Rách sụn chêm đầu gối là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến và hay xảy ra nhất. Vậy rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa rách sụn chêm khớp gối như thế nào? hãy cùng tìm hiểu một số thông tin qua bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Triệu chứng và phương pháp điều trị rách sụn chêm đầu gối
1. Rách sụn chêm đầu gối là gì?
Rách sụn chêm đầu gối là tổn thương thường gặp trong các chấn thương ở vị trí khớp gối. Các hoạt động gây ra áp lực mạnh lên khớp gối, đặc biệt khi ở trạng thái vặn xoắn hoặc đang xoay vòng, khớp chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể sẽ dễ rách sụn chêm khớp gối.
Sụn chêm có hình dạng chữ C nằm ở vị trí đầu gối, vai trò của sụn chêm giống như một “miếng đệm” bảo vệ khi có va đập vào đầu gối. Mỗi bên đầu gối có 2 sụn chêm nằm giữa đầu xương đùi và xương chày, tùy theo vị trí mà chia thành sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.
Rách sụn chêm đầu gối là tổn thương thường gặp trong các chấn thương ở vị trí khớp gối.
2. Rách sụn chêm khớp gối do nguyên nhân nào?
– Rách sụn chêm ở trẻ em: thường xảy ra trong chấn thương thể thao, vui chơi, hoặc tai nạn giao thông. Bị chấn thương trong tình trạng gối gấp và chân bị vặn xoắn dễ gây rách sụn chêm ở trẻ.
– Rách sụn chêm ở người lớn phần lớn do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc có thể do thoái hóa, nhất là ở người già. Khi đang ngồi ghế và đột ngột đứng lên trong tư thế chân hơi vặn cũng khiến sụn chêm bị rách.
3. Những dấu hiệu nhận biết rách sụn chêm khớp gối
Triệu chứng của rách sụn chêm khớp gối bao gồm:
– Đau: Đau ở vùng trong và xung quanh khớp gối là một dấu hiệu phổ biến của rách sụn chêm khớp gối. Đau hơn khi di chuyển, đứng lâu, hoặc khi vận động.
– Sưng: Vùng xung quanh khớp gối sẽ sưng tấy lên do tổn thương và phản ứng viêm.
– Hạn chế chuyển động: Rách sụn chêm khớp gối có thể làm người bệnh hạn chế khả năng di chuyển. Đặc biệt gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động như gập, duỗi, hoặc xoay khớp gối.
– Cảm giác kẹt khớp: Cảm giác này có thể xảy ra khi mảng sụn rách di chuyển hay mắc kẹt trong khớp.
– Âm thanh từ khớp gối: Khi di chuyển khớp gối bị rách sụn chêm có thể nghe thấy tiếng lộp bộp.
– Mất ổn định: Rách sụn chêm gây ra cảm giác mất ổn định khớp gối, khi đó bạn có cảm giác khớp bị lỏng lẻo không ổn định.
Nếu bạn gặp những triệu chứng này, nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Đau ở vùng trong và xung quanh khớp gối là một dấu hiệu phổ biến của rách sụn chêm khớp gối. Đau hơn khi di chuyển, đứng lâu, hoặc khi vận động.
4. Biến chứng gặp phải khi mắc bệnh rách sụn chêm khớp gối
Dưới đây là một số biến chứng phổ biến có thể xảy ra trong trường hợp rách sụn chêm khớp gối
– Viêm khớp: Rách sụn chêm khớp gối dễ gây viêm khớp, khi mảng sụn bị tổn thương, các chất gây phản ứng viêm, đau và sưng.
– Thoái hóa khớp: Rách sụn chêm khớp gối nếu chủ quan không điều trị hoặc quản lý tốt, có thể gây nguy cơ thoái hóa khớp.
– Đau mạn tính: Rách sụn chêm khớp gối có thể dẫn đến tình trạng đau mạn tính trong khớp gối. Đau kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Để giảm nguy cơ biến chứng của rách sụn chêm khớp gối, việc chủ động thăm khám, tuân thủ các phương pháp điều trị, tập vật lý trị liệu cũng như theo dõi chế độ chăm sóc và tập luyện của bác sĩ là điều cần thiết nên làm.
5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị rách sụn chêm khớp gối
5.1. Phương pháp chẩn đoán rách sụn chêm đầu gối
Bên cạnh việc hỏi thăm hỏi tiền sử bệnh lý và khám lâm sàng. Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra được chẩn đoán chính xác hơn:
– Chụp X-Quang: Lý do sụn chêm bị rách là mô mềm nên nó sẽ không nhìn thấy trên phim X-Quang. Tuy nhiên chụp X-Quang có thể loại trừ các vấn đề khác ở khớp gối gây ra triệu chứng tương tự, dễ nhầm lẫn.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI nhằm hỗ trợ đánh giá các mô mềm trong khớp gối của người bệnh bao gồm sụn chêm, gân cơ và dây chằng.
– Nội soi khớp gối: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định nội soi khớp để kiểm tra tình trạng chi tiết bên trong đầu gối của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh tọa cách điều trị hiệu quả
Bên cạnh việc hỏi thăm hỏi tiền sử bệnh lý và khám lâm sàng. Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra được chẩn đoán chính xác hơn
5.2. Phương pháp điều trị rách sụn chêm đầu gối
Rách sụn chêm khớp gối là vấn đề nghiêm trọng và việc điều trị hiệu quả sẽ phụ thuộc vào mức độ cũng như vị trí của vết rách, tình trạng tổn thương khác có thể có. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến thường được áp dụng:
Điều trị nội khoa
Nhiều trường hợp rách sụn chêm khớp gối sẽ không bắt buộc phải phẫu thuật ngay lập tức. Nếu các triệu chứng của người bệnh không kéo dài và không bị khóa khớp, không bị cản trở chuyển động của đầu gối thì bác sĩ xem xét và chỉ định điều trị nội khoa:
– Nghỉ ngơi
– Chườm lạnh đầu gối
– Băng ép cố định đầu gối
– Nâng cao đầu gối
– Uống thuốc chống viêm
– Tập vật lý trị liệu
Điều trị phẫu thuật
Nếu trong trường hợp điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả, đầu gối của người bệnh vẫn bị đau hoặc bị cứng khớp, bác sĩ có thể đề nghị điều trị phẫu thuật.
Phẫu thuật nội soi khớp gối là một trong những thủ thuật phổ biến và thường được áp dụng nhất. Điều trị phẫu thuật có thể cắt bỏ hoặc khâu vết rách.
>>>>>Xem thêm: Điều trị thoái hóa khớp vai có những cách nào?
Việc điều trị rách sụn chêm khợp gối hiệu quả sẽ phụ thuộc vào mức độ cũng như vị trí của vết rách, tình trạng tổn thương khác
6. Làm thế nào để ngăn ngừa rách sụn chêm?
Để ngăn ngừa rách sụn chêm cũng như các chấn thương đầu gối khác, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
– Tập thể dục thường xuyên.
– Khi tham gia các hoạt động thể chất cần khởi động nhẹ nhàng trước.
– Phân bổ thời gian nghỉ ngơi sau khi tập luyện hợp lý.
– Sử dụng giày thể thao vừa vặn, êm ái.
– Vận động với lực vừa phải, không chuyển hướng hoặc dùng lực mạnh đột ngột.
Trên đây là những chia sẻ về rách sụn chêm đầu gối. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy có vấn đề ở đầu gối như đau nhức bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để giải quyết vấn đề kịp thời nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.