Đặc điểm và bệnh lý ở 7 đốt sống cổ

Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống cổ, có chức năng quan trọng trong việc phối hợp các cử động vùng cổ. 7 đốt sống này có đặc điểm gì và thường gặp những bệnh lý nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Đặc điểm và bệnh lý ở 7 đốt sống cổ

1. Đặc điểm của cột sống cổ

Đốt sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống đầu tiên, uốn nhẹ dọc theo cổ. 7 đốt sống này được ký hiệu bằng chữ C và đánh số thứ tự từ 1 đến 7. Điểm bắt đầu của đốt sống cổ là vị trí đầu tiên ngay dưới xương sọ. Cột sống cổ được chia làm 2 phần chính gồm:

– Cột sống cổ cao gồm có 2 đốt sống C1 (đôt đội) và C2 (đốt trục). Hai đốt sống này khác với những đốt sống còn lại vì chúng có trục xoay, có chức năng hỗ trợ vùng cổ vận động.

– Cột sống cổ thấp gồm 5 đốt sống còn lại, phía trước là thân đốt sống, phía sau là cung đốt sống nối liền với cột sống lưng.

Đặc điểm và bệnh lý ở 7 đốt sống cổ

Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống cổ xếp chồng lên nhau, có chức năng nâng đỡ và thực hiện các chuyển động ở cổ.

1.1 Đặc điểm chung của 7 đốt sống cổ

Đặc điểm chung của 7 đốt sống cổ là phần thân đốt sống có đường kính ngang dài hơn đường kính trước – sau, bề ngang rộng hơn bề cao. Phần thân đốt sống hơi dẹt, nối khớp với đốt sống lân cận bằng đĩa đệm. Các cuống đốt sống dính vào phần sau của mặt bên thân đốt sống. Xương dính vào thân và cuống bởi 2 rễ, tạo nên lên 1 lỗ gọi là lỗ mỏm ngang có chức năng bao bọc động mạch đốt sống. Đây cũng là điểm đặc trưng quan trọng nhất để xác định một đốt sống cổ.

Mỏm gai có đỉnh tách đôi. Lỗ đốt sống cổ có hình tam giác và rộng hơn lỗ đốt sống ngực – thắt lưng. Điều này giúp đốt sống cổ chứa đủ đoạn cổ của tủy gai phình ra và phù hợp với biên độ hoạt động lớn của đoạn cột sống cổ.

Các lỗ đốt sống cổ chồng lên nhau tạo ra ống sống chứa tủy sống.

1.2 Cấu tạo và chức năng riêng của 7 đốt sống cổ

– Đốt sống cổ 1 (C1)

Đây là đốt sống đầu tiên của cột sống cổ, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa sọ não và cột sống, còn được gọi là đốt sống đội. Đốt C1 không có thân sống, có hình dạng tương tự như một chiếc vòng, hai khối bên có hố khớp trên giúp đốt C1 khớp với đốt C2.

Phần khối ở hai bên đốt C1 lại được nối nhau ở phía trước nhờ cung trước và nối ở phía sau nhờ cung sau. Vùng phía dưới của cung lồi ra ở thành củ trước, trong khi đó phần sau lõm tạo thành hố răng để khớp với răng của đốt C2. Phía sau lồi ra thành củ sau, phía trên áp sát với khối bên nơi chứa rãnh động mạch đốt sống.

– Đốt sống cổ 2 (C2)

Đốt sống cổ 2 (C2) còn được gọi là đốt sống trục. Đây là đốt sống dày và khỏe nhất trong các đốt sống cổ, chịu trách nhiệm chính trong hoạt động xoay cổ. Đốt này có một mỏm mọc lên trên thân đốt sống và được gọi là vùng răng.

Mỏm răng có hình dạng như cái tháp, cao khoảng 1,5cm và là nơi để thân của đốt đội dính vào đốt trục. Cấu trúc này tạo thành bộ trục, hỗ trợ cho đốt đội quay. Mặt trước của răng liên kết với hố răng của đốt đội nhờ diện khớp trước. Vùng diện khớp sau có nhiệm vụ liên kết với dây chằng ngang của đốt đội.

– Đốt sống cổ 3 – 6 (C3 – C6)

Kích thước và cấu tạo của đốt sống C3 đến C6 gần như nhau với phần thân đốt khá nhỏ, cùng với các cuốn cổ phân bố đều ở 2 bên.

