Xét nghiệm u tuyến yên có ý nghĩa quan trọng nhằm phát hiện sớm các triệu chứng, ngăn bệnh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy xét nghiệm u tuyến yên thực hiện như thế nào?
Bạn đang đọc: Xét nghiệm u tuyến yên thực hiện như thế nào?
1. Hiểu về xét nghiệm u tuyến yên
Xét nghiệm u tuyến yên là việc tiến hành các xét nghiệm nhằm thăm dò hình thái, chức năng tuyến yên. Từ đó, phát hiện sự hiện diện của khối u (nếu có), đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của tuyến yên và cơ thể.
Tuyến yên là tuyến nội tiết có vai trò điều hòa quá trình bài tiết hormone, được sản sinh từ các tuyến nội tiết khác trong cơ thể như: tuyến thượng thận, tuyến giáp…. Khi khối u tuyến yên xuất hiện, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của tuyến này. Trường hợp tăng sinh kích thước, khối u có thể hủy hoại các tế bào chức năng và sản xuất hormone.
Vị trí của tuyến yên nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm – nơi chỉ đạo hầu hết các tuyến nội tiết khác.
2. Xét nghiệm u tuyến yên thực hiện như thế nào?
U tuyến yên giai đoạn đầu triệu chứng thường rất nghèo nàn. Bệnh phần lớn chỉ được phát hiện thông qua chụp x-quang vùng đầu cổ khi người bệnh khám sức khỏe định kỳ hoặc chẩn đoán bệnh lý khác. Điều này dẫn đến hầu hết các trường hợp mắc u tuyến yên được phát hiện đều đã ở giai đoạn khối u phát triển, gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể bệnh nhân.
Do đó, khám sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm u tuyến yên đóng vai trò quan trọng để phát hiện sớm bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả.
Trước khi thực hiện các xét nghiệm u tuyến yên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cho người bệnh. Quá trình này có thể bao gồm đánh giá triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình… Từ chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán.
2.1 Xét nghiệm u tuyến yên thực hiện như thế nào – thông qua xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cho biết người bệnh có quá ít hay quá nhiều một số loại hormone, kích thích tố. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá chức năng và hoạt động của tuyến yên nhằm đưa ra chẩn đoán hoặc yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán.
2.2 Xét nghiệm nước tiểu
Thường được chỉ định thực hiện song song với xét nghiệm máu để tăng khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng u tuyến yên. Lượng cortisol trong nước tiểu tăng chứng tỏ u tuyến yên đang bài tiết quá nhiều hormone ACTH.
2.3 Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Thông qua hình ảnh MRI, bác sĩ có thể thấy rõ cấu trúc, hình thái tuyến yên, từ đó đánh giá được vị trí, kích thước khối u.
Khối u tuyến yên nhỏ thường nằm lệch hoặc đẩy cuống tuyến yên sang đối diện. Trong khi khối u tuyến yên lớn sẽ có xu hướng phát triển lên trên, xâm lấn sang hai bên xoang hang hoặc xoang bướm và phá hủy cấu trúc tuyến yên.
2.4 Chụp CT u tuyến yên
Chụp cắt lớp vi tính (CT) được sử dụng ít hơn so với MRI trong chẩn đoán u tuyến yên. Kỹ thuật này có thể được sử dụng trong trường hợp bác sĩ cần lên phác đồ phẫu thuận loại bỏ u tuyến yên cho người bệnh.
2.5 Xét nghiệm u tuyến yên thực hiện như thế nào – kiểm tra thị lực
Một số xét nghiệm liên quan đến thị giác có thể được chỉ định để đánh giá thị lực của người bệnh được nghi ngờ mắc u tuyến yên. Tùy vào kích thước và mức độ chèn ép của khối u đến dây thần kinh thị giác mà người bệnh có thể có các triệu chứng như: nhìn mờ, song thị, mất thị lực ngoại biên…
Kiểm tra thị thực là xét nghiệm căn cứ giúp bác sĩ đưa ra chỉ định người bệnh cần làm thêm các các xét nghiệm nào khác để khẳng định nghi ngờ.
Tìm hiểu thêm: Vì sao bạn hay bị buồn nôn vào buổi sáng?
Xét nghiệm u tuyến yên thực hiện như thế nào bạn cần đến cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết.
3. Xét nghiệm u tuyến yên nên thực hiện khi nào?
U tuyến yên biểu hiện triệu chứng là khác nhau tùy thuộc vào vị trí, kích thước khối u, loại hormone mà khối u tiết ra… Tuy nhiên, khi nhận thấy các dấu hiệu điển hình dưới đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.
3.1 Người bệnh bị rối loạn nội tiết
U tuyến yên phá triển có thể gây tăng nội tiết tố quá mức. Người bệnh xuất hiện những bất thường về ngoại hình như đầu to, trán dô, mắt lồi, chân tay to… Phụ nữ trưởng thành có thể có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh, tắt kinh), vô sinh, tiết sữa dù không mang thai… Trong khi nam giới gặp phải tình trạng khó cương cứng, giảm ham muốn tình dục, thậm chí bất lực.
>>>>>Xem thêm: Suy tuyến giáp là gì: Những thông tin cần biết
Tiết sữa dù không mang thai là dấu hiệu bạn cần đi khám u tuyến yên.
3.2 Rối loạn thị giác
Người có các triệu chứng về thị giác đi kèm với những thay đổi nội tiết không nên chủ quan vì rất có thể bạn đã mắc bệnh u tuyến yên. U tuyến yên chèn ép điểm giao thoa thần kinh thị giác và dây thần kinh thị giác có thể khiến người bệnh nhìn mờ (ở một hoặc hai mắt), mất thị lực ngoại biên, song thị, mất thị lực ở một hoặc cả 2 bên mắt…
Người bệnh ngay khi nghi ngờ triệu chứng cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị cụ thể.
3.3 Tăng áp lực nội sọ
U tuyến yên khi tăng kích thước có thể gây áp lực chung lên hộp sọ. Các dấu hiệu thường thấy của tăng áp lực nội sọ như: thở nông, đau đầu, buồn nôn, hay quên, thậm chí hôn mê… Lúc này bệnh có thể đã tiến triển nặng, người bệnh cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để kiểm tra, tránh biến chứng hôn mê sâu, tổn thương não vĩnh viễn, hoặc tử vong.
Hy vọng thông qua các thông tin cung cấp trong bài, bạn đã có thể phần nào nắm được xét nghiệm u tuyến yên thực hiện như thế nào. Thăm khám sức khỏe định kỳ nói chung và xét nghiệm u tuyến yên nói riêng là cần thiết để phát hiện bệnh lý, đặc biệt trong giai đoạn khối u chưa biểu hiện triệu chứng, giúp đảm bảo sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.