Nhiệt miệng là một vấn đề xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây những bất tiện, ảnh hưởng tới chất lượng sống. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về tình trạng này cũng như những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc nhiệt miệng.
Bạn đang đọc: Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc nhiệt miệng
1. Thế nào là tình trạng bị nhiệt miệng?
Tình trạng nhiệt miệng gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe và cả chất lượng sống
Tình trạng nhiệt miệng là bệnh lý có thể xảy ra ở đa dạng đối tượng, đa dạng độ tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Biểu hiện của nhiệt miệng thường bao gồm sự xuất hiện của các vết sưng, phồng màu trắng hoặc vàng, kích thước nhỏ, thường có viền đỏ xung quanh. Các vết này có thể xuất hiện trên môi, má, nướu, dưới lưỡi và các vùng khác trong miệng. Mặc dù các vết nhiệt không lây lan và thường không ảnh hưởng sâu vào biểu bì, nhưng chúng có thể gây ra cảm giác đau rát và khó chịu, đặc biệt khi ăn uống, đặc biệt là ăn các loại thực phẩm cay, chua, nóng.
Thời gian mà nhiệt miệng kéo dài thường dao động từ khoảng 1 tuần trở lên. Cụ thể còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và cách điều trị. Việc chăm sóc miệng đúng cách và sử dụng các biện pháp điều trị thích hợp có thể giúp giảm triệu chứng và tăng tốc quá trình lành bệnh.
2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nhiệt miệng:
– Virus Herpes Simplex (HSV): Virus HSV là nguyên nhân chính gây nhiệt miệng. Cụ thể, HSV-1 thường gây ra các triệu chứng ở vùng miệng. Trong khi đó, HSV-2 thường gây ra các triệu chứng ở vùng kín. Virus này thường hiện diện trong cơ thể mà không gây ra triệu chứng. Thế nhưng nó có thể trở lại và gây nhiệt miệng khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc do các yếu tố khác kích hoạt.
– Yếu tố cơ địa: Một số người có khả năng cao hơn để bị nhiễm HSV và phát triển nhiệt miệng hơn. Điều này là do yếu tố di truyền hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Hệ miễn dịch yếu có thể làm cho cơ thể dễ bị tấn công bởi virus và khó khăn trong việc kiểm soát các cơn nhiễm trùng.
– Yếu tố về tâm lý: Stress, thiếu ngủ, áp lực tinh thần và thay đổi hormone cũng có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ xuất hiện nhiệt miệng. Các yếu tố này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus.
– Yếu tố hormone: Một số phụ nữ có thể trải qua các cơn nhiệt miệng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do sự biến động của hormone trong cơ thể.
3. Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc nhiệt miệng
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ngạt mũi
Điều trị với thuốc nhiệt miệng cần nghe theo chỉ định của bác sĩ
3.1 Một số loại thuốc nhiệt miệng thường được chỉ định
Việc sử dụng thuốc để điều trị nhiệt miệng có thể giúp giảm triệu chứng và tăng tốc quá trình lành mạnh. Dưới đây là một số thuốc nhiệt miệng thường được áp dụng:
– Thuốc kháng virus: Các loại thuốc kháng virus có thể giúp giảm triệu chứng của nhiệt miệng và ngăn chặn sự lây lan của virus HSV. Thuốc này thường được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc kem bôi ngoài da.
– Thuốc giảm viêm: Thuốc giảm viêm có thể giúp giảm cảm giác đau rát của nhiệt miệng. Tuy nhiên, khu sử dụng, chúng ta hãy tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Kem bôi: Các loại kem chứa corticosteroid hoặc lidocaine có thể giúp giảm viêm và giảm đau tại vị trí của các vết nhiệt miệng.
– Thuốc có tác dụng chống vi khuẩn: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống vi khuẩn nếu nhiệt miệng đi kèm với các biến chứng nhiễm trùng.
3.2 Lưu ý khi sử dụng thuốc nhiệt miệng
Trong quá trình sử dụng thuốc, chúng ta hãy luôn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tác dụng phụ nào, chúng ta hãy ngừng dùng thuốc. Đồng thời, chúng ta hãy báo bác sĩ ngay để có phương pháp phù hợp.
Ngoài ra, việc duy trì một khẩu phần ăn uống cân đối, giữ cho miệng và vùng xung quanh sạch sẽ rất quan trọng. Đồng thời, hãy tránh các yếu tố kích thích như thức ăn cay nóng có thể giúp tăng tốc quá trình lành mạnh của nhiệt miệng.
4. Chế độ chăm sóc cho người bị nhiệt miệng
>>>>>Xem thêm: Viêm amidan mủ: Biến chứng của viêm amidan mạn tính
Điều trị nhiệt miệng cần kết hợp sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định và chăm sóc tại nhà phù hợp
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, chúng ta cũng cần lưu ý chế độ chăm sóc khi bị nhiệt miệng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình khỏi bệnh:
4.1 Giữ gìn vệ sinh khoang miệng
Chúng ta cần thường xuyên vệ sinh khoang miệng bằng cách dùng nước muối ấm hoặc dung dịch rửa miệng. Điều này giúp có thể giúp làm sạch khu vực nhiễm trùng và giảm vi khuẩn. Từ đó giúp quá trình lành mạnh nhanh chóng hơn.
4.2 Tránh tác động mạnh vào vết thương
Việc đánh răng hàng ngày để vệ sinh răng miệng vẫn cần thiết. Tuy nhiên khi thực hiện, chúng ta tránh cọ xát hoặc chạm vào vùng nhiệt miệng. Điều này giúp ngăn chặn việc lây lan nhiễm trùng và tăng cường quá trình lành mạnh.
4.3 Uống đủ nước
Hãy đảm bảo bạn đã uống đủ lượng nước cho cơ thể hàng ngày. Điều này để giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Từ đó, niêm mạc miệng được ẩm và giảm cảm giác khô.
4.4 Tránh tình trạng bị stress
Stress có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và góp phần vào việc kích hoạt các cơn nhiễm trùng. Do đó, việc để cơ thể ở trạng thái cân bằng, thoải mái là rất quan trọng.
4.5 Ăn uống theo chế độ lành mạnh
Người bị nhiệt miệng cần chú ý hơn về chế độ ăn. Cụ thể, chúng ta nên ăn các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin C và vitamin B, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bên cạnh những lưu ý về sử dụng thuốc nhiệt miệng và chăm sóc trên, nếu triệu chứng của bạn không cải thiện sau một khoảng thời gian nhất định hoặc nếu bạn gặp phải các biến chứng như sưng, đau, nhiễm trùng, … hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được kiểm tra, điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.