Cập nhật phí lấy cao răng hiện nay

Chi phí lấy cao răng hiện nay đang có những thay đổi ít nhiều do sự phát triển của công nghệ, phương pháp lấy cao răng. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chúng ta chậm trễ trong việc lấy cao răng định kỳ. Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề chi phí này, hãy tham khảo bài viết dưới đây để an tâm thực hiện việc khám nha định kỳ lấy cao răng.

Bạn đang đọc: Cập nhật phí lấy cao răng hiện nay

1. Cao răng là gì?

1.1. Định nghĩa

Cao răng, còn được gọi là vôi răng, là những mảng bám cứng dính chặt vào bề mặt răng và dưới đường viền nướu. Cao răng được hình thành do sự vôi hóa các mảng bám trên răng, dưới tác động của các tác nhân nước bọt, vi khuẩn, cặn thức ăn lâu ngày tạo thành.

Cao răng dễ nhận biết:

– Màu sắc: Cao răng thường có màu vàng, vàng nâu hoặc đục.

– Vị trí: Cao răng thường hình thành nhiều ở cổ răng, kẽ răng, mặt trong của răng và dưới đường viền nướu.

– Độ cứng: Cao răng rất cứng, bám chắc vào răng, không thể loại bỏ bằng bàn chải đánh răng thông thường.

Cao răng là vấn đề hết sức phổ biến và những ảnh hưởng từ chúng đến sức khỏe răng miệng cũng không hề xa lạ với chúng ta. Cao răng có thể gây nhiều tình trạng như viêm nướu, tụt nướu, hôi miệng, sâu răng, mất răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Cập nhật phí lấy cao răng hiện nay

Cao răng bám trên răng

1.2. Vì sao nên lấy cao răng?

Việc lấy cao răng từ lâu đã là phương pháp cần thiết được thực hiện nhằm phòng ngừa các bệnh lý răng miệng. Các bác sĩ Răng Hàm Mặt TCI cũng khuyến cáo, nên lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần (tùy tình trạng răng miệng) để an tâm các vấn đề răng miệng:

– Loại bỏ cao răng giúp ngăn ngừa và điều trị viêm nướu: Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Tình trạng viêm nướu khi không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí là mất răng. Lấy cao răng giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng, ngăn ngừa và điều trị viêm nướu hiệu quả.

– Ngăn ngừa sâu răng: Vi khuẩn trong cao răng có thể tấn công men răng, gây sâu răng. Loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng chính là một trong những mục đích của việc lấy cao răng.

– Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh nha chu và các bệnh tim mạch.

– Giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị viêm nướu. Viêm nướu có thể dẫn đến sinh non và nhẹ cân. Do đó, mẹ bầu cần lấy cao răng đúng thời điểm để ngăn ngừa viêm nướu, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

– Cải thiện thẩm mỹ: Lấy cao răng là cách giúp loại bỏ màu vàng ố trên răng, giúp nụ cười trắng sáng và rạng rỡ hơn.

Tìm hiểu thêm: Trám răng thẩm mỹ bằng Composite

Cập nhật phí lấy cao răng hiện nay

Cao răng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng

2. Tìm hiểu phí lấy cao răng

Không chỉ quen thuộc trên thế giới, mà từ lâu tại Việt Nam, việc lấy cao răng cũng rất phổ biến và phát triển. Không khó bắt gặp các nha khoa quảng cáo dịch vụ lấy cao răng giá rẻ trên các tuyến đường, thậm chí còn đề sẵn giá thành dịch vụ trên các biển quảng cáo. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ dựa vào vấn đề chi phí để lựa chọn việc lấy cao răng.

2.1. Phí lấy cao răng theo phương pháp

Trên thị trường hiện nay, có nhiều kỹ thuật lấy cao răng và vẫn đang được áp dụng khá phổ biến.

Việc lấy cao răng bằng tay là phương pháp truyền thống, sử dụng bộ dụng cụ nha khoa loại bỏ cao răng. Đây cũng là cách thức lấy cao răng ít khi các phòng nha sử dụng dù giá thành thấp, vì tốn nhiều thời gian, có thể gây khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Tuy nhiên, cũng không ít nha khoa hiện nay sử dụng giá thành chỉ vài chục nghìn của phương pháp này để thu hút khách hàng đến với mình.

Phổ biến hơn cả hiện nay là việc lấy cao răng bằng laser hoặc máy siêu âm công nghệ cao. Các phương pháp này có ưu điểm là lấy cao răng khá nhanh chóng, hiệu quả, ít gây chảy máu hay đau nhức cho người bệnh. Mức chi phí của những phương pháp này tại một số nha khoa có thể dao động khoảng 100.000đ đến 500.000 đồng tùy theo từng trường hợp và nha khoa.

2.2. Phí lấy cao răng theo mức độ cao răng

Chi phí lấy cao răng không chỉ dựa vào phương pháp mà còn dựa vào mức độ cao răng. Với tình trạng cao răng ít, chi phí lấy cao răng sẽ thấp hơn. Chi phí này cũng tăng dần khi tình trạng cao răng nặng dần. Nếu lớp cao răng dày, cứng, bám chặt vào răng và nướu, các nha khoa cần sử dụng phương pháp chuyên dụng công nghệ cao lâu hơn để loại bỏ hoàn toàn, đồng thời, cũng sẽ có chi phí cao hơn.

2.3. Một số yếu tố khác

Đôi khi, chi phí lấy cao răng còn tùy thuộc vào việc quy định giá của từng nha khoa. Không hẳn các nha khoa nổi tiếng chi phí lấy cao răng sẽ cao và ngược lại. Do đó, nếu bạn băn khoăn về chi phí của dịch vụ này, hãy liên hệ với nha khoa để được báo giá cụ thể.

Cập nhật phí lấy cao răng hiện nay

>>>>>Xem thêm: Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới – Hiểu đúng để điều trị

Tư vấn thăm khám trực tiếp để cập nhật phí lấy vôi răng đúng tình trạng

3. Một số lưu ý về việc chi phí lấy cao răng

– Giá thành lấy cao răng có thể không bao gồm việc khám răng. Do đó, bạn nên chú ý về vấn đề này khi tham khảo giá dịch vụ.

– Nhiều trường hợp, việc lấy cao răng là bắt buộc để điều trị bệnh lý. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa có thể kê thêm thuốc, do đó chi phí tổng cao hơn.

– Lấy cao răng theo định kỳ sẽ tiết kiệm hơn và việc để cao răng nặng nề mới giải quyết, vì khi đó, chi phí lấy cao răng sẽ cao hơn rất nhiều. Chính vì thế, bạn nên thực hiện lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần, một số người cao răng dễ hình thành cần đẩy nhanh chu kỳ lấy cao răng hơn người khác.

– Việc vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học hằng ngày cũng là cách giúp chúng ta tối ưu giá thành dịch vụ lấy cao răng, vì lượng cao răng hình thành ít hơn.

Những thông tin trên hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề phí lấy cao răng cũng như có cách tiết kiệm, tối ưu chi phí này cho mình. Quan trọng hơn cả, bạn cần có phương pháp vệ sinh răng miệng khoa học, hạn chế sự hình thành cao răng, ăn uống phù hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, cần khám nha định kỳ để được các nha sĩ làm sạch, lấy cao răng đúng cách, tránh tình trạng cao răng nặng nề ảnh hưởng sức khỏe, đồng thời, chi phí lấy cao răng nặng nề hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *