Chỉ số hồng cầu thấp khi nào? các tế bào trong cơ thể

Hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể và vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Khi chỉ số hồng cầu thấp sẽ khiến thiếu hụt lượng oxy để cung cấp đến các cơ quan và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân chỉ số hồng cầu thấp khi nào? Mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây.

Bạn đang đọc: Chỉ số hồng cầu thấp khi nào? các tế bào trong cơ thể

Chỉ số hồng cầu bình thường trong cơ thể là bao nhiêu?

Chỉ số hồng cầu thấp khi nào? các tế bào trong cơ thể

Chỉ số hồng cầu thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3. (ảnh minh họa)

Ở một người bình thường, chỉ số hồng cầu thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9 x 1012 tế bào/l (T/L). Và chỉ số hồng cầu trong máu được ký hiệu là RBC hay còn được gọi là số lượng hồng cầu.

Chỉ số hồng cầu trong máu (RBC) có sự chệnh lệnh về độ tuổi và giới tính như sau: RBC ở trẻ sơ sinh là 3.8 T/L, với nữ giới là 3.9 – 5.6 T/L, còn với nam giới là 4.5 – 6.5 T/L.

Chỉ số hồng cầu thấp khi nào?

Tìm hiểu thêm: Đau bụng quằn quại khi nào cần đi bác sĩ

Chỉ số hồng cầu thấp khi nào? các tế bào trong cơ thể

thiếu máu khiến chỉ số hồng cầu trong máu thấp

Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu là khoảng 100-120 ngày, sau đó các hồng cầu già sẽ được tiêu hủy bởi các đại thực bào trong tủy xương, gan và lách.

Thật khó có thể xác định chính xác nguyên nhân khiến chỉ số hồng cầu trong máu giảm đặc biệt là nếu chỉ qua thăm khám lân sàng sẽ không thể phát hiện. Tuy nhiên căn cứ vào kết quả xét nghiệm chỉ số hồng cầu RBC và một số yếu tố có thể gây giảm hồng cầu trong máu như:

– Thiếu máu: thiếu máu do thiếu sắt, axit folic hay vitamin B12 hoặc thiếu máu do chảy máu tiêu hóa ở dạ dày hoặc tá tràng hoặc thiếu máu do mắc các bệnh lý về máu di truyền như bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm,… gây thiếu hụt lượng máu trong cơ thể, khiến hồng cầu không sản sinh đủ để đáp ứng nhu cầu cùng cấp oxy đến các cơ quan để duy trì hoạt động tại các cơ quan trong cơ thể, điều này sẽ khiến chỉ số hồng cầu trong máu của bạn thấp đi.

– Ngoài ra chỉ số hồng cầu trong máu có thể giảm khi bạn mắc phải một số bệnh lý nhiễm trùng, sốt xuất huyết, suy tủy, thấp khớp cấp, bệnh lý về thận, bệnh ung thư,…  cũng khiến chỉ số hồng cầu giảm.

– Ở phụ nữ mang thai việc thiếu hụt nhu cầu sắt và một số dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn thai kỳ cũng có thể khiến chỉ số RBC giảm, đây là một điều mà bạn cần lưu ý trong các xét nghiệm kiểm tra thai định kỳ với bác sĩ.

Làm gì khi chỉ số hồng cầu thấp

Xét nghiệm máu

Để biết chính xác chỉ số hồng cầu trong máu của bạn có thấp không và thấp so với giới hạn cho phép là bao nhiêu thì bạn cần phải làm xét nghiệm máu. Việc thực hiện xét nghiệm máu thông qua chỉ số RBC và một số chỉ số xét nghiệm khác liên quan trong bảng kết quả xét nghiệm máu sẽ là căn cứ để bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân khiến chỉ số hồng cầu thấp.

Nếu như chỉ căn cứ vào chỉ số RBC thấp mà kết luận người bệnh mắc các bệnh lý trên là không đúng, chính vì vậy để đưa ra kết luận chính xác bác sĩ cần căn cứ vào các chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu của bạn.

Chỉ số hồng cầu thấp khi nào? các tế bào trong cơ thể

>>>>>Xem thêm: Ngăn chặn tình trạng sâu răng do bú bình

xét nghiệm máu giúp đánh giá chỉ số hồng cầu trong máu của bạn cao hay thấp hơn mức bình thường để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. (ảnh minh họa)

Điều trị giảm hồng cầu

Căn cứ vào nguyên nhân gây thiếu hụt lượng hồng cầu trong cơ thể, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh là điều trị bằng thuốc, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic hay vitamin B12, thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid  hoặc truyền máu khi cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *