Viêm khớp dạng thấp là gì và cách điều trị bệnh

Viêm khớp dạng thấp là gì, đây là tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp trên cơ thể. Bệnh lý mạn tính này thường do rối loạn hệ miễn dịch gây ra. Ngay khi có triệu chứng cảnh báo, người bệnh cần thăm khám và điều trị tích cực để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Viêm khớp dạng thấp là gì và cách điều trị bệnh

1. Lý giải câu hỏi viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (tên tiếng Anh Rheumatoid Arthritis – RA). Đây là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, xảy ra do tổn thương từ màng hoạt dịch của khớp. Bệnh thường phổ biến ở nữ nhiều hơn so với nam, đi kèm với dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.

Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn, gặp trục trặc và tấn công các mô lành. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, khiến các khớp trở nên sưng đỏ, nóng và gây đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương ở nhiều cơ quan bao gồm:

– Mắt

– Tim

– Phổi

– Da

– Mạch máu

Bệnh này thường gây ảnh hưởng các khớp đối xứng trong cơ thể người bệnh, chẳng hạn như:

– Cả hai tay

– Hai cổ tay

– Hai đầu gối

Đây chính là điểm để phân biệt bệnh lý viêm khớp dạng thấp với các tình trạng viêm khớp khác. Với những người bị viêm ở nhiều khớp – từ 4 hoặc 5 vị trí thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp là gì và cách điều trị bệnh

Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức, sưng đỏ, cản trở hoạt động sinh hoạt bình thường ở người bệnh

2. Cảnh báo biến chứng viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng

Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng sau đây:

2.1. Loãng xương

Bệnh lý này cùng với một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh làm tăng nguy cơ loãng xương. Đây là tình trạng khiến xương suy yếu, dễ gãy, giòn. Nếu người bệnh ở lứa tuổi thiếu niên còn ảnh hưởng tới phát triển chiều cao.

2.2. Giải đáp biến chứng viêm khớp dạng thấp là gì? – Khô mắt, khô miệng

Người bệnh có nguy cơ cao mắc hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm tiết dịch trong mắt, miệng.

2.3. Nhiễm trùng

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp làm suy giảm hệ thống miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2.4. Gây bất thường trong thành phần cơ thể

Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, ngay cả khi chỉ số cơ thể của bệnh nhân ở ngưỡng bình thường.

2.5. Biến chứng bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? – Hội chứng ống cổ tay

Tình trạng viêm khi tác động lên cổ tay có thể làm chèn ép các dây thần kinh ở bàn tay, ngón tay. Điều này gây ra hội chứng ống cổ tay nguy hiểm.

 

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp: Chi phí phẫu thuật nội soi khớp gối là bao nhiêu?

Viêm khớp dạng thấp là gì và cách điều trị bệnh

Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp

2.6. Bệnh tim mạch

Bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn làm tăng nguy cơ xơ cứng, tắc nghẽn các động mạch và viêm niêm mạc tim.

2.7. Bệnh phổi

Người bị viêm khớp dạng thấp đối mặt với nguy cơ cao bị viêm phổi kẽ, dẫn đến tình trạng khó thở, đau tức ngực.

2.8. Ung thư hạch

Nếu không được điều trị sớm và phù hợp, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khiến bệnh nhân mắc ung thư hạch. Đây là nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.

3. Chẩn đoán và điều trị viêm khớp phù hợp với tình trạng bệnh

3.1. Chẩn đoán

Viêm khớp dạng thấp có thể được chẩn đoán ban đầu qua những triệu chứng lâm sàng mà người bệnh đang gặp phải. Để phân biệt triệu chứng bệnh với các bệnh xương khớp khác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác.

– Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang, siêu âm, chụp chụp cộng hưởng từ MRI là những phương pháp giúp chẩn đoán chính xác tình trạng viêm khớp dạng thấp. Trong đó, chụp cộng hưởng từ có độ chính xác cao hơn, mang lại hình ảnh rõ nét hơn. Kỹ thuật này đem đến một số lợi ích như:

– Chẩn đoán tổn thương ở sụn khớp

– Đánh giá tình trạng, mức độ tràn dịch khớp

– Đánh giá viêm màng hoạt dịch

Viêm khớp dạng thấp là gì và cách điều trị bệnh

>>>>>Xem thêm: Đau hông bên phải “coi chừng” mắc những bệnh sau

Siêu âm khớp là phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến, đem đến hiệu quả cao

– Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu cho kết quả chính xác về những chỉ số bình thường hoặc bất thường khi mắc bệnh.

Xét nghiệm công thức máu toàn phần giúp đánh giá mức độ thiếu máu ở người bệnh mắc bệnh trong thời gian dài.

3.2. Điều trị

Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và tư vấn một số phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, viêm khớp dạng thấp có thể được điều trị với nhiều phương pháp khác nhau, dựa trên tình trạng cũng như sức khoẻ người bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh RA được áp dụng phổ biến như:

Điều trị nội khoa

Sau khi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ kê các loại thuốc phù hợp với mục đích:

– Cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng tấy do bệnh gây nên

– Ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, tăng kết quả điều trị

– Chặn đứng biến chứng nghiêm trọng xảy ra

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp gồm:

– Thuốc giảm đau

– Thuốc chống viêm

Phẫu thuật

Nếu tình trạng bệnh diễn tiến phức tạp, phương pháp điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả thì phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc. Phương pháp này sẽ điều trị bệnh cũng như hồi phục khả năng vận động cho bệnh nhân.

Ở cách điều trị phẫu thuật, bác sĩ sẽ thay phần khớp bị viêm, tổn thương bằng khớp nhân tạo. Những vị trí viêm khớp dạng thấp được phẫu thuật bằng cách thay khớp nhân tạo thường là:

– Khớp gối

– Khớp háng

– Chỏm xương đùi

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp người bệnh thực hiện các bài tập, kỹ thuật trị liệu đặc thù với mục đích:

– Giảm đau

– Ngăn bệnh tiến triển nặng, phức tạp

– Phục hồi chức năng xương khớp nhanh, hiệu quả

Bên cạnh đó, vật lý trị liệu còn giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như:

– Teo cơ

– Dính khớp

– Co rút gân

– Hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh với sức khoẻ, sinh hoạt

Dù lựa chọn phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp là gì thì người bệnh cũng cần tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ để bệnh sớm cải thiện tích cực. Lưu ý rằng ngay khi có triệu chứng cảnh báo của bệnh, cần đến chuyên khoa Cơ xương khớp để tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *