Chị V.T.T.H vừa hoàn thành ca phẫu thuật điều trị viêm sụn vành tai tại TCI. Được biết, chị H. đến TCI trong tình trạng sưng tấy, áp xe, viêm khu vực sụn vành tai nặng, mà nguyên nhân chỉ đơn giản xuất phát từ việc xỏ khuyên tai.
Bạn đang đọc: Cảnh báo áp xe, viêm sụn vành tai chỉ vì xỏ khuyên tai
1. Viêm sụn vành tai – Bệnh lý không khó gặp như chúng ta thường nghĩ
Viêm sụn vành tai là tình trạng nhiễm trùng quanh khu vực mô sụn, bờ vành tai kèm cảm giác bỏng rát, sưng đau, sốt, ngứa cùng nguy cơ hóa mủ, biến dạng vành tai. Bệnh lý này chia làm hai dạng: thể viêm thanh dịch và thể viêm do vi khuẩn, thường bắt đầu từ tình trạng viêm nhiễm gây nên, có thể xuất phát từ những nguyên nhân dễ bắt gặp trong đời sống như:
– Tình trạng xỏ khuyên tai mà khuyên xỏ hoặc dụng cụ không đảm bảo, bị nhiễm khuẩn
– Xỏ quá nhiều khuyên tai
– Va đập, tụ vành máu tai, chấn thương tai ngoài
– Biến chứng từ viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa, viêm mô tế bào ngoài tai,…
Chị V.T.T.H (29 tuổi – Thanh Trì, Hà Nội) đến với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI khám do tình trạng đau nhức, sưng vành tai, nóng sốt liên tục hơn 1 tuần nay sau khi có triệu chứng của bệnh lý viêm sụn khu vực vành tai vì xỏ khuyên. Được biết, tình trạng của chị H. nghi ngờ viêm nhiễm do xỏ khuyên tai nhiễm khuẩn, chứ bản thân chị không hề bấm xỏ nhiều khuyên cùng lúc.
Chị H. trong công tác chuẩn bị được phẫu thuật viêm sụn ở vành tai
Các bác sĩ Tai Mũi Họng TCI cũng cho biết: Hiện nay, dù công nghệ hiện đại hơn rất nhiều so với trước đây, nhưng tình trạng viêm sụn ở vành tai vẫn khá phổ biến. Bên cạnh đó, không chỉ do dụng cụ xỏ khuyên tai, mà quá trình chăm sóc, vệ sinh xỏ khuyên cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ khiến phần sụn vành tai người bệnh bị viêm nhiễm.
Bác sĩ TCI cũng cho biết: Phần sụn vành tai không có nhiều mạch máu nuôi dưỡng, nên rất dễ viêm nhiễm. Khi viêm, do không có mạch máu nuôi dưỡng, nên cơ thể phản ứng chống lại tình trạng viêm kém. Đây cũng là lý do khiến tình trạng viêm nhiễm vùng sụn vành tai không khó bắt gặp trong đời sống.
2. Viêm sụn ở vành tai – Nhiều biến chứng lâu dài
Thực tế, không phải ai cũng biết về bệnh lý viêm sụn vùng vành tai. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bệnh không được điều trị nhanh chóng, kịp thời, dẫn đến những biến chứng, thậm chí là những biến chứng nặng.
Theo đánh giá từ bác sĩ TCI, rất nhiều người bệnh không rõ về bệnh lý này. Khi có hiện tượng ngứa, sưng ở khu vực vành tai, họ thường nghĩ do nấm, do hóa mỹ phẩm, nên thường bôi thuốc ngứa hoặc tự uống dị ứng, chống viêm. Chỉ khi bệnh nặng, triệu chứng sưng, đau ngày càng nổi bật, thì việc đi khám mới được chú ý. Nhiều người thậm chí còn đến TCI khám trong trình trạng hoại tử một phần tai, hoặc khi áp xe quá lớn, gần như bít tắc lỗ tai.
Các bác sĩ cảnh báo: viêm sụn khu vực vành tai không xử lý đúng cách và kịp thời có thể để lại nhiều vấn đề:
– Tình trạng bệnh tái phát liên tục với triệu chứng nặng dần
– Di chứng làm mất thẩm mỹ vùng tai, biến dạng vành tai
– Ảnh hưởng đến chức năng của vành tai và nguy cơ suy giảm thính lực.
– Vi khuẩn từ màng sụn tai có thể đi vào máu, gây nhiễm trùng nguy hiểm
3. Phức tạp khi điều trị viêm sụn vùng vành tai
Trong trường hợp của chị H., khi có hiện tượng ngứa, sưng ở vành tai, chị đã sử dụng thuốc chống viêm nhưng không cải thiện. Sau quá trình thăm khám, điều tra bệnh sử và đánh giá bệnh lý, các bác sĩ TCI đã chỉ định phẫu thuật trích rạch tháo mủ, nạo vét sụn vành tai hoại tử, xử lý ổ áp xe. Rất may là chị H. đã chủ động đến viện khám và điều trị kịp thời, nên phẫu thuật được tiến hành thuận lợi, xử lý ổ viêm, loại trừ biến chứng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phục hồi của chị H. dự kiến khá tích cực với việc kết hợp chăm sóc tại nhà, vệ sinh và theo dõi tại viện theo chỉ định. Chỉ khoảng sau 5 ngày kết hợp tự chăm sóc và đến viện khám, chị H. được đánh giá phục hồi tốt và có thể an tâm bệnh lý của mình.
Tìm hiểu thêm: Các loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần phải biết
Cuộc phẫu thuật lọai bỏ ổ viêm vành tai của chị H.
Nói về việc điều trị, các bác sĩ TCI cũng cho biết: Tùy theo tình trạng bệnh lý mà việc điều trị viêm sụn khu vành tai sẽ được chỉ định theo cách phù hợp.
3.1. Điều trị viêm sụn vành tai thể thanh dịch
Trong giai đoạn đầu, nếu ổ viêm nhỏ, cần dùng băng chặt ép lại. Nếu ổ viêm to, cần chọc hút dịch và sau đó băng ép chặt. Nếu điều trị trên thất bại, cần tạch rộng, nạo ổ viêm và xử lý khâu, băng ép chặt.
Trong trường hợp bội nhiễm chuyển sang viêm thể mủ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị như viêm sụn ở vành tai thể viêm mủ
3.2. Điều trị viêm sụn vành tai thể viêm mủ
Nếu mới viêm tấy da vành tai: cần sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm, corticosteroid toàn thân, thuốc giảm đau, kết hợp các điều trị tại chỗ nhằm giảm triệu chứng viêm nhiễm. Đồng thời, cần loại bỏ khuyên tai cũng như các loại trang sức là nguyên nhân gây bệnh.
Khi tụ dịch mủ, áp xe, hoại tử sụn: cần trích rạch tháo mủ, nạo bỏ sụn hoại tử. Bên cạnh đó, cần kết hợp:
– Dùng kháng sinh phù hợp
– Lấy dịch mủ nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ
– Kháng viêm toàn thân, giảm đau
– Chống viêm hoại tử sụn phù hợp như: chấm nitrat bạc, acid boric, đặt bấc vàng clorofom, viêm vitamin C hoặc kháng sinh tại chỗ
– Băng gạc tránh tái nhiễm trùng
– Đảm bảo tái tiếp xúc màng sụn với sụn để cung cấp máu cho sụn, ngăn ngừa hoại tử
– Khâu, băng gạc
4. Cảm ơn sự tận tình của các bác sĩ TCI
“Sau phẫu thuật, qua mỗi ngày, tôi lại thấy sự tiến triển tích cực rõ hơn. Sau ngày mai, tôi có thể tự vệ sinh tai tại nhà và khoảng 7 ngày sau khâu thì tôi sẽ được tháo chỉ” – Chị T.H chia sẻ. “Thực sự cảm ơn các bác sĩ TCI, từ bác sĩ thăm khám, thực hiện phẫu thuật đến các bác sĩ tái khám, rất nhiệt tình và cẩn thận chăm sóc, tư vấn cho tôi trong suốt thời gian qua”.
Bên cạnh những chia sẻ về quá trình điều trị, hậu phẫu, chị H. cũng không quên nhắc nhở mọi người cần cẩn trọng với vấn đề viêm sụn khu vực vành tai, nhất là với việc xỏ khuyên tai rất phổ biến hiện nay.
>>>>>Xem thêm: Cách trị viêm mũi xoang tại nhà là dùng thuốc điều trị
Cuộc phẫu thuật mổ sụn vành tai của chị H được thực hiện thành công, giải quyết tốt vấn đề nhiễm trùng
Lời khuyên của bác sĩ Tai Mũi Họng TCI:
Viêm sụn vành tai được đánh giá là khó điều trị hơn so với tình trạng viêm nhiễm tại các mô mềm. Chính vì thế, dù là phương pháp nội khoa hay ngoại khoa việc điều trị bệnh cũng cần dành nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, cần chú ý rằng, việc phẫu thuật, nạo vét sụn vành tai có thể để lại những di chứng. Do đó, người bệnh cần chú ý thăm khám, điều trị bệnh từ sớm, chăm sóc hậu phẫu theo quy định, tránh tình trạng điều trị chậm trễ, sai cách, có thể khiến tai biến dạng nhiều hệ lụy.
Có thể nói, xỏ khuyên gây viêm sụn vành tai là bệnh lý dễ gặp, khó điều trị. Do đó, cần lựa chọn kỹ nơi thực hiện bấm lỗ tai, đồng thời, cần tìm hiểu cặn kẽ cách chăm sóc bảo vệ tai sau khi xỏ khuyên tai và theo dõi cơ thể. KHi có dấu hiệu viêm nhiễm, cần sớm đến các cơ sở y khoa tai mũi họng để được điều trị phù hợp, đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.