Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp háng và cách để phòng ngừa

Bệnh thoái hóa khớp háng là một trong những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt ở những người có lối sống không lành mạnh. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp háng và cách để phòng ngừa

1. Một số điều về bệnh thoái hóa khớp háng

1.1. Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?

Khớp háng là khớp hoạt dịch, loại khớp lớn nhất của cơ thể, nằm giữa xương chậu và xương đùi cùng hệ thống các dây chằng. Hệ thống xương của khớp kháng gồm chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của xương chậu. Đây là một khớp tròn vững chắc, bên cạnh đó trong khớp có áp suất âm nên phải có một lực tác động khá mạnh tới khớp thì mới có thể trật ra được.

Bệnh thoái hóa khớp háng là tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, khiến hai đầu xương nhanh chóng cọ xát vào nhau khi cử động.

Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp háng và cách để phòng ngừa

Hệ thống xương của khớp kháng gồm chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của xương chậu

1.2. Yếu tố nào đã dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp háng?

Nguyên chính gây ra thoái hóa khớp háng hiện vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên có một nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp với nhau dẫn tới khả năng mắc thoái hóa khớp háng như:

– Lão hóa: Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lý thoái hóa khớp háng. Theo thời gian, sụn khớp bị mòn dần đi khiến khớp háng yếu và dễ bị tổn thương.

– Chấn thương: Đối với những người đã từng mắc chấn thương tại vùng háng như gãy xương, rách sụn chêm, trật khớp có thể dẫn tới thoái hóa khớp háng.

– Dị tật bẩm sinh: Đối với một số dị tật bẩm sinh như loạn sản khớp háng, trật khớp bẩm sinh có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng.

– Mắc một số bệnh lý khác: Viêm khớp dạng thấp, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, bệnh Gaucher cũng có nguy cơ dẫn tới thoái hóa khớp háng.

– Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ làm tăng áp lực lên khớp háng khiến khớp dễ bị tổn thương.

– Lối sống không vận động thường xuyên: Tình trạng lười vận động sẽ khiến cơ bắp yếu đi, không thể hỗ trợ hoạt động của khớp háng một cách hiệu quả dẫn tới mắc phải bệnh lý này.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, Vitamin D cũng có nguy cơ làm tăng thoái hóa khớp háng.

1.3. Những dấu hiệu để nhận biết bệnh thoái hóa khớp háng

Đau hoặc cảm thấy khó chịu ở khớp háng

– Tình trạng thoái hóa sẽ gây đau hoặc khó chịu ở khớp háng. Viêm khớp háng – một dạng của thoái hóa khớp háng phổ biến có thể gây đau khớp vùng háng, khiến khớp bị cứng và phát ra âm thanh khi hoạt động. Triệu chứng đau khớp háng là dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa.

– Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng bẹn sau đó lan xuống đùi. Đôi khi có thể xuống khớp gối, ra phía sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi và tăng đau dần khi ngồi hoặc đứng lâu.

– Với các đối tượng mắc bệnh có thể cảm nhận được những bất thường ở háng hoặc những vị trí xung quanh đó như đùi, mông. Ở nhiều trường hợp, những cơn đau này sẽ ập đến khi hoạt động mạnh dẫn tới việc khó khăn thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Khớp không linh hoạt và hạn chế phạm vi chuyển động

– Khớp háng bị cứng và giảm phạm vi cử động là một trong những dấu hiệu phổ biến của thoái hóa khớp háng.

– Tình trạng này ảnh hưởng tới việc đi bộ, cử động khớp háng gặp nhiều khó khăn, thậm chí rất khó cử động vì khớp ở vùng háng bị cứng tạm thời. Khi bệnh lý này tiến triển sẽ dẫn tới tình trạng biến dạng khớp và đi lại khập khiễng.

Đi bộ gặp khó khăn

Những người bị viêm khớp háng thường sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nhiều tới việc bước đi hoặc gặp tình trạng đi khập khiễng.

Ở những giai đoạn bệnh tiếp theo, sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi người bệnh cử động nhưng khi nghỉ ngơi sẽ hết đau. Sau đó những cơn đau này có thể xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi mới thức dậy và đau mỏi nhiều hơn về chiều tối.

Những cơn đau này cũng có thể xuất hiện nếu người bệnh đột ngột thay đổi tư thể từ ngồi sang đứng hay đi lại nhiều và đau tăng dần kể ngày hay đêm. Tình trạng đau này nặng hơn khi thời tiết chuyển mùa (nóng hoặc lạnh đột ngột).

Tìm hiểu thêm: Thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn cần biết

Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp háng và cách để phòng ngừa

Hãy chú ý một số dấu hiệu nhận biết về tình trạng thoái hóa khớp háng

2. Các biện pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp háng

Có thể thấy, thoái hóa khớp thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp ở độ tuổi 30 đã được chẩn đoán mắc thoái hóa khớp háng.

Để ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp háng có thể xảy ra, bạn nên thực hiện phòng ngừa bằng một số cách như:

– Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: Cân nặng quá mức sẽ làm tăng áp lực lên khớp háng nên việc duy trì cân nặng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ khớp háng.

– Tập thể dục thể thao thường xuyên: Hoạt động tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện khả năng vận động của khớp háng. Có một số bài tập tốt cho khớp háng như đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, yoga và các tập giãn cơ.

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn uống hợp lý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin D, glucosamine và chondroitin.

– Tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp háng: Với một số hoạt động như mang vác vật nặng, leo cầu thang, chạy nhảy mạnh có thể gây áp lực lên khớp háng và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế những hoạt động này trong cuộc sống hàng ngày.

– Sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý có thể dẫn tới thoái hóa khớp háng như viêm khớp dạng thấp, loãng xương. Từ việc kiểm tra này giúp người bệnh có thể phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp háng và cách để phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Viêm cột sống dính khớp dấu hiệu dễ nhận biết 

Chủ động thực hiện các biện pháp để phòng ngừa bệnh hiệu quả vì thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào.

Bài viết trên là một số thông tin về bệnh thoái hóa khớp háng. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp thêm, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *