Những loại thuốc có thể sử dụng cho mẹ bầu bị đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ hiện nay tại Việt Nam chưa có vắc xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Vì thế trong thời gian thai kì, mẹ bầu nên tự bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này. Nếu không may mắc phải bệnh đậu mùa khỉ, vậy mẹ bầu bị đậu mùa khỉ uống thuốc gì? Bài viết này sẽ cung cấp 1 số thông tin tham khảo dành cho bạn đọc. 

Bạn đang đọc: Những loại thuốc có thể sử dụng cho mẹ bầu bị đậu mùa khỉ

1. Những ảnh hưởng của bệnh đậu mùa khỉ đến phụ nữ có thai

Hiện tại, thông tin và nghiên cứu về bệnh đậu mùa khỉ trong thai kỳ vẫn còn hạn chế. Chưa có thông tin chính xác về việc bệnh đậu mùa khỉ có ảnh hưởng đến khả năng mang thai hay gây tăng nguy cơ sảy thai.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây khó khăn trong việc thụ tinh và gây sảy thai từ giai đoạn sớm của thai kỳ. Sảy thai là một vấn đề phổ biến và có thể xảy ra trong mọi giai đoạn thai kỳ vì nhiều lý do khác nhau. Dựa trên thông tin hiện có, chưa có sự chắc chắn về việc bệnh đậu mùa khỉ có gây tăng nguy cơ sảy thai hay không.

Những loại thuốc có thể sử dụng cho mẹ bầu bị đậu mùa khỉ

Bà bầu bị bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

Tuy vậy, trong quá trình mang thai, việc mẹ bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn ở đường sinh dục cũng là 1 yếu tố dẫn đến sảy thai. Một số bằng chứng cho thấy việc nhiễm virus có liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ (như bệnh đậu mùa do virus Variola) cũng tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.

Về việc bệnh đậu mùa khỉ có gây tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hay không cũng chưa có thông tin chính thức cho việc này. Tuy nhiên, các bà mẹ mang thai cần đặc biệt cẩn trọng đối với triệu chứng sốt cao khi bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Nếu mẹ bầu bị sốt cáo trong những tháng đầu thai kì, khả năng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

2. Dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ 

Trước khi đi sâu vào chủ đề bầu bị đậu mùa khỉ uống thuốc gì, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu mắc bệnh để kịp thời phát hiện, điều trị sớm.

Bệnh đậu mùa khỉ ở bà bầu hay người bình thường đều có những dấu hiệu nhận biết giống nhau: sốt, nhức đầu, đau họng, ho, nổi hạch và phát ban.

Tuy nhiên, những biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với bệnh da liễu. Vì thế mẹ bầu nên cẩn trọng và đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây phát ban ở người, từ đó rút ngắn thời gian điều trị.

Tìm hiểu thêm: Kịp thời mổ bắt con và cắt khối u “khủng” cho sản phụ

Những loại thuốc có thể sử dụng cho mẹ bầu bị đậu mùa khỉ

Dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm da khác

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh trên, đặc biệt là khi mẹ bầu có yếu tố nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây virus đậu mùa khỉ, bạn nên tự cách ly và thông báo với cơ sở y tế về việc có nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, việc xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp mẹ bầu có kết quả chính xác bản thân có đang nhiễm bệnh hay không.

Trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu cũng có thể lây nhiễm virus đậu mùa khỉ cho con. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển các triệu chứng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ cũng cao hơn so với người trưởng thành.

Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi và các vấn đề về mắt có thể gây nguy hiểm tính mạng. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh, chỉ tập trung vào việc giảm các triệu chứng, hỗ trợ hệ thống hô hấp và hệ thống tim mạch của trẻ.

3. Bầu bị đậu mùa khỉ uống thuốc gì? 

Lưu ý rằng, những thông tin về thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Mẹ bầu nếu phát hiện mình có dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc đã có kết quả xét nghiệm bị bệnh, nên tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không kê đơn, không có sự giám sát của bác sĩ chuyên môn có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

3.1. Tecovirimat

Hiện tại, vẫn chưa có một phương pháp điều trị đặc biệt nào được chấp thuận chính thức cho bệnh nhiễm trùng đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu và đã phát triển các loại thuốc kháng virus dùng cho bệnh nhân đậu mùa khỉ.

Trong trường hợp cần thiết, tecovirimat còn được gọi là TPOXX, có thể được xem như là thuốc kháng virus có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Những loại thuốc có thể sử dụng cho mẹ bầu bị đậu mùa khỉ

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn IV(cuối)

Mẹ bầu bị mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh nên đến viện khám để được bác sĩ tư vấn chi tiết phác đồ điều trị

Tecovirimat là một loại thuốc kháng virus đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị bệnh đậu mùa ở trẻ em và người lớn.

3.2. Cidofovir và brincidofovir

Cidofovir và brincidofovir được xem như là các phương pháp điều trị kháng virus thay thế cho bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy chứng cứ về khả năng gây quái thai của hai loại thuốc này, do đó không nên sử dụng chúng để điều trị trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Hiện chưa có nghiên cứu chi tiết về sự hiện diện của cidofovir và brincidofovir trong sữa mẹ, vì vậy cũng nên tránh sử dụng chúng cho phụ nữ đang cho con bú để tránh nguy cơ phản ứng có hại nghiêm trọng đối với trẻ đang được bú mẹ.

4. Điều trị dự phòng

Việc chỉ định điều trị dự phòng trước và sau khi tiếp xúc với nguy cơ nhiễm bệnh là phù hợp cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, như với bất kỳ phương pháp điều trị, loại thuốc nào, mẹ bầu nên thảo luận chi tiết với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn, cân nhắc giữa nguy cơ rủi ro và những mặt lợi đối với sức khỏe.

5. Những lưu ý tránh lây nhiễm dành cho người mắc bệnh đậu mùa khỉ 

Để ngăn ngừa lây truyền, việc tách người mẹ bị nhiễm đậu mùa khỉ khỏi trẻ sơ sinh là biện pháp được các chuyên gia y tế khuyên thực hiện.

Nếu trong trường hợp bất khả kháng, bệnh nhân quyết định tiếp xúc với trẻ sơ sinh trong thời gian nhiễm bệnh, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

– Không nên tiếp xúc, chạm vào da giữa trẻ sơ sinh và bà mẹ nhiễm bệnh.

– Trẻ sơ sinh nên được mặc đầy đủ quần áo hoặc được quấn kín, sau mỗi tiếp xúc, quần áo hoặc chăn phải được thay mới.

– Bệnh nhân cần đeo găng tay và mặc áo choàng mới, che phủ tất cả các vùng da có thể nhìn thấy dưới cổ.

– Thực hiện việc tiệt trùng và thay mới ga trải giường.

– Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc, khám bệnh.

– Khi lập kế hoạch xuất viện, cần xem xét thời gian cách ly của bệnh nhân và khả năng tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến nghị về cách ly.

– Nên trì hoãn việc cho con bú trong quá trình điều trị và cách ly.

Trên đây, bài viết đã đưa ra những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề bầu bị đậu mùa khỉ uống thuốc gì? Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn tư vấn sức khỏe, chăm sóc thai kì, hãy để lại thông tin để Thu Cúc TCI hỗ trợ sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *