Chị em chớ nên chủ quan khi gặp triệu chứng rong kinh

Triệu chứng rong kinh trở nên phổ biến trong số các vấn đề sức khỏe phụ khoa, không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về triệu chứng kinh nguyệt bất thường này nhé!

Bạn đang đọc: Chị em chớ nên chủ quan khi gặp triệu chứng rong kinh

1. Như thế nào được xem là hiện tượng rong kinh?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ trưởng thành (không dùng các biện pháp tránh thai nội tiết) thường kéo dài từ 3 -7 ngày, và lượng màu ra nhiều ở 2 ngày đầu tiên rồi ít dần vào các ngày sau. Riêng độ tuổi vị thành niên, kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể kéo dài 2-7 ngày, và trong năm đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt của các bé thường không đều và thời gian giữa các chu kỳ có thể thay đổi.

Chị em chớ nên chủ quan khi gặp triệu chứng rong kinh

Rong kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm

Trong khi đó, rong kinh là tình trạng kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu ra nhiều vượt quá 80ml/ chu kỳ kinh nguyệt, phải thay băng vệ sinh hàng giờ và có thể xuất hiện cục máu đông lớn. Rong kinh không chỉ gây mệt mỏi và thiếu máu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị rong kinh

Dựa vào các nguyên nhân gây ra, hiện tượng rong kinh được phân thành 2 dạng: rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.

2.1 Rong kinh cơ năng

Thường xuất phát do tình trạng rối loạn nội tiết, xảy ra phổ biến ở giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh. Trong giai đoạn sinh sản, rong kinh cơ năng có thể xuất hiện sau khi sinh con, sử dụng thuốc phá thai hoặc thuốc tránh thai. Đối với phụ nữ có các yếu tố nguy cơ như béo phì, sinh nở nhiều lần, tăng kí, hút thuốc lá, gần đến giai đoạn mãn kinh, mắc bệnh đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn tính, bệnh tim mạch, bệnh thận mãn tính, hoặc lupus đỏ, khả năng mắc rong kinh cơ năng cao hơn.

2.2 Rong kinh thực thể

Dạng rong kinh này thường liên quan đến các tổn thương thực thể trong tử cung hoặc buồng trứng, điển hình là các tình trạng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, và các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung hay ung thư nội mạc tử cung.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến thai nhi và các bệnh lý toàn thân khác như rối loạn đông máu hay bệnh bướu giáp cũng có thể là nguyên nhân gây ra rong kinh.

Không chỉ các vấn đề sức khỏe, mà cả việc sử dụng một số loại thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp, cũng có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh.

Trong trường hợp chị em thuộc rong kinh cơ năng, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi sinh lý và nội tiết tạm thời, điều này có thể dần ổn định và tự điều chỉnh mà không cần tới các biện pháp điều trị cụ thể.

Tuy nhiên, với rong kinh thực thể thì cần điều trị sớm, bởi chúng liên quan đến các bệnh lý, có thể gây ra biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời không chỉ giúp giảm thiểu các triệu chứng nhất thời mà còn bảo vệ khả năng sinh sản.

3. Mức độ nguy hiểm của rong kinh và hướng điều trị

3.1 Những ảnh hưởng của triệu chứng rong kinh

Dù rong kinh do yếu tổ nào gây nên đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ:

Tìm hiểu thêm: Xử lý khó thở cho bệnh nhân ung thư

Chị em chớ nên chủ quan khi gặp triệu chứng rong kinh

Triệu chứng rong kinh dạng thực thể thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt

– Rong kinh có thể dẫn đến mất máu nhiều, gây ra tình trạng thiếu máu và mệt mỏi.

– Sự xuất hiện của cục máu đông lớn và cảm giác đau kéo dài, gây khó chịu và bất tiện khi phải thay đổi băng vệ sinh liên tục, làm gián đoạn công việc và các hoạt động hàng ngày.

– Khi tình trạng ra máu kéo dài, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên các viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ xâm nhập từ âm hộ, sau đó lan tới âm đạo và có thể tới buồng tử cung và vòi trứng, dẫn đến viêm phần phụ, nhiều trường hợp có thể dẫn đến vô sinh sau này.

– Ngoài ra, rong kinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý liên quan đến tử cung hoặc buồng trứng như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.

Điều trị kịp thời và thăm khám định kỳ giúp giảm thiểu ảnh hưởng và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe lâu dài, để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3.2 Chị em cần làm gì khi gặp triệu chứng rong kinh?

Rong kinh là hiện tượng thường gặp của chị em phụ nữ, nên nhiều người có tâm lý chủ quan không thăm khám. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu như các bệnh lý không được phát hiện và điều trị sớm.

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của rong kinh. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra hưởng điều trị phù hợp, thường sẽ kiểm soát tình trạng ra máu và thiết lập lại chu kỳ kinh nguyệt mới đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Các phương pháp có thể áp dụng điều trị rong kinh bao gồm:

– Sử dụng thuốc: Bao gồm thuốc tránh thai theo chỉ định của bác sĩ, thuốc hormon bổ sung, và thuốc bổ sung sắt.

– Phẫu thuật: Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, hay triệu chứng rong kinh do u xơ hoặc polyp thì có thể phải thực hiện phẫu thuật phụ khoa theo chỉ định của bác sĩ tùy theo thể trạng của người bệnh.

Chị em chớ nên chủ quan khi gặp triệu chứng rong kinh

>>>>>Xem thêm: Virus HPV có chữa được không? Có nguy hiểm hay không?

Thăm khám định kỳ với bác sĩ phụ khoa giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý nghiêm trọng

Bên cạnh đó chị em cần xây dựng lối sống lành mạnh:

– Duy trì chế độ ăn uống cân đối, giàu sắt và vitamin.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tránh tinh thần căng thẳng

– Ghi chép chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu mất đi giúp theo dõi tình trạng và hiệu quả của điều trị. Sử dụng băng vệ sinh chất lượng cao và thay đổi thường xuyên.

– Duy trì các hoạt động luyện tập thể dục, thể chất đều đặn

– Tránh sử dụng các chất kích thích, thực phẩm cay nóng trong thời kỳ hành kinh.

– Thăm khám phụ khoa định kỳ để chủ động bảo vệ sức khỏe, sớm phát hiện các triệu chứng bất thường.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em có thêm các thông tin hữu ích triệu chứng rong kinh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *