Hiểu rõ về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và điều trị

Trong xã hội hiện đại, việc hiểu rõ về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin hữu ích về các bệnh lây qua đường tình dục và điều trị trong bài viết dưới đây để giữ gìn sức khỏe tình dục và đối mặt với rủi ro một cách chủ động.

Bạn đang đọc: Hiểu rõ về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và điều trị

1.Thực trạng về bệnh tình dục trong xã hội hiện đại

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một vấn đề nguy cơ toàn cầu, không phân biệt đối tượng nào, không kể đến độ tuổi hay giới tính.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi ngày thế giới ghi nhận hơn 1 triệu trường hợp mới mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nhóm từ 15 – 49 tuổi. So sánh với những dữ liệu năm 2012, không có sự giảm đáng kể về tỷ lệ mắc mới hoặc hiện đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời WHO cũng công bố rằng, trung bình khoảng 1/25 người trên thế giới mắc ít nhất một bệnh trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiều trường hợp mắc đồng thời nhiều bệnh.

Hiểu rõ về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và điều trị

Bệnh tình dục là mối lo đang hoành hành tại Việt Nam và trên thế giới

Ở Việt Nam, trong buổi góp ý kiến về quy hoạch phát triển mạng lưới chuyên ngành da liễu giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 2030, các chuyên gia y tế ước tính số ca mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lên đến 1-2 triệu trong tổng số 3 đến 4 triệu bệnh nhân đến khám và điều trị.

Điều này làm nổi bật lên vấn đề bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng hoành hành tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng tránh quan trọng thì khả năng mắc bệnh là cực kỳ cao.

2. Các bệnh phổ biến lây nhiễm qua đường tình dục

Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận có khoảng 20 loại bệnh khác nhau lây truyền qua đường tình dục, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Tác nhân gây bệnh đường tình dục rất đa dạng và có khả năng lây lan dễ dàng, nhanh chóng, bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, liên thể virus và vi khuẩn.

Dưới đây là những loại bệnh lây qua đường tình dục có tỉ lệ mắc lớn cần chú ý.

– Bệnh lậu: Do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn nặng có thể gây tiểu buốt, chảy mủ, sưng đau tinh hoàn ở nam giới. Ở nữ giới, việc nhận biết bệnh khá khó khăn do thiếu triệu chứng rõ ràng, thường dễ bị nhầm lẫn với viêm âm đạo.

– Bệnh giang mai: Do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, làm cơ thể xuất hiện vết loét không đau gọi là săng giang mai. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như da, khớp, thận, não, mắt,….

– Bệnh viêm âm đạo: Là một trong những loại bệnh phổ biến hiện nay, gây ra bởi vi khuẩn, Trichomonas, nấm candida. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, mùi hôi bất thường, màu sắc bất thường, và sưng đỏ có thể xuất hiện.

– Bệnh HIV: Là một trong những căn bệnh thế kỷ nguy hiểm, gây ra suy giảm miễn dịch. Bệnh có thể không có triệu chứng hoặc có triệu chứng giống cảm cúm thông thường kéo dài từ 2-4 tuần, tuy nhiên rất hiếm gặp.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Bọc răng sứ có niềng răng được không?

Hiểu rõ về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và điều trị

HIV là một trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cực kỳ nguy hiểm

– Bệnh Herpes sinh dục: Do virus Herpes simplex gây ra, thường không gây triệu chứng rõ ràng, đôi khi có thể xuất hiện mụn nước, đặc biệt là quanh cơ quan sinh dục, sốt nhẹ, sưng đau hạch.

– Bệnh viêm cổ tử cung: Bệnh do nhiễm C. Trachomatis và rất dễ lây lan qua đường tình dục, có thể gây ra triệu chứng như khí hư ra nhiều, chảy máu âm đạo sau quan hệ.

– Bệnh sùi mào gà: Gây ra bởi virus HPV, khi mắc sùi mào gà người bệnh sẽ xuất hiện những nốt sần sùi ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, mũi, mắt. Phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà có thể lây sang con và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.

– Bệnh viêm gan siêu vi B: Bệnh thường không gây ra các triệu chứng đáng kể, nhưng vẫn có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, hay giảm khả năng ăn uống, thì có thể bạn đã bị nhiễm viêm gan siêu vi B.

– Bệnh Chlamydia: Do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, diễn biến thầm lặng nên rất khó để nhận biết. Nữ giới có thể phát hiện mắc bệnh thông qua các triệu chứng như khí hư ra nhiều, đau bụng, đau lưng, tiểu rắt, chảy máu sau quan hệ, buồn nôn, nôn.

Các bệnh tình dục đa số đều không có biểu hiện rõ ràng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe. Vì thế việc thực hiện biện pháp phòng tránh là quan trọng để ngăn chặn sự lan truyền của các bệnh này.

3. Cách thức lây nhiễm của các bệnh tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, Dưới đây là các con đường lây nhiễm chính:

– Quan hệ tình dục: Là con đường lây nhiễm chính, bệnh có thể lây qua đường âm đạo, đường hậu môn, hoặc đường miệng khi thực hiện quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác.

– Đường máu: Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây qua đường máu. Điều này có thể xảy ra khi có tiếp xúc với máu từ người nhiễm bệnh, sử dụng chung bơi kim tiêm, hoặc chia sẻ các dụng cụ dùng để cắt, tỉa, xuyên chích qua da.

– Lây từ mẹ sang con: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc khi đang cho con bú.

– Tiếp xúc trực tiếp với vết lở loét trên da: Việc tiếp xúc trực tiếp với vết lở loét trên da của người bệnh, chẳng hạn như giang mai, mụn rộp sinh dục, cũng là một con đường lây nhiễm. Việc này có thể xảy ra khi có tiếp xúc da-da, đặc biệt là trong khi thực hiện quan hệ tình dục không an toàn.

– Sử dụng chung các vật dụng cá nhân: Việc chia sẻ các vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót, hoặc các vật dụng cá nhân khác có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bởi lẽ trên bề mặt những vật dụng này có thể chứa vi khuẩn, virus gây bệnh và dễ dàng lây truyền sang cho người khỏe mạnh.

4. Phòng ngừa và cách điều trị các bệnh tình dục

4.1. Phòng ngừa

Các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục một vợ một chồng, tránh tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh, giữ gìn vệ sinh vùng kín, tiêm vắc xin phòng bệnh và thực hiện kiểm tra y tế định kỳ có thể giảm nguy cơ lây nhiễm và giữ cho tình dục lành mạnh, an toàn.

4.2. Điều trị các bệnh tình dục như thế nào?

Đối mặt với các bệnh lây truyền qua đường tình dục đòi hỏi sự chăm sóc y tế thích hợp, các phương pháp điều trị bao gồm:

– Kháng sinh: Có thể chữa trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng như lậu, giang mai, chlamydia, và trichomonas. Người mắc bệnh tình dục cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị để đảm bảo hiệu quả.

Hiểu rõ về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và điều trị

>>>>>Xem thêm: Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy giai đoạn IV

Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn, liều lượng và thời gian điều trị để đảm bảo hiệu quả

– Các thuốc kháng virus: Các loại thuốc này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả, tuy nhiên vẫn có khả năng lây nhiễm cho đối tác tình dục. Việc điều trị càng sớm sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị càng cao.

– Thông báo và điều trị dự phòng: Khi kết quả xét nghiệm cho thấy nhiễm bệnh tình dục, việc thông báo cho đối tác là quan trọng để họ có thể kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.

Trên đây là thông tin về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến và phương pháp điều trị, khi nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu của bệnh tình dục, bạn nên đến bệnh viên để thăm khám càng sớm càng tốt. Một số bệnh tình dục có thể đáp ứng điều trị và khỏi hoàn toàn khi được điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *