Các bệnh về tuyến giáp ngày càng phổ biến trong đó phụ nữ có tỷ lệ mặc bệnh cao gấp 5-8 lần so với nam giới. Bệnh tuyến giáp biểu hiện như thế nào, nguyên nhân và cách phòng ngừa, thông tin sẽ có ở bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Bệnh tuyến giáp biểu hiện bất thường cần biết
1. Tuyến giáp biểu hiện bất thường dễ nhận biết
Bệnh tuyến giáp bao gồm những rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít. Những trường hợp hormone không tiết đủ để duy trì nhịp độ chuyển hóa bình thường của cơ thể, gây ra suy giáp. Ngược lại, nếu sản xuất quá nhiều hormone, tốc độ chuyển hóa tăng bất thường, dẫn tới cường giáp. Một số bệnh khác có thể không liên quan đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp bao gồm:
– Bướu giáp
– Ung thư tuyến giáp
– U nang tuyến giáp lành tính
Khi tuyến giáp biểu hiện các dấu hiệu sau, bạn cần hết sức lưu ý:
1.1. Bệnh tuyến giáp biểu hiện cổ sưng, xuất hiện bướu cổ
Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng mà người bệnh hoặc những người xung quanh có thể quan sát thấy. Mỗi người nên để ý đến kích thước vùng cổ, nếu thấy sưng to lên bất thường, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám.
Cổ sưng to là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, người bệnh nên thường xuyên chú ý tới bộ phận này
1.2. Đau xương khớp, đau cơ
Nếu bạn mắc bệnh suy giáp, có thể xuất hiện cảm giác tê ngứa cánh tay do hormone trong cơ thể thiếu hụt. Ngược lại nếu bạn bị bệnh cường giáp, cơ thể sẽ thấy mệt mỏi, yếu cơ, cứng khớp và khó phối hợp các chi.
1.3. Tóc gãy rụng và da yếu
Bệnh suy giáp khiến tóc giòn, xơ, dễ gãy, da khô, mẫn cảm và khô bong tróc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do rối loạn hormone, lượng hormone tiết ra không đảm bảo cho da và tóc tăng trưởng.
1.4. Thay đổi về cân nặng
Cân nặng thay đổi bất thường phản ánh nhiều vấn đề bất thường của sức khỏe. Cụ thể, đây cũng là triệu chứng của các bệnh tuyến giáp. Bệnh cường giáp khiến người bệnh sụt cân dù luôn có cảm giác đói, thèm ăn. Ngược lại, bệnh suy giáp làm người bệnh tăng cân dù chán ăn, uể oải, ăn không ngon.
1.5. Có vấn đề về tiêu hóa
Người mắc bệnh tuyến giáp rất dễ đối mặt với các bệnh lý về tiêu hóa. Người bệnh suy goáp dễ bị táo bón, còn mắc cường giáp thường bị tiêu chảy hoặc đau bụng. Tuy nhiên, triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác. Người bệnh cần thăm khám để tìm ra đúng nguyên nhân.
1.6. Bệnh tuyến giáp biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Rong kinh, chậm kinh hoặc mất kinh có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp mà chị em không nên xem nhẹ. Khi mắc bệnh lý tuyến giáp, nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi, làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Điều này làm ảnh hưởng đến nang trứng cũng như quá trình thụ tinh, gây vô sinh.
1.7. Giảm ham muốn
Do các bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến lượng hormone của cơ thể, do đó sẽ làm giảm ham muốn.
Bên cạnh những triệu chứng trên, người mắc bệnh tuyến giáp sẽ gặp một số biểu hiện khác như:
– Tim đập nhanh
– Rối loạn giấc ngủ
– Khó kiểm soát cảm xúc
2. Nguyên nhân
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết rất dễ tấn công. Nguyên nhân gây ra bệnh khá đa dạng, một số yếu tố chính bao gồm:
2.1. Thiếu i-ốt
Theo các nghiên cứu, i-ốt là thành phần chính của hormone tuyến giáp. Thiếu i-ốt làm giảm khả năng hormone tuyến giáp, gây giãn tuyến giáp và đa u tuyến giáp.
Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư tuyến giáp ăn gì?
Mỗi người cần lưu ý rằng chế độ ăn uống thiếu iod là nguyên nhân gây ra nhóm bệnh lý này
2.2. Sinh hoạt không lành mạnh
Sinh hoạt không lành mạnh bao gồm lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, không cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thói quen ít vận động, hút thuốc và uống rượu thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp.
Các hành động trên có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp và dẫn đến nhiều triệu chứng, biến chứng khác nhau.
2.3. Rối loạn hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus từ môi trường gây bệnh. Tuy nhiên với tình trạng viêm tuyến giáp, hệ thống miễn dịch lại sinh ra những kháng thể tấn công các cơ quan trong cơ thể trong đó có tuyến giáp.
2.4. Thay đổi hormone
Những thay đổi về hormone có thể là nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp. Sự thay đổi hormone có thể gây ra các bệnh lý tuyến giáp bao gồm:
– Rối loạn tiền liệt tuyến
– U nang cắt ngang tuyến giáp
– Viêm tuyến giáp
– Ung thư tuyến giáp
Đặc biệt, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh lý tuyến giáp do hormone thay đổi.
2.5. Di truyền
Một số yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt ở gia đình có tiền sử của nhóm bệnh này.
3. Phòng ngừa bệnh tuyến giáp
Bên cạnh nhận biết tuyến giáp biểu hiện, mỗi người nên nâng cao kiến thức để phòng tránh căn bệnh này. Chuyên gia Thu Cúc TCI gợi ý:
3.1. Chế độ ăn uống
Cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt cần tăng cường thực phẩm giàu iod và selen. Bên cạnh đó, nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế các món dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn nhanh, …
3.2. Hạn chế các chất độc hại
Chất độc hại có trong thuốc lá, rượu, hóa chất công nghiệp, chất gây ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn việc uống rượu, hút thuốc và sử dụng chất kích thích.
Bên cạnh đó, mỗi người cần giảm stress, căng thẳng vì đây cũng là yếu tố gây hại tới sức khỏe trong đó có tuyến giáp. Vì vậy, mỗi người nên cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
3.3. Thăm khám định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường ở tuyến giáp
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hay khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường vô cùng quan trọng. Thăm khám sớm giúp người bệnh được chẩn đoán sớm, phù hợp và ngăn chặn biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân u tuyến yên đau đầu
Thăm khám sớm, điều trị phù hợp để ngăn ngừa biến chứng xuất hiện, nâng cao chất lượng cuộc sống
Lưu ý khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến chuyên khoa Nội tiết để được thực hiện thăm khám và tư vấn điều trị an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.