Tìm hiểu về thông tin kiêng tắm cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết

Nhiều người truyền tai nhau rằng bị sốt xuất huyết nên kiêng tắm để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng, đặc biệt với các mẹ bầu sức đề kháng kém thì càng nên kiêng tắm để tránh nhiễm lạnh. Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp cho thắc mắc mẹ bầu bị sốt xuất huyết có kiêng tắm không?

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về thông tin kiêng tắm cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết

1. Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có cần kiêng tắm không?

Khi bị mắc sốt xuất huyết thì việc người bệnh cần làm là tránh cho cơ thể bị nhiễm lạnh. Vì vậy, bệnh nhân sốt xuất huyết nên hạn chế tắm vì việc tắm rửa trong giai đoạn mắc bệnh có thể làm nhiệt độ cơ thể bị giảm đi.

Bên cạnh đó, tình trạng tiểu cầu trong máu giảm thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh và có thể đi kèm với các triệu chứng như xuất huyết cam, nổi đốm hoặc bầm tím trên da, chảy máu chân răng,… Do đó, tắm có thể gây giãn mạch máu và tạo nguy cơ nguy hiểm cho bệnh nhân, đặc biệt là ở mẹ bầu với sức đề kháng kém trong thai kỳ. Trong những trường hợp này, nếu cần thiết phải tắm, nên sử dụng nước ấm và tránh nước lạnh. Bởi khi tắm bằng nước lạnh, mạch máu bên ngoài da co lại trong khi mạch máu ở bên trong cơ thể mở rộng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.

Tìm hiểu về thông tin kiêng tắm cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết

Khi mắc sốt xuất huyết có kiêng tắm không là vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm

Việc người bệnh bị sốt xuất huyết có được tắm hay không còn phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh, mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Đồng thời, khi tắm, mẹ bầu cần tuân thủ các lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con trong thời kỳ mang thai:

– Không tắm quá lâu và không ngâm nước quá lâu.

– Tránh tắm bằng nước lạnh, thay vào đó nên sử dụng nước ấm.

– Khi gội đầu, đặc biệt là với phụ nữ có tóc dày, cần sấy khô ngay lập tức. Nếu để tóc ẩm quá lâu, có thể gây cảm lạnh.

– Đối với những trường hợp có tiểu cầu giảm, khi tắm, không nên cọ rửa, massage mạnh để tránh nguy cơ chảy máu dưới da khó kiểm soát.

2. Những sai lầm phổ biến ở mẹ bầu làm cho bệnh kéo dài

Trong việc chăm sóc sức khỏe khi bị mắc sốt xuất huyết, có những lỗi phổ biến gây kéo dài tình trạng bệnh. Ngoài việc không hiểu đúng về việc tắm khi mắc sốt xuất huyết, mẹ bầu thường mắc phải những sai lầm khác khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mắc bệnh:

– Tâm lý chủ quan: Nhiều mẹ bầu không chú ý đến việc đi khám bệnh khi gặp các triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn,… Đây là một sai lầm vì không chỉ người bình thường mà cả mẹ bầu khi gặp các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, đặc biệt trong thời điểm số ca bệnh gia tăng, nên lập tức đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý sớm. Bởi nếu bệnh diễn tiến mà không được xử trí kịp thời có thể gây tổn thương não, xuất huyết trong cơ thể và đe dọa tính mạng cả mẹ bầu và sức khỏe thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn làm nhỏ mặt và sự thật đằng sau

Tìm hiểu về thông tin kiêng tắm cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết

Ngoài việc không hiểu đúng về việc tắm khi mắc sốt xuất huyết, mẹ bầu thường mắc phải những sai lầm khác khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

– Quan niệm hết sốt là hết bệnh: Thực tế, giai đoạn hết sốt là giai đoạn nguy hiểm của bệnh vì tiểu cầu có thể giảm gây ra xuất huyết. Do đó, giai đoạn này đòi hỏi mẹ bầu cần chăm sóc tỉ mỉ và theo dõi những thay đổi nhỏ trên cơ thể, đồng thời báo cáo tình trạng với bác sĩ chuyên môn.

– Quan niệm bệnh sốt xuất huyết chỉ có thể mắc 1 lần: Bệnh được gây ra bởi virus Dengue, trong đó có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Do đó, sau khi mắc sốt xuất huyết do chủng DEN-1, mẹ bầu vẫn có thể mắc phải bệnh với 3 chủng còn lại. Điều này có nghĩa là một người có thể trải qua tới 4 lần sốt xuất huyết trong cuộc đời. Vì vậy, dù đã mắc bệnh hay chưa thì mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan với việc phòng bệnh.

3. Một số lưu ý cho mẹ bầu khi đang trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh

Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết phụ thuộc vào việc bệnh được phát hiện sớm hay không. Nếu được chẩn đoán kịp thời, việc điều trị có thể mang lại hiệu quả cao. Điều trị sốt xuất huyết nhanh chóng và kịp thời trong thời kỳ mang thai sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết cho mẹ bầu:

– Không tự ý mua thuốc hoặc tiêm truyền mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

– Tuân thủ lịch khám thai đúng định kỳ để theo dõi huyết áp và mức tiểu cầu trong máu.

– Trong trường hợp sốt xuất huyết vừa và nhẹ, mẹ bầu có thể tự điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc paracetamol với liều lượng phù hợp để hạ sốt và giảm cơn đau. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

– Nên bổ sung nhiều nước và uống các loại nước trái cây giàu vitamin C để ngăn ngừa tình trạng mất nước do nôn ói và đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

– Lựa chọn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng.

– Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đủ và tập thể dục vừa phải.

– Đối với trường hợp sốt xuất huyết nặng và nghiêm trọng, mẹ bầu cần nhập viện và được theo dõi liên tục trong phòng chăm sóc đặc biệt.

– Sốt xuất huyết khi chuyển dạ là một tình huống cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ gặp vấn đề về băng huyết sau sinh và có thể gây tử vong. Nên chọn những cơ sở y tế uy tín và đảm bảo có khả năng xử lý khi tình huống xấu xảy ra.

– Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết và tuân theo hướng dẫn từ nhân viên y tế.

Tìm hiểu về thông tin kiêng tắm cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn 6 bước tư vấn kế hoạch hóa gia đình

Bác sĩ TCI hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc khi bị sốt xuất huyết

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ để mẹ bầu hiểu hơn về việc bị sốt xuất huyết có kiêng tắm không và những lưu ý cho mẹ trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng bệnh sốt xuất huyết hay các bất thường mẹ gặp phải trong thai kỳ, để lại thông tin bên dưới để được các bác sĩ chuyên môn của Thu Cúc TCI hỗ trợ giải đáp sớm nhất, mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *