Xét nghiệm Double Test đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ đánh giá nguy cơ dị tật của thai nhi, mang lại các thông tin cần thiết trong việc chăm sóc thai kỳ. Hãy cùng tham khảo bài viết này của Thu Cúc TCI để hiểu hơn về phương pháp sàng lọc trước sinh này nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test
1. Tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm sàng lọc Double Test
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test có mục tiêu chính là đánh giá nguy cơ của thai nhi mắc các hội chứng dị tật di truyền, như hội chứng Down (Trisomy 21) và hội chứng Edwards (Trisomy 18). Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán sớm quan trọng giúp xác định rủi ro dị tật cho thai nhi từ giai đoạn đầu của thai kỳ.
Double Test giúp bố mẹ yên tâm hơn trong quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của bé
Kết quả của Double Test dựa trên việc kết hợp từ nhiều yếu tố bao gồm:
– Xét nghiệm máu của mẹ để đánh giá nồng độ các chất như β-hCG (Hormon Gonadotropin chuẩn hóa) và PAPP-A (Protein A đặc trưng mang phôi).
– Siêu âm để đo chỉ số độ mờ da gáy và chiều dài mông đùi của thai nhi. Ngoài ra còn dựa vào các thông tin về tình trạng sức khỏe, tuổi thai… Double test cung cấp thông tin sơ bộ về nguy cơ thai nhi mắc các dị tật, giúp bác sĩ đưa ra đánh giá, và đề xuất các xét nghiệm tiên tiến hơn nếu cần thiết.
– Thông thường, xét nghiệm này được thực hiện trong khoảng thời gian từ 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ. Thời gian để có kết quả từ xét nghiệm Double Test có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
2. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của xét nghiệm sàng lọc Double Test
Ưu điểm:
– Có độ chính xác cao: Double Test cung cấp thông tin đáng tin cậy về nguy cơ mắc các hội chứng di truyền ở thai nhi như hội chứng Down và hội chứng Edwards.
– Tiện lợi và an toàn: Quá trình xét nghiệm không gây đau đớn hay rủi ro cho mẹ và bé.
– Giúp mẹ bầu nắm bắt được sức khỏe thai nhi từ tuần sớm: Kết quả giúp mẹ bầu và bác sĩ có thời gian để xác định liệu có yêu cầu thêm các xét nghiệm chi tiết khác hay không.
Hạn chế:
– Không chính xác hoàn toàn: Kết quả của Double Test chỉ là một ước lượng về nguy cơ, không phải là chẩn đoán chính xác. Điều này có thể tạo ra lo lắng và cần xác đình thông qua các xét nghiệm chẩn đoán chính xác hơn.
– Double Test không phải là phương pháp đánh giá toàn diện và không thể phát hiện tất cả các bất thường về gen có thể xảy ra.
– Có tỉ lệ sai sót: Có một tỷ lệ nhỏ khả năng xuất hiện kết quả giả mạo hoặc không chính xác.
3. Một số thắc mắc thường gặp về Double Test
3.1 Những ai nên làm Double Test?
Xét nghiệm Double Test thường được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở độ tuổi cao hoặc có rủi ro về sức khỏe thai nhi. Cụ thể:
– Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi khi thai kỳ có nguy cơ cao mắc các vấn đề liên quan đến di truyền
– Có tiền sử gia đình về hội chứng Down hoặc các vấn đề gen khác.
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn gì?
Kết quả của xét nghiệm còn dựa trên việc kết hợp nhiều thông tin khác liên quan
– Khi kết quả của xét nghiệm thông thường trước đó không rõ ràng hoặc có chỉ số rủi ro cao.
– Bố hoặc mẹ từng sinh sống ở môi trường chứa chất độc hại
– Mẹ bầu trong thai kỳ bị nhiễm virus hay đang uống thuốc điều trị
– Mẹ bầu đã từng bị sảy thai, thai ngoài tử cung, thai lưu..
3.2 Cần lưu ý gì khi làm xét nghiệm Double Test?
– Kết quả xét nghiệm chỉ cho biết nguy cơ mắc bệnh là cao hay thấp, không khẳng định bệnh. Nếu nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn và đề xuất các xét nghiệm sâu hơn như NIPT, chọc ối, hoặc sinh thiết nhau thai để xác định chính xác hơn.
– Mẹ bầu hãy giữ tinh thần lạc quan và duy trì cơ thể khoẻ mạnh, thoải mái để hỗ trợ quá trình thai kỳ. Khác với một số xét nghiệm khác, khi thực hiện Double test, mẹ bầu không cần phải kiêng hay nhìn ăn mà chỉ cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dưỡng chất. Việc hiểu rõ về phương pháp xét nghiệm này sẽ giúp mẹ bầu tự tin hơn trong quá trình theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi.
– Lưu ý: mẹ bầu cần thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc trong thời điểm làm xét nghiệm, bác sĩ có thể ra chỉ định tạm ngưng dùng thuốc đến quá trình xét nghiệm hoàn tất tránh làm ảnh hưởng đến kết quả sàng lọc.
– Đảm bảo lựa chọn cơ sở y tế xét nghiệm uy tín, có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ y tế có kinh nghiệm.
3.3 Chi phí xét nghiệm sàng lọc Double Test bao nhiêu?
Chi phí xét nghiệm Double Test tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là 1.210.000 đồng, mức giá này có thể thay đổi theo từng trường hợp, thời điểm cụ thể và có sự khác nhau ở mỗi cơ sở y tế. Bố mẹ cần biết chính xác chi phí xét nghiệm có thể liên hệ trực tiếp các cơ sở xét nghiệm để được cung cấp thông tin thêm.
Chi phí làm xét nghiệm có thể tùy thuộc các yếu tố như:
– Địa điểm: Chi phí có thể khác nhau giữa các cơ sở y tế và các thành phố.
– Loại xét nghiệm: Phạm vi xét nghiệm và công nghệ sử dụng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chi phí.
– Chính sách bảo hiểm: Bảo hiểm y tế có thể chi trả hoặc giảm bớt chi phí xét nghiệm tùy thuộc vào chính sách cụ thể.
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa của việc tầm soát HPV trong phát hiện ung thư cổ tử cung
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là địa chỉ xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test được nhiều mẹ bầu tin chọn
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI cung cấp quy trình xét nghiệm Double Test đầy đủ và chi tiết, từ lấy mẫu đến phân tích, nhằm đánh giá nguy cơ di tật của thai nhi chính xác và nhanh chóng. Với đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành, giàu kinh nghiệm, mẹ bầu sẽ được tư vấn và chăm sóc tận tình. Hệ thống trang bị y tế tiên tiến, đảm bảo quy trình xét nghiệm diễn ra hiệu quả, là địa chỉ được các mẹ bầu tin cậy.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho mẹ bầu về xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test, cũng như tầm quan trọng của phương pháp này trong việc đánh giá nguy cơ của thai nhi mắc các hội chứng bất thường về gen di truyền. Vì vậy, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên bỏ lỡ mốc thời gian để sàng lọc dị tật cho con. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.