Lá lách là một bộ phận quan trọng bên trong cơ thể, đảm nhiệm vai trò như một “chiến binh” chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nhiều người khi đi siêu âm được bác sĩ chẩn đoán bị lá lách to, họ thường lo lắng không biết lá lách to có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Lá lách to có nguy hiểm không?
Lách đảm nhiệm vai trò gì trong cơ thể?
Lá lách là một bộ phận quan trọng bên trong cơ thể, đảm nhiệm vai trò như một “chiến binh” chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. (ảnh minh họa)
Lá lách là một cơ quan nhỏ nằm ngay dưới lồng xương sườn trên bên trái. Lách đảm nhiệm hai vai trò chính, vừa là thành viên của hệ huyết học vừa là một bộ phận của hệ thống miễn dịch.
Về huyết động học, lách là một bộ phận quan trọng của hệ thống tĩnh mạch môn (tĩnh mạch môn là nơi hội tụ máu được tĩnh mạch lách đưa về từ lách và các tĩnh mạch treo tràng trên, tràng dưới đưa về từ ruột. Tĩnh mạch môn đưa khối lượng máu đó về các xoang trong gan để gan làm nhiệm vụ chuyển hóa rồi tập hợp lại thành tĩnh mạch trên gan để trở về tim rồi phân bổ đi nuôi dưỡng cơ thể), có thể coi như “một bể chứa”. Lách giúp tiêu hủy các tế bào hồng cầu già và đã hết tác dụng.
Bên cạnh vai trò là một thành viên của hệ huyết học, lách còn là một bộ phận của hệ thống miễn dịch. Nó tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn, ký sinh trùng, virus khi chúng đột nhập vào cơ thể. Vì vậy, có thể ví lách như một “chiến binh chống ngoại xâm” giúp sản xuất ra các kháng thể chống lại tác nhân là virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.
Lách to có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp về chứng đau một bên bụng dưới
Lá lách to nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời khi gặp phải một số chấn thương hay tác động từ bên ngoài có thể gây vỡ lách sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. (ảnh minh họa)
Lách thường to ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, một số bệnh lý về gan, bệnh về máu,…
Lá lách to có thể gây đau hay đầy bụng bên trái, có thể lan sang vai trái, thiếu máu, mệt mỏi, thường xuyên bị nhiễm khuẩn và dễ chảy máu.
Một số bệnh lý khiến hồng cầu bị vỡ nhiều sẽ khiến lá lách to ra như bệnh Thalassemia hay bệnh sốt rét.
Điều đáng lo ngại là khi lá lách to, nếu như người bệnh không có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời, về lâu dài nếu gặp phải một số chấn thương hay tác động từ bên ngoài lên cơ thể có thể khiến lách vị vỡ và khi này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị lách to như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Chỉ số hồng cầu thấp khi nào? các tế bào trong cơ thể
Siêu âm là một trong những biện pháp ban đầu giúp phát hiện hiện tượng lách to. (ảnh minh họa)
Thông qua siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá kích thước và tình trạng tổn thương lách. Căn cứ vào một số xét nghiệm và chẩn đoán liên quan, để đánh giá nguyên nhân gây tổn thương lách. Nếu là các bệnh lý nhiễm trùng sẽ điều trị nhiễm trùng kết hợp với việc thăm khám định kỳ để xem mức độ tăng về kích thước lách.
Nếu do một số bệnh lý về máu như bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) sẽ có biện pháp điều trị riêng những vẫn phải kết hợp với việc thăm khám định kỳ và theo dõi thường xuyên xem kích thước lách có tăng lên hay không.
Nếu lách quá to, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm phẫu thuật cắt bỏ lách để phòng khi tai nạn ngã dễ gây vỡ lách sẽ gây nguy hiểm tính mạng. Nếu bị sốt rét thì sau khi điều trị khỏi sốt rét lách sẽ co nhỏ lại.
Sau phẫu thuật cắt lách, người bệnh cần được thăm khám định kỳ với bác sĩ định kỳ hàng tháng và điều trị thải sắt. Vì vậy bạn nên đi thăm khám sớm với bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.