Mẹ bầu mắc bệnh sốt xuất huyết trong thai kỳ sẽ có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, các mẹ đang mang bầu cần phải đặc biệt chú ý để chủ động phòng tránh bệnh trong thời điểm mà dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang gia tăng nhanh chóng.
Bạn đang đọc: Mối lo ngại cho mẹ bầu khi dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng cao
1. Hiện trạng dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội
1.1. Tình hình dịch từ đầu năm 2023 đến hết tháng 10/2023
Dịch bệnh sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cao điểm kéo dài trong mấy tháng vừa qua và hiện tại vẫn là căn bệnh đáng báo động trong cộng đồng. Bởi thời tiết nước ta đang vào mùa mưa, là điều kiện thời tiết thuận lợi để muỗi sinh sôi và phát triển, tăng cường khả năng lây lan dịch trong cộng đồng. Hà Nội hiện được xem là một trong những “điểm nóng” của dịch sốt xuất huyết, khiến nhiều người dân hoang mang và lo lắng.
Nhiều ca bệnh sốt xuất huyết liên tục được ghi nhận tại Hà Nội gây lo lắng cho nhiều người dân
Chỉ tính từ đầu năm 2023 đến hết tháng 10/2023, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 25.893 trường hợp mắc sốt xuất huyết (so với cùng kỳ năm 2022 con số này đã tăng hơn 2,7 lần). Dịch sốt xuất huyết phân bố khắp 30/30 quận huyện, thị xã và có mặt ở 577/579 xã, phường, thị trấn tại Hà Nội. Có nhiều trường hợp diễn biến nặng và thậm chí đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Bởi vậy, đây là căn bệnh không thể chủ quan và lơ là ở bất kỳ đối tượng nào.
Tổng số ổ dịch trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm đến nay là 1.520, hiện vẫn còn 233 ổ dịch đang hoạt động tại 29 quận, huyện và thị xã. Trong đó, một số ổ dịch có dấu hiệu gia tăng số bệnh nhân sốt xuất huyết, gồm có: Xã Phùng Xá (Thạch Thất) có 568 ca bệnh, xã Hữu Bằng (Thạch Thất) có 402 ca bệnh,…
1.2. Tình hình dịch thời gian gần đây
Chỉ riêng trong tuần vừa qua, từ 20-27/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết đã ghi nhận 2.579 ca mắc sốt xuất huyết rải rác khắp 30 quận, huyện, thị xã. Con số này giảm có sự giảm nhẹ gần 200 ca so với tuần trước đó, tuy nhiên, số ca mắc bệnh vẫn được đánh giá là nhiều và tình hình dịch bệnh vẫn trong giai đoạn căng thẳng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt
Tình hình dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội diễn biến phức tạp tại khắp các quận huyện trên địa bàn Hà Nội
Trong đó, các quận, huyện dẫn đầu bảng xếp hạng về bệnh sốt xuất huyết trong tuần qua cụ thể là: huyện Thanh Oai (247 ca), quận Hà Đông (222 ca), quận Đống Đa (170 ca), huyện Thanh Trì (168 ca), quận Hoàng Mai (146 ca), quận Thanh Xuân (144 ca) và huyện Chương Mỹ (142 ca).
Đáng chú ý, có thêm tới 100 ổ dịch sốt xuất huyết mới chỉ trong tuần vừa qua tại 21 quận, huyện, thị xã (so với tuần trước có sự sụt giảm là 13 ổ dịch). Những địa phương ghi nhận nhiều ổ dịch trong số đó là quận Nam Từ Liêm và Đống Đa với 15 ổ dịch, Thanh Oai với 11 ổ dịch,…
Theo đánh giá của CDC Hà Nội, số ca mắc mới sốt xuất huyết trong tuần qua có giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên, số ca mắc mới vẫn đạt ở mức cao, nhiều ổ dịch vẫn còn diễn biến kéo dài và có thể vẫn gia tăng trong các tuần tới. Các ổ dịch được đánh giá là ngày càng xuất hiện dày đặc trên địa bàn Hà Nội là mối lo ngại của người dân, bởi bất cứ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết. Đặc biệt, điều này càng là mối lo ngại lớn với các mẹ đang mang thai rằng khó tránh khỏi sốt xuất huyết và nguy cơ sẽ gặp phải các biến chứng thai kỳ nếu mắc sốt xuất huyết.
2. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu mẹ bầu bị sốt xuất huyết
Sự nguy hiểm của sốt xuất huyết đối với mẹ bầu và thai nhi là vô cùng đáng lo ngại. Trong quá trình mang bầu, hệ miễn dịch của mẹ bầu trở nên yếu hơn, tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh mẽ và gây ra sốt xuất huyết nghiêm trọng.
Thêm vào đó, virus này còn có thể lây từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh. Trong trường hợp mắc phải sốt xuất huyết trong thai kỳ, thai phụ có thể phải tiến hành mổ lấy thai.
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng bệnh giang mai theo giai đoạn như thế nào?
Mẹ bầu mắc sốt trong thai kỳ sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi
Sốt xuất huyết trong thai kỳ cũng thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau đây:
– Giảm tiểu cầu: Đây là tình trạng đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Nếu giảm tiểu cầu nặng, việc sử dụng các kỹ thuật y khoa để giảm đau trong quá trình sinh có thể gặp khó khăn.
– Sinh non và em bé nhẹ cân: Mẹ bị xuất huyết khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và ba, có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh ra em bé nhẹ cân, thậm chí có khả năng gây tử vong cho thai phụ.
– Sảy thai: Sốt xuất huyết trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
– Xuất huyết: Nếu mẹ bầu nhiễm virus sốt xuất huyết trong quá trình sinh, nguy cơ xuất huyết là rất cao, đe đọa đến tính mạng người mẹ.
– Tiền sản giật khi mang thai.
– Thai nhi có thể lây truyền bệnh sốt xuất huyết từ mẹ nếu mẹ bầu mắc bệnh vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy vậy, khả năng thai nhi nhiễm virus sốt xuất huyết này là không cao.
– Về nguy cơ sốt xuất huyết gây ra dị tật cho thai nhi thì hiện vẫn chưa có nghiên cứu chắc chắn về điều này.
Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn cần đề phòng để tránh mắc bệnh sốt xuất huyết khi mang thai và truyền nhiễm cho trẻ sơ sinh. Đồng thời, chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết để bảo vệ cả sức khỏe và tính mạng của 2 mẹ con trong suốt thai kỳ, đảm bảo cho cuộc vượt cạn được bình an. Một số biện pháp ngăn muỗi đốt có thể áp dụng cho mẹ bầu: sử dụng thuốc chống muỗi, mặc quần áo dài, ở trong nhà vào những giờ muỗi cao điểm, loại bỏ nước đọng, lắp lưới cửa sổ và cửa ra vào, sử dụng màn chống muỗi,…
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về tình hình dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội cũng như các nguy cơ mắc bệnh và biến chứng các mẹ đang mang thai. Từ đó, mẹ bầu nên lưu ý để ngăn chặn nguy cơ lây bệnh trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng. Ngoài ra, nếu mẹ bầu còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh sốt xuất huyết ở bà bầu hay các vấn đề gặp phải trong thai kỳ, để lại thông tin bên dưới để được Thu Cúc TCI hỗ trợ sớm nhất, mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.