Hiện nay, mắc dị vật tai mũi họng đang trở thành vấn đề đáng ngại. Tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em tới người lớn. Đặc biệt là với trẻ em, việc chơi đùa hoặc nghịch ngợm có thể dẫn đến việc mắc dị vật bất cứ lúc nào. Từ đó, nhiều nguy cơ hiểm họa có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Cảnh báo dị vật tai mũi họng và những hiểm họa
1. Tổng quan về tình trạng mắc dị vật tai mũi họng
1.1 Thế nào là bị mắc dị vật tai mũi họng?
Dị vật bị mắc trong tai có thể gây đau nhức, khó chịu
Mắc dị vật ở tai mũi họng là khi một vật thể nào đó bất ngờ xâm nhập và kẹt lại trong hệ hô hấp của con người. Điều này có thể xảy ra thông qua việc nuốt phải hoặc hít phải dị vật. Dị vật có thể bao gồm mọi thứ từ các vật liệu nhỏ như hạt thức ăn, viên đạn, đồ chơi, nhựa, đến các vật dụng lớn hơn như mảnh kính, nguyên liệu xây dựng, …
Khi mắc phải dị vật, người bệnh sẽ có những triệu chứng như:
– Khó thở: Dị vật có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp. Cụ thể, chúng làm giảm lưu lượng không khí vào phổi và gây ra cảm giác khó thở.
– Ho: Đây là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có dị vật trong họng. Ho là phản ứng khi cơ thể cố gắng loại bỏ dị vật bằng cách tạo ra cảm giác kích ứng.
– Đau, khó chịu: Dị vật kẹt trong vùng tai, mũi hoặc họng có thể gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu. Đặc biệt là khi người bệnh cố gắng nuốt hoặc hít thở.
– Nôn mửa: Đôi khi, việc nuốt phải dị vật có thể kích thích phản ứng nôn của cơ thể. Nhất là trong trường hợp dị vật gây ra cảm giác kích ứng mạnh.
– Viêm nhiễm: Nếu dị vật không được loại bỏ kịp thời có thể gây ra viêm nhiễm trong vùng tai, mũi hoặc họng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề y tế nghiêm trọng.
1.2 Những vị trí thường mắc dị vật tai mũi họng
Dị vật có thể mắc trong nhiều vị trí khác nhau của hệ thống hô hấp, bao gồm tai, mũi và họng. Dưới đây là một số vị trí thường gặp mà dị vật có thể kẹt lại:
– Mắc dị vật ống tai ngoài: Dị vật có thể bị kẹt ở ống tai ngoài. Điều này có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng các dụng cụ như bông tai hoặc đầu bút để làm sạch tai mà không cẩn thận.
– Mắc dị vật hốc mũi: Dị vật nhỏ như hạt cơm, hạt phấn hoa hoặc các vật dụng nhỏ có thể bị đưa vào hốc mũi và kẹt lại ở đó. Tình trạng này đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em.
– Mắc dị vật Amidan: Amidan chính là một tổ chức lympho nằm ở vị trí sau hầu họng. Dị vật có thể kẹt trong Amidan qua quá trình ăn uống, chơi đừa, ngậm dị vật, … Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, đau rát và khó khăn khi nuốt.
2. Những nguy cơ hiểm họa khi bị dị vật ở tai mũi họng
Tìm hiểu thêm: Chi phí khám Tai mũi họng tại các bệnh viện, phòng khám hiện nay
Hóc dị vật ở họng thường do quá trình ăn uống, ngậm dị vật dẫn tới nuốt phải
– Khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày: Dị vật gây ra cảm giác khó chịu. Từ đó, chúng cản trở trong việc thực hiện các hoạt động thường nhật. Người bệnh sẽ gặp tình trạng như nói chuyện, ăn uống khó khăn hoặc mất ngủ.
– Viêm nhiễm: Dị vật kẹt trong tai, mũi hoặc họng có thể gây ra viêm nhiễm, làm sưng và đau. Nếu không điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể lây lan sang bộ phận khác. Điều này sẽ gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng.
– Tổn thương cơ học: Dị vật có thể gây tổn thương cho niêm mạc của tai, mũi và họng. Từ đó gây ra chảy máu, đau rát và viêm nhiễm.
– Nguy cơ bệnh lý: Bị dị vật ở các vị trí này có thể dẫn đến các bệnh lý như ngạt thở cấp, áp xe thành họng, hạ họng, viêm xoang, thủng màng nhĩ. Những vấn đề này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
– Nguy cơ tử vong: Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi dị vật gây tắc nghẽn đường hô hấp, có nguy cơ cao về tử vong. Điều này là do dị vật lớn hoặc gây tắc nghẽn đường hô hấp. Chúng có thể làm suy giảm hoặc ngăn chặn lưu lượng không khí vào phổi. Điều này sẽ gây ra nguy cơ nguy hiểm về hô hấp và nguy cơ tử vong.
3. Cách điều trị khi bị mắc dị vật ở tai mũi họng
>>>>>Xem thêm: Gợi ý cách chữa hóc xương cá cho người lớn
Khi phát hiện tình trạng mắc dị vật, người bệnh nên tới bệnh viện ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời
3.1 Điều trị mắc dị vật ở tai
Khi bị mắc dị vật trong tai, có một số cách lấy dị vật thường được áp dụng:
– Bơm rửa bằng nước: Sử dụng nước ấm hoặc dung dịch muối sinh lý để rửa tai. Như vậy, nước sẽ giúp đẩy dị vật ra khỏi tai.
– Sơ cứu với nước muối hoặc nước sạch: Trong trường hợp dị vật là côn trùng sống, chúng ta có thể nhỏ một ít nước muối hoặc nước sạch vào tai để làm côn trùng bò ra ngoài. Tuy nhiên, đối với cơ sở y tế, nên giết chết côn trùng trước khi lấy ra bằng lidocain 2%.
– Dùng kẹp gắp: Sử dụng kẹp gắp để lấy dị vật cũng được khá nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp dị vật mắc không quá sâu, dễ lấy.
3.2 Điều trị mắc dị vật ở mũi
Trước khi lấy dị vật từ mũi, chúng ta cần nhỏ thuốc giảm đau và tê tại chỗ để giảm đau và phù nề. Đối với dị vật như cục pin, việc lấy ra càng sớm càng tốt để tránh hoại tử mô xung quanh do pin phân hủy bởi dịch mũi. Với những trường hợp này, người bệnh nên tới bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ xử lý, điều trị.
3.3 Điều trị mắc dị vật ở họng
Khi bị mắc dị vật trong họng, chúng ta không nên tự mình cố gắng lấy dị vật bằng ngón tay. Điều này có thể gây tổn thương niêm mạc và làm tình trạng thêm nghiêm trọng. Thay vào đó, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được các chuyên gia xử lý và lấy dị vật ra một cách an toàn, hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về nguy cơ khi bị mắc dị vật tai mũi họng và cách điều trị. Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý, trong mọi trường hợp, việc lấy dị vật cần được thực hiện cẩn thận và chính xác để tránh làm tổn thương các cấu trúc xung quanh và nguy cơ gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để xử lý đảm bảo an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.