Kiểm chứng bài thuốc dân gian: Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Nhiều bài thuốc dân gian được cho là có thể điều trị bệnh trĩ, trong đó có bài thuốc “chữa bệnh trĩ bằng lá lốt”. Bài viết này hãy cùng TCI tìm hiểu và kiểm chứng: Có nên điều trị trĩ bằng lá lốt cũng như các loại dược liệu dân gian nói chung

Bạn đang đọc: Kiểm chứng bài thuốc dân gian: Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

1. Lá lốt: Những đặc tính nổi bật

Tại Việt Nam, lá lốt là một loại thực phẩm thơm ngon và phổ biến. Ngoài ra, lá lốt còn được sử dụng trong Đông y như một loại lá có thể hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh

Lá lốt, có vị cay nồng và tính ấm, có chứa các hoạt chất chống viêm, tiêu sưng và sát khuẩn. Ngoài ra, lá lốt cũng được cho là có tác động lên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa và nổi mề đay. Một số người cũng thường sử dụng lá lốt để làm giảm tình trạng nhức và đau xương khớp.

Các nhà khoa học hiện đại đã thực hiện nhiều nghiên cứu để chứng minh tác động của hoạt chất piperine trong lá lốt đối với bệnh trĩ. Hoạt chất này kháng khuẩn, chống viêm sưng và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các tác dụng khác của piperine có thể bao gồm giảm nhiễm trùng, phục hồi niêm mạc hậu môn và hỗ trợ tăng độ bền tĩnh mạch.

Lá lốt có chứa hoạt chất flavonoid cũng có thể cải thiện ứ huyết và tiêu sưng, do đó, tác động của lá lốt trong điều trị bệnh trĩ là không thể phủ nhận.

Kiểm chứng bài thuốc dân gian: Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Lá lốt là loại lá thơm ngon và phổ biến

2. Lá lốt có hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ hay không?

2.1. “Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt” – Bài thuốc có thực sự hiệu quả?

Đúng là lá lốt có những tác động nhất định lên búi trĩ do các đặc điểm từ các hoạt chất vốn có vốn có của nó, như hỗ trợ làm tiêu sưng, giảm nhiễm trùng và cải thiện ứ huyết.

Tuy nhiên, lá lốt không thể chữa khỏi bệnh trĩ hoàn toàn. Chúng chỉ có thể được sử dụng để hỗ trợ trong điều trị bệnh, với điều kiện là bệnh nhân đã tham vấn ý kiến của bác sĩ có chuyên môn, được dùng đúng cách, đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, điều trị bệnh trĩ chuyên khoa không thể được thay thế bằng bài thuốc “chữa bệnh trĩ bằng lá lốt”, bởi những nguyên nhân sau đây.

2.2. Lý giải tại sao bài thuốc “chữa bệnh trĩ bằng lá lốt” không thể thay thế điều trị chuyên khoa?

Như đã đề cập, lá lốt và nhiều loại dược liệu dân gian khác chỉ có thể hỗ trợ phần nào trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ bởi những hoạt chất quý có trong chúng. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn không thể thay thế điều trị chuyên khoa vì một số lý do sau đây:

2.2.1. Vấn đề hiệu quả

– Lá lốt tác động trực tiếp lên búi trĩ, nhưng tác động rất chậm và từ từ. Điều này do lá lốt là dạng dược liệu thô, hoạt chất không phát huy được nhiều tác dụng bởi chưa được điều chế. Do đó, chúng chỉ có thể hiệu quả đối với trĩ từ nhẹ đến rất nhẹ. Không thể điều trị búi trĩ khi trĩ đã lớn hơn.

– Bệnh trạng của mỗi người khác nhau, vì vậy xảy ra trường hợp không thể áp dụng chung một bài thuốc truyền miệng với người khác. Mỗi bệnh nhân cần  một phác đồ điều trị riêng, chỉ thăm khám chuyên khoa thì bệnh nhân mới được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra phác đồ điều trị. Nhìn chung, không thể điều trị nhanh chóng và dứt điểm bằng một  phương pháp dân gian nào đó.

2.2.2. Vấn đề vệ sinh

Yếu tố vệ sinh khi sử dụng lá lốt chữa trĩ tại nhà cũng cần được xem xét. Việc sử dụng lá lốt không đảm bảo vệ sinh có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét,.. Thậm chí nếu không khắc phục có thể dẫn đến hoại tử hậu môn, ảnh  hưởng trực tiếp đến chức năng đại tiện của bệnh nhân.

Như vậy, chỉ khi bệnh nhân thăm khám chuyên khoa thì mới có thể xác định được tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp cho bệnh nhân. Khi búi trĩ của bệnh nhân trở nên quá lớn, can thiệp ngoại khoa phải được thực hiện để loại bỏ trĩ hoàn toàn. Các can thiệp này cần đến chuyên khoa mới có thể thực hiện được.

Tìm hiểu thêm: Có nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không?

Kiểm chứng bài thuốc dân gian: Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Điều trị chuyên khoa để đảm bảo loại bỏ búi trĩ an toàn – hiệu quả

3. Điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng các phương pháp chuyên khoa hiện đại

Các bác sĩ chuyên khoa có thể điều trị bệnh trĩ nhanh chóng và an toàn. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân không nên tự ý điều trị bằng thuốc dân gian hoặc thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng. Thay vào đó, nên đến các cơ sở thăm khám chuyên khoa có uy tín.

Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau dựa trên giai đoạn của bệnh. Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc, trong khi can thiệp ngoại khoa bao gồm các thủ thuật và phẫu thuật khi bệnh trĩ phát triển và trở nên nặng hơn.

3.1. Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) điều trị bệnh trĩ giai đoạn mới chớm

Chỉ định các loại thuốc phù hợp cho bệnh trĩ nhẹ có thể điều trị khá đơn giản. Thông thường, các loại thuốc này được chia thành các nhóm sau:

– Nhóm thuốc giúp bệnh nhân giảm đau, ngoài ra giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trĩ.

– Nhóm thuốc hỗ trợ nhuận tràng, giúp bệnh nhân dễ đại tiện hơn.

– Loại thuốc này giúp tĩnh mạch hậu môn bền hơn.

Bệnh nhân không nên bỏ qua giai đoạn điều trị lý tưởng này bằng cách tự ý điều trị tại nhà bằng các bài thuốc truyền miệng.

3.2. Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa khi bệnh trĩ tiến triển nặng dần

Các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật nếu bệnh trĩ không đáp ứng điều trị thuốc khi bệnh bước sang giai đoạn nặng hoặc ở độ 2. Một số can thiệp tiêu biểu và đặc biệt hiệu quả bao gồm:

– Mổ trĩ Laser Diode: Không dùng đến dao kéo và thiết bị mổ, ứng dụng năng lượng của Laser Diode trong điều trị trĩ

Kiểm chứng bài thuốc dân gian: Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh trĩ và những cách điều trị hiệu quả

Điều trị trĩ bằng Laser Diode tại TCI

– Mổ trĩ ít xâm lấn bằng cách sử dụng súng Longo

– Mổ cắt trĩ đơn lẻ Milligan Morgan – Ferguson (phương pháp mổ cổ điển)

– Một số thủ thuật hiệu quả và ít xâm lấn khác như khâu treo, thắt mạch trĩ,..

Trên đây là những thông tin liên quan đến bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và các phương pháp điều trị chuyên khoa hiệu quả. Để đảm bảo rằng búi trĩ được loại triệt để và an toàn, bệnh nhân nên thăm khám và tuân thủ chỉ dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế có uy tín.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *