Các giai đoạn sốt xuất huyết khi mang thai cần lưu ý

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm nếu không được theo dõi cũng như điều trị đúng cách. Đặc biệt, sốt xuất huyết khi gặp phải ở phụ nữ đang mang thai còn có thể để lại biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần phải nắm rõ các giai đoạn sốt xuất huyết dưới đây!

Bạn đang đọc: Các giai đoạn sốt xuất huyết khi mang thai cần lưu ý

1. Sốt xuất huyết – căn bệnh không thể chủ quan ở phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện đột ngột và phát triển qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Khi có dấu hiệu mắc phải sốt xuất huyết, bệnh nhân cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để tiến hành khám và xét nghiệm chẩn đoán chính xác, từ đó được hướng dẫn và chăm sóc đúng cách bởi các bác sĩ chuyên môn.

Các giai đoạn sốt xuất huyết khi mang thai cần lưu ý

Sốt xuất huyết lây truyền do muỗi chích

Sai lầm của nhiều người là ở giai đoạn sốt xuất huyết thì tìm mọi cách để hạ sốt. Khi thấy ngắt sốt thì chủ quan cho rằng bệnh đã thuyên giảm và không cần đi khám nữa. Chỉ cho tới khi gặp phải các biến chứng như sốt xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng,… mới vội đi khám bệnh.

Việc chậm khám và điều trị là rất nguy hiểm, vì giai đoạn sau sốt (từ 3-7 ngày), bệnh sẽ trở nên nặng nề hơn, tiểu cầu suy giảm có thể gây ra xuất huyết niêm mạc (như chảy máu mũi, miệng, mắt,…). Trường hợp nặng có thể gây xuất huyết trong các nội tạng và tiêu hóa,… Đặc biệt, đối với những người có rối loạn đông máu hoặc bệnh nền, tình trạng này rất nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đối với phụ nữ đang mang thai, việc gặp phải bệnh sốt xuất huyết là cực kỳ nguy hiểm và cần được theo dõi cũng như xử lý kịp thời, đúng cách, nhằm phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Khi mang bầu, virus gây sốt xuất huyết có khả năng gây ra bệnh nặng hơn do hệ miễn dịch yếu và quá trình theo dõi và điều trị bệnh nhân mang thai có thể gặp phải khó khăn hơn.

Do đó, sốt xuất huyết khi mang thai là một tình trạng nguy hiểm mà mẹ bầu không thể chủ quan, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh.

2. Các giai đoạn sốt xuất huyết khi mang thai

Sốt xuất huyết là căn bệnh với những điểm đặc trưng như sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể gây suy tuần hoàn do giảm thể tích máu, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng và có thể dẫn đến tử vong. Trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết Dengue, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cắt bỏ u nang vú là một tiểu phẫu áp dụng

Các giai đoạn sốt xuất huyết khi mang thai cần lưu ý

Mẹ bầu bị sốt cao đột ngột và liên tục, kèm theo triệu chứng như nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp và nhức hai hố mắt ở giai đoạn đầu

Diễn biến của sốt xuất huyết khi mang thai diễn ra nhanh chóng và bao gồm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn sốt: Người bệnh bị sốt cao đột ngột và liên tục, kèm theo triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, đau khớp, đau cơ và nhức hai hố mắt. Mẹ bầu có thể gặp các tình trạng chảy máu dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam và mệt mỏi.

– Giai đoạn nguy hiểm: đây là giai đoạn kéo dài từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể vẫn còn sốt hoặc sốt đã giảm đi. Đây được coi là giai đoạn nguy hiểm vì các biến chứng thường xảy ra trong thời gian này.

– Giai đoạn hồi phục: Sau 1 đến 2 ngày từ giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân không còn sốt, tình trạng sức khỏe tổng thể cải thiện, cảm thấy đói, huyết áp ổn định và tiểu nhiều hơn.

3. Các dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu sốt xuất huyết cần nhập viện ngay

Phụ nữ mang thai nếu đang trong giai đoạn tự điều trị sốt xuất huyết Dengue tại nhà, cần chú ý các biểu hiện nguy hiểm sau để nhập viện và được các bác sĩ chuyên môn can thiệp y tế kịp thời:

– Trạng thái vật vã, lừ đừ, li bì.

– Nhịp tim nhanh hoặc huyết áp giảm.

– Đau bụng vùng gan hoặc ấn thấy đau vùng gan.

– Tăng kích thước gan.

– Nôn nhiều.

– Xuất huyết: chảy máu cam, chảy máu tiêu hoá, chảy máu âm đạo…

– Tiểu ít.

– Xét nghiệm máu cho thấy máu cô đặc và tiểu cầu giảm nhanh.

Ngoài những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết như trên, phụ nữ mang thai cần chú ý đến những dấu hiệu thai kỳ sau: thai ít máy, xuất hiện ra máu âm đạo, đau bụng cơn và bụng co cứng liên tục,… có thể là dấu hiệu của suy thai, rau bong non, sinh non hoặc thai sinh nhẹ cân.

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết nên được theo dõi chặt chẽ tại các bệnh viện chuyên khoa.

3. Lưu ý điều trị sốt xuất huyết cho phụ nữ mang thai

Việc điều trị sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai tập trung vào việc giảm các triệu chứng do bệnh gây ra, vì hiện chưa có vaccine phòng tránh hoặc thuốc điều trị cụ thể cho bệnh này.

Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu sốt cao hơn 39 độ, cần sử dụng thuốc hạ sốt, tháo rộng quần áo và dùng phương pháp làm mát. Khi sốt dưới 39 độ, bệnh nhân cần nhiều nước, sữa, nước hoa quả và cũng có thể làm mát cơ thể. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp bệnh ở mức độ vừa đến nặng, thai phụ cần được điều trị tại bệnh viện chuyên khoa hoặc khoa hồi sức kết hợp với khoa sản. Việc điều trị có thể bao gồm truyền dịch, truyền máu hoặc các chế phẩm của máu, áp dụng biện pháp chống sốc,…

Các giai đoạn sốt xuất huyết khi mang thai cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng ngay từ giai đoạn sớm

Mẹ bầu sẽ trải qua các giai đoạn sốt xuất huyết cơ bản: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn hồi phục

Các chuyên gia y tế cũng lưu ý rằng, phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết không nên tự truyền dịch hay sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Quan trọng là thai phụ cần được theo dõi tại các khoa cấp cứu hoặc khoa chuyên sâu với sự hỗ trợ từ các bác sĩ sản khoa.

Sốt xuất huyết trong quá trình chuyển dạ là rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết sau sinh và thậm chí tử vong. Do đó, phụ nữ mang thai cần được giám sát chặt chẽ tại các bệnh viện chuyên khoa có đủ điều kiện và cơ sở để xử lý kịp thời những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sau sinh, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về các giai đoạn sốt xuất huyết ở mẹ bầu. Từ đó các mẹ cần theo dõi sát sao từng giai đoạn bệnh và báo cáo bác sĩ chuyên môn ngay khi có dấu hiệu nguy kịch. Ngoài ra, nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc nào về căn bệnh sốt xuất huyết hay các vấn đề về thai sản, để lại thông tin bên dưới để được các bác sĩ TCI hỗ trợ sớm nhất, mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *