Biểu hiện và cách điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

Bệnh thần kinh ngoại vi gây ra yếu, tê và đau ở hệ thống ngoại vi như bàn tay, bàn chân và cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và tuần hoàn. Việc hiểu về bệnh lý có thể giúp mọi người phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh được các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Biểu hiện và cách điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

1. Bệnh thần kinh ngoại vi là gì?

Thần kinh ngoại vi hay còn gọi là thần kinh ngoại biên là một hệ thống các dây thần kinh phức tạp có nhiệm vụ kết nối các cơ quan, vùng da và chi trên cơ thể với não bộ và tủy sống. Chức năng của các sợi thần kinh ngoại vi là tiếp nhận toàn bộ thông tin cảm giác, vận động từ ngoại biên về trung ương (bao gồm não và tuỷ sống). Ví dụ dễ hiểu đó là bạn sẽ cảm nhận nóng khi các tín hiệu của da và vùng cơ thể được dẫn truyền về não. Bệnh thần kinh ngoại biên xuất hiện khi chức năng kết nối của hệ thống này đang gặp vấn đề.

Biểu hiện và cách điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

Chức năng của các sợi thần kinh ngoại vi là tiếp nhận toàn bộ thông tin cảm giác, vận động từ ngoại biên về trung ương (bao gồm não và tuỷ sống)

2. Biểu hiện nhận biết bệnh lý thần kinh ngoại vi

Trong hệ thống thần kinh ngoại vi, mỗi dây thần kinh sẽ đảm nhận một chức năng riêng biệt. Do đó tùy thuộc vào loại dây thần kinh bị tổn thương mà triệu chứng sẽ khác nhau. Dưới đây là phân loại tình trạng của các dây thần kinh:

– Dây thần kinh vận động: hỗ trợ kiểm soát hoạt động và chuyển động của các cơ;

– Dây thần kinh cảm giác: tiếp nhận cảm giác từ da cơ thể.;

– Dây thần kinh thực vật có nhiệm vụ điều khiển một số chức năng như tiết mồ hôi, huyết áp, tiêu hóa, nhịp tim và bàng quang;

– Dây thần kinh hỗn hợp kiêm nhiệm vai trò vừa là vừa chi phối vận động vừa kiểm soát cảm giác.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý thần kinh ngoại vi bao gồm:

– Đau buốt hoặc bỏng rát;

– Yếu cơ;

– Đau chân, mỏi chân gây khó ngủ;

– Đau hoặc nhói như bị điện giật khi vùng da gặp kích thích;

– Khó khăn khi phối hợp động tác và mất thăng bằng cơ thể;

– Đổ mồ hôi;

– Gặp cản trở khi cử động cánh tay hoặc khi đi bộ;

– Da xanh nhợt nhạt, khô hơn;

– Cơ thể bị co giật hoặc co cứng cơ;

– Mạch nhanh chậm bất thường trong huyết áp.

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp dạng thấp là gì và cách điều trị bệnh

Biểu hiện và cách điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

Trong hệ thống thần kinh ngoại vi, mỗi dây thần kinh sẽ đảm nhận một chức năng riêng biệt

3. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại vi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên bắt nguồn từ các bệnh lý khác nhau, điển hình như:

– Bệnh tiểu đường: tiểu đường chiếm tới 50% số người bệnh mắc thêm biến chứng bệnh lý thần kinh ngoại biên.

– Bệnh lý tự miễn: bao gồm các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus, hội chứng Sjogren, viêm mạch máu, viêm đa dây thần kinh khử men mạn tính;

– Nhiễm trùng: bao gồm các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra như bệnh zona, bệnh Lyme, viêm gan B và C, bệnh bạch cầu, bệnh phong và HIV;

– Sự xuất hiện của các khối u: bao gồm cả u lành tính và ác tính đều có thể xâm lấn và chèn ép lên các dây thần kinh.

– Rối loạn di truyền: mắc bệnh di truyền về thần kinh

– Rối loạn tủy xương: ung thư xương, xuất hiện một loại protein bất thường trong máu hay ung thư hạch bạch huyết;

– Các bệnh lý khác: bệnh gan, thận, suy thận, rối loạn liên kết mô,…;

– Do các nguyên nhân khác: nghiện rượu nặng, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, phản ứng phụ của các thuốc hóa trị hoặc thuốc chữa HIV/AIDS, thiếu hụt vitamin nhóm B, thiếu vitamin E và niacin, hoặc dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương (do tai nạn xe, chấn thương thể thao, ngã,…).

4. Phương pháp chẩn đoán thần kinh ngoại biên

Để chẩn đoán bác sĩ sẽ kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân cũng như kiểm tra mức độ bệnh. Các phương pháp chẩn đoán thần kinh ngoại vi bao gồm:

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp đo lượng vitamin và lượng đường trong máu, đồng thời xác định mức độ hoạt động tuyến giáp của người bệnh.

– Đo điện thần kinh – cơ: cho thấy các vấn đề về cách các tín hiệu thần kinh của cơ thể di chuyển đến các cơ

– Chọc dò tủy sống: xem liệu các dây thần kinh có truyền tín hiệu đúng cách hay không.

– Sinh thiết dây thần kinh: Đây là một thủ thuật liên quan đến việc lấy một lượng nhỏ mô thần kinh để quan sát và đánh giá dưới kính hiển vi.

– Chụp MRI: hỗ trợ kiểm tra, phát hiện dây thần kinh bị chèn ép bởi khối u hoặc thoát vị đĩa đệm.

Biểu hiện và cách điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

>>>>>Xem thêm: Thường xuyên đau nửa đầu trái nguy hiểm như thế nào?

Để chẩn đoán bác sĩ sẽ kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân cũng như kiểm tra mức độ bệnh.

5. Các phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

Phương pháp điều trị dựa trên việc điều trị nguyên nhân gây rối loạn tiềm ẩn. Ví dụ, nếu bệnh đái tháo đường là nguyên nhân thì người bệnh cần kiểm soát tốt lượng đường huyết. Nếu sự thiếu hụt vitamin là nguyên nhân thì người bệnh có thể điều trị bằng cách bổ sung các loại vitamin bị thiếu hụt… dưới đây là một số phương pháp phổ biến thường được áp dụng như:

5.1. Phương pháp bảo tồn thần kinh ngoại vi

– Thuốc giảm đau, thuốc kê đơn:

– Lọc huyết tương

– Bó bột hoặc nẹp: giúp cải thiện bệnh thần kinh ngoại vi ở chân và tay.

– Các phương pháp hỗ trợ điều trị khác: Chăm sóc thần kinh cột sống; châm cứu; mát xa; thiền; yoga, tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.

5.2 Phương pháp phẫu thuật bệnh thần kinh ngoại vi

Trong phẫu thuật bệnh thần kinh ngoại vi, tùy trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp:

– Giải ép các tổ chức gây chèn ép thần kinh, do đó giúp giảm đau và cải thiện cảm giác cho người bệnh.

– Nối, ghép hoặc chuyển đổi dây thần kinh: giúp phục hồi thần kinh cánh tay, đồng thời cải thiện hoạt động cánh tay, hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày

Nhìn chung người bệnh mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm tác động tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. Nếu điều trị đúng cách, kịp thời thì người bệnh sẽ có cơ hội phục hồi nhanh và tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *