm nhiễm tử cung, buồng trứng ở nữ giới. Khi bệnh không được điều trị kịp thời, sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở cơ quan sinh dục, nguy cơ vô sinh và có thể lây truyền cho thai nhi nếu người mẹ mắc bệnh
2.4 Bệnh sùi mào gà – Nguy cơ cao nhiễm bệnh qua đường tình dục
Bệnh sùi mào gà, gây ra bởi một số chủng virus HPV, là một tình trạng gây ra những vết sùi, mầm mọc ở vùng sinh dục, hậu môn, hoặc miệng. Loại virus này có khoảng 150 chủng, với ít nhất 30-40 chủng lây nhiễm qua đường tình dục.
Bệnh sùi mào gà được lây truyền qua tiếp xúc tình dục với người bị nhiễm virus HPV.
– Nam giới: Vết sùi, mầm mọc ở dương vật, niệu đạo.
– Nữ giới: Vết sùi, mầm mọc ở âm đạo, cổ tử cung.
Các vết sùi ngoài xuất hiện ở bộ phận sinh dục còn có thể xuất hiện ở vùng miệng, lưỡi hoặc ở hậu môn.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm tuyến Bartholin, viêm vòi trứng và nguy cơ ung thư vùng sinh dục cao.
Ngoài những bệnh đã nêu trên còn có các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến như: HIV/AIDS (Viêm nhiễm HIV và Hội chứng suy giảm miễn dịch – AIDS), bệnh Herpes sinh dục, Trichomonas… Hiểu rõ về các căn bệnh này sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho bản thân và cho xã hội.
3. Phòng ngừa các bệnh STDs như thế nào ?
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) đang ngày càng trở thành vấn đề lớn với sức khỏe toàn cầu. Việc hiểu rõ và áp dụng các biện pháp phòng tránh là quan trọng để bảo vệ bản thân và đối tác.
>>>>>Xem thêm: Sự khác biệt giữa gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống
Khám sức khỏe định kỳ và nâng cao ý thức phòng bệnh STDs
– Sử dụng bảo vệ: Bao cao su là một biện pháp phòng tránh hiệu quả, giúp giảm nguy cơ lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu và bệnh viêm gan B.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là biện pháp hiệu quả để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục, không chỉ bảo vệ bản thân mà còn ngăn chặn sự lây nhiễm từ người này sang người khác.
– Hạn chế bạn tình: Hạn chế số lượng đối tác tình dục có thể giảm nguy cơ lây nhiễm, nên xây dựng mối quan hệ chung thủy một vợ một chồng.
– Tiêm chủng: Đối với một số bệnh như HPV (Human Papillomavirus) có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin.
– Thường xuyên cập nhật các thông tin về bệnh này, đồng thời chia sẻ thông tin này cho người khác để nâng cao ý thức phòng bệnh.
Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về các bệnh qua đường tình dục. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về phòng ngừa và điều trị các bệnh STDs, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.