Các đốt sống cổ từ C3 – C6 sẽ nối lại với nhau để tạo thành khớp trụ. Các dây thần kinh sọ não nằm ở phía trên của mỗi đốt sống cổ tương ứng,

Mỗi đốt sống này sẽ có những lỗ đốt sống chạy cắt ngang để động mạch cột sống, tĩnh mạch và hạch thần kinh cổ đi qua.

Riêng đốt C4 có vùng mỏm ngang lồi to ra thành củ cảnh. Đây là mốc gặp gỡ của động mạch cảnh chung, động mạch giáp dưới và động mạch đốt sống. Khi củ cảnh của C4 to quá có thể gây chèn ép động mạch cảnh chung.

– Đốt sống cổ 7 (C7)

Ở đốt C7, mỏm gai không chẻ đôi mà mọc dài hẳn ra. Bạn có thể cảm nhận rõ rệt bộ phận này khi sờ vào vùng cổ. Do vậy đốt sống C7 còn được gọi là đốt sống lồi. Vùng lỗ ngang của đốt C7 thường rất nhỏ, thậm chí không có. Nằm tại vùng ranh giới giữa đoạn đốt sống cổ và đoạn đốt sống ngực nên đốt C7 mang nhiều đặc điểm chuyển tiếp giữa 2 phần này.

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp vảy nến với 9 triệu chứng thường gặp nhất

Đặc điểm và bệnh lý ở 7 đốt sống cổ

Các đốt sống cổ có thể bị thoát hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc hình thành gai xương.

2. Các bệnh lý thường gặp trên 7 đốt sống cổ

2.1 Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên. Trong các đốt sống cổ, các vị trí dễ bị thoái hóa nhất đó là C4 C5 và C6.

Đặc trưng của bệnh là tình trạng hư khớp ở các diện thân đốt, xuất hiện sự tổn thương đĩa liên đốt, các màng, dây chằng… Theo thời gian, tình trạng thoái hóa các đốt sống gây đau nhức cổ, đặc biệt là khi người bệnh thực hiện các hoạt động ở vùng cổ. Cơn đau có thể lan dần xuống vai, gây đau ở các khớp cổ và vai, đau đầu không rõ nguyên nhân….Thoái hóa cột sống cổ gây ra cho người bệnh rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động.

2.2 Thoát vị đĩa đệm cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi phần nhân nhầy nằm bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí vốn có. Điều này có thể tác động trực tiếp đến các cấu trúc xương và khớp xung quanh với các biểu hiện:

– Đau thường xuyên tại cột sống cổ, âm ỉ hoặc dữ dội ban đầu chỉ ở vị trí cột sống cổ, rồi lan dần sang cả bả vai, sau gáy.

– Hạn chế vận động, đặc biệt là các hoạt động xoay cổ, cúi gập người hoặc ngửa lên.

– Yếu cơ cánh tay, cổ tay, bắp tay, đầu ngón tay.

– Tê bì, ngứa ran lan từ cơ tam đầu xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay.

– Đau ngực, khó thở.

– Táo bón, khó đi tiểu…

2.3 Bệnh gai đốt sống cổ

Gai đốt sống cổ thường là hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ. Khi các sụn khớp hao mòn dần và đĩa đệm xẹp xuống, các gai xương hình thành quanh đĩa đệm cổ bị thoát vị hoặc đốt sống cổ bị thoái hóa.

Khi các gai này phát triển to dần sẽ gây hẹp ống tủy và chèn ép các lỗ tiếp hợp, gây ra những cơn đau nhức dữ dội hoặc ê ẩm ở cổ, vai, gáy, khiến người bệnh khó vận động cổ, chóng mặt, buồn nôn…

Đặc điểm và bệnh lý ở 7 đốt sống cổ

>>>>>Xem thêm: Đau đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chụp cộng hưởng từ có giá trị cao trong việc phát hiện các bệnh lý cột sống cổ.

Trên đây là những thông tin về cấu tạo, chức năng của 7 đốt sống cổ và cách bệnh lý liên quan. Khi thấy các dấu hiệu tổn thương các đốt sống này, hãy nhanh chóng đi khám chuyên khoa cơ xương khớp với bác sĩ uy tín và hệ thống thiết bị hiện đại để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *